Nguyễn Thị Duệ ( 1910- 1952 ) Bí danh: Vỵ, Thanh, Sửu

Tác giả: admin Ngày 2010-10-04 13:57:47

Trong hồ sơ của thực dân Pháp về đồng chí Lê Viết Thuật, Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ hiện đang lưu tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh có Điện mật ngày 8/12/1931 của Billet “Chánh Liêm phóng Trung Kỳ gửi ngài chỉ huy ở Hà Nội và chuyển tới Liêm Phóng Hà Tĩnh và Hà Nội” về việc: “đã bắt được: 1. Lê Thuật, tức Danh, tức Nguyễn Văn Mưu, tức Nhiên, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ; 2. Trần Thị Minh Châu tức Dung, tức Nam, cựu thành viên ban tuyên truyền Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, hiện là liên lạc của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đến Xứ uỷ Trung Kỳ; 3. Nguyễn Thị Duệ tức Thị Thanh, Thị Vy, cựu thành viên Khu uỷ Bến Thuỷ, hiện là Trưởng ban giao thông của Xứ uỷ Trung Kỳ ...”

Đọc thêm

Nguyễn Ngô Dật (1890- 1932) . Bí danh Đầu Xứ Dật, Thuỷ

Tác giả: admin Ngày 2010-10-04 13:53:40

Nguyễn Ngô Dật sinh năm 1890 tại làng Phúc Mỹ, tổng Văn Viên(nay là xã Hưng Châu), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Nguyễn Đức Điều, một địa chủ giàu có trong vùng, ông làm cai tổng có phát canh thu tô nhưng chuyên chăm lo tu sửa đền miếu, tự bỏ công của làm nhà Thánh, lo đắp đường sá, xây dựng cầu cống. Ông có quan hệ mật thiết và thường xuyên giúp đỡ phong trào Văn thân Cần vương. Người con trai cả bị thực dân Pháp bắn chết khi tham gia phong trào Văn thân tại núi Hồng Lĩnh.

Đọc thêm

Trần Thị Liên(1910- 1991) Bí danh: Sơn, Tuyết

Tác giả: admin Ngày 2010-10-04 13:42:25

Trần Thị Liên sinh năm 1910 tại làng Yên Nghi, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (sau đổi thành phố Đệ Nhị- thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An)

Đọc thêm

Phan Thái Ất (1894-1967)

Tác giả: admin Ngày 2010-05-24 14:22:05

Phan Thái Ất sinh năm 1894 tại xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Từ thưở thiếu thời, Phan Thái Ất đã từng nghe thấy bao chuyện đấu tranh diễn ra trên quê hương mình. Ấn tượng để lại sâu sắc trong anh là cuộc nổi dậy của dân làng bắt trói viên chánh tổng bỏ vào thùng gánh lên phủ Anh Sơn tố cáo tội tham nhũng của y và đòi giảm sưu thuế. Tiếp đó, họ rủ nhau mang cào cuốc đến san phẳng ấp trại của tên thầy tu người Pháp để giành lại ruộng đất bị chiếm đoạt. Rồi những cuộc đấu tranh giữa phe hộ và phe hào diễn ra trong làng xã. Sẵn có mối thù của gia đình, cha tham gia phong trào yêu nước bị giặc Pháp bắt giam, mẹ bị chúng đánh trọng thương ở đầu vì ủng hộ nghĩa quân nên Phan Thái Ất tiếp thụ nhanh chóng truyền thống đấu tranh quật cường của nhân dân.

Đọc thêm

Video