Yếu tố nghịch lý và chân lý trong tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 03:02:30

Đây là một luận đề mới đối với tôi; nó có ý nghĩa lô-gich - triết hơn là ý nghĩa về sử liệu.
਍ഀ Trái bom Phạm Hồng Thái ngày 19/6/1924 là một cuộc mưu sát.

਍ഀ

Ngay từ thời ấy, đầu thế kỷ 20, sau cách mạng vô sản Nga, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chiến thắng trên một phần sáu địa cầu, thu hút trái tim, khối óc hàng trăm triệu nhân dân lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, tập hợp hàng triệu chiến sỹ cách mạng trong phong trào cộng sản Quốc tế. Thời ấy những người cộng sản có trình độ lý luận đã hiểu rằng ám sát cá nhân không phải là biện pháp tốt để đạt tới mục đích cách mạng.

਍ഀ

Đầu năm 1994, một vài anh em bạn trẻ nghe nói tôi kiến nghị với Hội Sử học Việt Nam kỷ niệm 70 năm tiếng bom Phạm Hồng Thái, đã có người cười thân mật hỏi tôi:

਍ഀ

- Ngày nay là thời kỳ xây dựng kinh tế có phải là thời đại cách mạng bạo lực lật đổ nữa đâu mà bác còn muốn nhắc lại tiếng bom Phạm Hồng Thái ?

਍ഀ

Một bạn khác, nghe câu hỏi đó liền trả lời lại bằng một câu đối lập:

਍ഀ

- Vậy là anh cho rằng trong thời kỳ xây dựng kinh tế này không cần nhớ lại những hy sinh oanh liệt ngày xưa hay sao?

਍ഀ

Hai anh bạn nhìn nhau như sắp nổ ra một cuộc tranh luận.

਍ഀ

Tôi từ tốn phân tích:

਍ഀ

- Ngày nay ở Việt Nam ta, thời kỳ cách mạng bạo lực đã qua, đang chuyển sang thời kỳ cách mạng xây dựng kinh tế - văn hoá. Không dùng bạo lực mà vẫn là cách mạng. Cuội nguồn của sự chuyển biến lịch sử vĩ đại là ở tính chiến đấu qua nhiều thế hệ.

਍ഀ

Không đấu tranh đừng hòng có đổi thay! Đặc trưng và ý nghĩa trái bom Phạm Hồng Thái năm 1924 là ở chỗ nó thúc đẩy quá trình tiến tới đổi thay vận mệnh nước nhà.

਍ഀ

- Xin bác cho biết Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nhìn vấn đề Phạm Hồng Thái như thế nào? cả hai bạn trẻ đặt câu hỏi này hầu như cùng một lúc.

਍ഀ

Tôi mở cuốn sách “ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Trần Dân Tiên viết năm 1948 (tái bản năm 1955), đọc cho hai anh nghe năm dòng. Người viết như sau:

਍ഀ

“…Méc- lanh thoát chết. Nhưng liệt sỹ Phạm Hồng Thái đã phải tự vẫn trên sông Châu Giang.
਍ഀ “ Việc đó tuy nhỏ, nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.

਍ഀ

Trước hết tôi muốn nhắc lại hai bạn chú ý câu “việc đó tuy nhỏ”. Bác Hồ, ngay từ cuối năm 1924, nghe kể lại đầu đuôi vụ mưu sát Toàn quyền Méc-lanh, đã giải thích cho các học trò cách mạng của mình, đại ý là: Tiếng bom Phạm Hồng Thái được báo chí cách mạng Trung quốc đăng tin là: “Kinh thiên động địa chi ám sát án - Việt Nam cách mệnh chi chá đạn thanh” (Vụ ám sát rung trời chuyển đất - tiếng tạc đạn của cách mạng Việt Nam), tuy vậy chúng ta nên xem đó là việc nhỏ thôi. Vì việc lớn của chúng ta, việc quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam trong lúc này là phát động được quần chúng nhân dân đông đảo, trước hết là công nông vùng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nay nếu ta giết được một Méc-lanh thì đế quốc Pháp lại phái tên Méc-lanh khác sang cai trị, có thể là độc ác hơn, hoặc thâm hiểm hơn. (Dựa theo lời kể của cụ Phan Trọng Quảng, học lớp TNCMĐCH năm 1926).

਍ഀ

Tuy vậy, tôi trao đổi tiếp với hai bạn trẻ - Trong quá trình vận động cách mạng, đặc biệt là khi cách mạng đang trải qua thời kỳ đình đốn, thoái trào như đầu những năm 20, mà cụ Phan Bội Châu đã than thì là “một thời kỳ nhàn tản, tiêu điều trong lịch sử tôi” (Xem “Tự phê phán”- Phan Bội Châu toàn tập- tập IV), thì tiếng bom Phạm Hồng Thái rất có ý nghĩa, ý nghĩa mà Bác Hồ đánh giá là một tín hiệu cách mạng “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.

਍ഀ

Quả vậy, sau sự kiện Phạm Hồng Thái tháng 6/1924, nhiều thanh niên Việt Nam tỉnh giấc mê “an nhàn”, “chịu đựng” muốn đứng lên làm một cái gì đó cho Tổ quốc đang chìm đắm trong vòng nô lệ. Họ băn khoăn đi tìm, và họ đã tìm được Nguyễn Ái Quốc.

਍ഀ

Mỗi lần lớp huấn luyện Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu bế giảng thì Nguyễn Ái Quốc đem học trò cách mạng của mình lên đồi Hoàng Hoa Cương, tại gò Nhị Vọng Cương, trên đường Tiên Liệt lộ để làm lễ tuyên thệ trước vong linh của liệt sỹ Phạm Hồng Thái. Ngôi mộ này theo như đồng chí Cao Hồng Lĩnh kể với bác Phạm Minh Nguyệt, con trai liệt sỹ Phạm Hồng Thái, là do Nguyễn Ái Quốc thương lượng với chính phủ Quảng Châu cho dời từ Bạch Vân Sơn ở ngoại thành về đây để tiện cho nhân dân, nhất là Việt kiều tiện bề thăm viếng.

਍ഀ

Tác giả Tô Nguyệt Đình viết “Phạm Hồng Thái – Danh nhân truyện ký” tại Sài Gòn năm 1957, cho chúng ta biết thêm: ngày giỗ đầu của liệt sỹ Phạm Hồng Thái , 19/6/1925 được tổ chức tại Quảng Châu rất chu đáo, trọng thể, có hàng nghìn quần chúng biểu tình dưới sự bảo trợ của Chính phủ cách mạng Quảng Châu. Tác giả không nhắc đến vai trò Nguyễn Ái Quốc nhưng chúng ta có thể tin chắc rằng trong cuộc kỷ niệm đầu tiên này, Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò không nhỏ. Bác Hồ xem vụ mưu sát Méc-lanh là “Việc nhỏ thôi” và khuyên học trò mình đừng làm như thế, nhưng Bác lại rất coi trọng ý nghĩa chính trị của nó. Đây là nghịch lý và chân lý trong vận động cách mạng.

਍ഀ
    ਍ഀ
  • ਍ഀ
    Vậy thì lễ kỷ niệm 70 năm tiếng bom Phạm Hồng Thái hôm nay sẽ mang ý nghĩa như thế nào? Trong buổi toạ đàm này các bạn có thể nêu tiếp câu hỏi này.
    ਍ഀ
  • ਍ഀ
  • ਍ഀ
    Xin thưa: Trước hết đó là ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”. Sau nữa, đó là sự nhắc nhở mọi người một chân lý cách mạng: “Không đấu tranh đừng hòng có sự đổi thay”.
    ਍ഀ
  • ਍ഀ
਍ഀ

Thanh Đạm

Video