Danh Sách Chiến Sỹ Cách Mạng

Đinh Văn Tường


Năm sinh: 1904

Giới tính: Nam

Bí danh: Minh Nhu

Quê quán: Khu 14

Họ tên cha: Đinh Văn Tuân

Họ tên mẹ: Uông Thị Viên

Thông tin hoạt động


- Năm 1927: Là thư ký toà thị chính Sài Gòn - Năm 1929: là thành viên của tổ chức "Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội" - Bị địch bắt tại Vinh ngày 28-7-1929 - Bị toà án nguỵ quyền tỉnh Nghệ An kết án 9 tháng tù giam (theo bản án số 11), bị Hội đồng cơ mật nâng mức án lên thành 7 năm tù khổ sai và bị đưa đi đày tại nhà lao Ban Mê Thuột. - Năm 1933: Được tha

Nguyễn Hằng Tâm


Năm sinh: 1905

Giới tính: Nam

Bí danh: Nguyễn Hoàng Tâm

Quê quán: Văn Khuê

Họ tên cha: Nguyễn Hoàng Cầm

Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Truyền

Thông tin hoạt động


Hoạt động Cộng sản với tư cách là quần chúng của Đảng Cộng sản, bị kết án 7 năm khổ sai và 5 năm quản thúc vì tội tham gia vào vụ ám sát tại làng Văn Khuê theo bản án số 186 ngày 19/11/1931 của toà án tỉnh Nghệ An và bị đưa đi Nha Trang ngày 5/1/1932 Được giảm án 1 năm nhân dịp tết 1933 và bị đưa đến nhà tù Ban Mê Thuột Lần thứ 2 được giảm án 1 năm nhân dịp toàn quyền Ro Bin đến Việt Nam và dịp Hưng quốc khánh niệm 14/7/1934 Được thả tự do nhân dịp 14/7/1936, được đưa về Vinh ngày 23/7/1936 để trả tự do

Lê Tích


Năm sinh: 1885

Giới tính: Nam

Quê quán: Khu 10

Họ tên cha: Lê Tịch

Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Tịch

Thông tin hoạt động


- Năm 1930 ông là công nhân khuân vác tại Bến Thuỷ, bị địch bắt và mang trong người tờ báo Lao khổ (báo của Đảng cộng sản). Ông bị địch kết án 2 năm tù và 2 năm quản thúc (theo bản án số 167 ngày 15-12-1931 của toà án nguỵ quyền tỉnh Nghệ An) - 15-12-1931 ông được tha

Trần Tiềm


Năm sinh: 1910

Giới tính: Nam

Quê quán: Xuân Như

Họ tên cha: Trần Đức Tùng

Họ tên mẹ: Đặng Thị Tuất

Thông tin hoạt động


Cựu công nhân nhà máy Trường Thi, trưởng phân xưởng Nguội 2; bị tố cáo là người tổ chức đình công tháng 7/1937 Có hành động quyên góp ủng hộ các đại biểu công nhân bị bắt và bị giam giữ tại vinh trong cuộc đình công tháng 7/1937 Dịp tết 1940 được chuyển tới Dĩ An ở đó Tiềm đã gặp gỡ những người đình công cũ như Phan Trọng Lý và Trịnh Văn Liên Bị thải hồi khỏi nhà máy Trường Thi ngày 7/8/1940 theo quyết định số 3412 ngày 4/8/1940 của khâm sứ Trung Kỳ; bị đưa về quê ngày 8/8/1940

Danh Nhân Cách Mạng Liên Quan