Xô Viết Nghệ Tĩnh qua vè

Tác giả: admin
Ngày 2009-01-02 02:36:26

Chúng ta đều biết, vè là một loại tự sự bằng văn vần, chú trọng người thật, việc thật, diễn ra có tính chất đột xuất trong các làng xã ngày trước (và cả ngày nay nữa) về mọi phương diện trong cuộc sống và những sự việc lớn vang độmg trong cả nước. Vè phản ánh và bình luận những chuyện thời sự địa phương mang tính chất thông tin rõ rệt. Mọi mặt trong cuộc sống nhân dân trước đây, từ quan hệ đối với thiên nhiên đến các quan hệ xã hội đều được thể hiện trong vè. Vè là một bộ bách khoa toàn thư của nhân dân trong một vùng và có thể là cả nước, nếu sưu tập cho đầy đủ.Các bộ phận khoa học xã hội và nhân văn của nhân dân ta trước kia như văn học, sử học, địa lý, rồi xã hội học, dân tộc học...phần lớn được ghi lại trong vè. Vè khong những mang tính chiến đấu, tính trào phúng, châm biếm, tính thời sự(hay còn gọi là thể sự) mà vè cũng mang tính đậm đà, sâu sắc tính trữ tình. Vè phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan cả nhân dân ta. Tuy ngôn ngữ chưa được trau chuốt, tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật chưa được khắc hoạ rõ nét, mhưng đúng về mặt nghiên cứu tìm hiểu xã hội Việt Nam, con người Việt nam trước đây, vè là kho vô tận.
਍ഀ
਍ഀ Vè nói chung trong toàn quốc là vô tận, huống chi vè ở xứ Nghệ lại vô cùng phong phú. Riêng chúng tôi đã sưu tập được hơn ba chục bài vè. Các bài vè này ra đời trong thời kỳ Xô Viết Nghệ-Tĩnh 1939-1931 hoặc sau đó ít lâu đều mang tính chất thế sự vầ tính lịch sử. Nói tính thế sự tức là nói phản ánh hay thông báo kịp thời, cập nhật một cách cụ thể những sự việc xẩy ra trong địa phương mình. Nói tính lịch sử là nói loại bài vè đề cập đến sự kiện và nhân vật lịch sử ở xứ Nghệ hay cả dân tộc mà tác giả dân gian là những người đương thời, ít nhiều được chứng kiến và phản ánh kịp thời, trực tiếp. Nhưng cũng có tác giả không đề cập những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử trước mắt mà nói về các thời kỳ lịch sử, các nhân vật lịch sử trong quá khứ với mục đích phục vụ nhiệm vụ trước mắt thì nó lại mang tính thời sự. Như vậy tính thế sự và lịch sử trong vè có liên quan chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Bảy mươi năm đã trôi qua, kể từ ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh bùng nổ. những bài vè xuất hiện trong 2 năm 1930-1931 lúc đó mang tính thế sự, giờ đây đều mang tính lịch sử.
਍ഀ
਍ഀ Từ những hiểu biếtn trên về vè, chúng tôi xin đi vào vè Xô Viết nghệ Tĩnh 1930-1931.
਍ഀ
਍ഀ Có thể nói vè về Xô Viết Nghệ Tĩnh xuất hiện tại Nghệ Tĩnh trước khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra. Đó là các bài vè hiệu triệu, tuyên truyền cách mạng, như các bài: “Lời hiệu triệu của Đảng cộng sản Đông Dương”,”Mau mau đòi lại lợi quyền”, “Bùng ra, ta đứng dậy”, “Bạn cày ta nghĩ lại”, “Giới thiệu Liên Xô,”, “Nói chuyện với cha”, “Anh em binh lính ta ơi”,”Nào lính khố xanh, khố đỏ”...các bài này đều viết theo thể hát dặm vè, nội dung thường phân tích tình hình xã hội, nêu lên cái nhục mất nước mất tự do, giải thích đường lối của Đảng và hô hào nhân dân đứng lên làm cách mạng.
਍ഀ
਍ഀ * Như vè nói về tình hình xã hội

਍ഀ
਍ഀ

Tụi Nam triều quan lại
਍ഀ Với đế quốc một phường
਍ഀ Nó đục tuỷ, đẽo xương
਍ഀ Cũng ra tay tàn tệ
਍ഀ Càng ra tay tàn tệ
਍ഀ Khi thời ăn lễ
਍ഀ Khi kết án tử hình
਍ഀ Khi gia điền gia đinh
਍ഀ Mặc sức quan vơ vét
਍ഀ Dân khổ vì vơ vét
਍ഀ (Bùng ra ta đứng lên)

਍ഀ
਍ഀ

* Vè Hô hào nhân dân đúng lên làm cách mạng

਍ഀ
਍ഀ

Đảng cộng sản truyền bá
਍ഀ Thuyết Các Mác Lê Nin
਍ഀ Nào cổ động thanh niên,
਍ഀ Nào hô hào nữ giới,
਍ഀ Công nông binh một phái,
਍ഀ Anh em phải đồng tình,
਍ഀ Quyết một dạ nhiệt thành,
਍ഀ Để cùng nhau tranh đấu,
਍ഀ Trận cuối cùng chiến đấu.
਍ഀ (Lời hiệu triệu của Đảng cộng sản Đong Dương)

਍ഀ
਍ഀ

Tấtcả các vè này đều có tính chất của văn chính luận mà tác giả là những người am hiểu tình hình xã hội, giác ngộ về giai cấp đấu tranh, giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê Nin, chủ nghĩa cộng sản và chủ trương đường lối của Đảng... Họ, không ai khác, chính là các chiến sỹ cách mạng, chiến sỹ cộng sản. Vì họ đã am hiểu đường lới đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì đã có một trình độ học vấn mhất định, nên các bài vè, do các tác giả là chiến sỹ cách mạng, chiến sỹ cộng san sáng tác ra, thường có bố cục chặt chẽ, lập luận vững vàng, ý kiến trình bày sáng sủa, nêu được con đường mới để đi tới hạnh phúc, tự do, mọi người no ấm, không ai áp bức ai, bóc lột ai...cộng với lời văn nhiệt tình, nên dễ lôi cuốn, hấp dẫn, thu hút.
਍ഀ
਍ഀ Người đọc, người nghe. Đem ánh sáng mới và chân lý của Đảng, mang quy luật phát triển của thời đại, nên những bài vè tuên truyền, hô hào cách mạng với bố cục và hành văn như đã nói trên, đã biến thành một thế mạnh vật chất. Quần chúng cách mạng bấy lâu bị khổ cực, bị đoạ đayf trong kiếp nô lệ lầm than, thấy rõ đường lối đấu tranh của Đảng là vì tự do hạnh phúc của nhân dân, là giải phóng con người, đã nghe tiếng gọi của Đảng qua những bài về cách mạng ấy, vùng lên đấu tranh, vùng lên đi theo cách mạng.
਍ഀ
਍ഀ Những bài vè có nội dung tuyên truyền cách mạng như vừa nói trên, quý hơn là những bài vè mang tính chất tự sự. Có bài được sáng tác ngay trong những năm 1930-1931, có bài ra đời sau đó ít lâu. Những bài như “Dân Hạnh Lâm phá nhà Ký Viễn”, “Kể chuyện tranh đấu ở Nam Đàn”, “Kể chuyện tranh đấu ở Thanh Chương”, “Những năm 1930-1931 ở Yên Thành,Những năm 1930-1931 ở Diễn Châu”, “Biểu tình 12-9 ở Hưng Nguyên”, “Đò Gang trong những năm 1930-1931”, “Những ngày cuối cùng ở làng Đông Sơn trong hai năm 1930-1931”, ”Cách mạng bang tá”, “Đốt nhà”,”Tây đốt hai thôn Phú, Thọ”, “Nhà lao Vinh”...đã giúp ta thấy được nội dung, tính chất của phong trào, diễn biến của một cuộc đấu tranh, sự giác ngộ cách mạng của nhân dân, vai trò quần chúng, sự lãnh đạo của Đảng, âm mưu và sự đối phó của bọn đế quốc và Nam triều phong kiến, sự khủng bố dã man của giặc...một cách rõ ràng, đầy đủ, sinh động. Không như các bài vè về tuyên truyền cách mạng, tác giả các bài vè này, đa số là nông dân, một số là chiến sỹ cách mạng. Vì đa số các tác giả các bài vè mang tính chất tự sự nói về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là nông dân, nên nội dung là người thực việc thực, cách phản ánh rất hồn nhiên, hồn nhiên nên không tự nhiên chủ nghĩa, nên nó giúp ta thấy được thực chất diễn biến của cuộc đấu tranh cả không khí của cuộc đấu tranh cùng những ưu khuyết điểm của nó.
਍ഀ
਍ഀ * Đây là một đoạn vè nói lên không khí cách mạng trong hai năm 1930-1931 ở Nam Đàn.

਍ഀ
਍ഀ

Khắp ở chốn quê hương
਍ഀ Xóm làng đã trải, phố phường đã hay
਍ഀ Truyền đơn rải khắp đêm ngày
਍ഀ Trống rung chuông giụcmõ lay đôi hồi
਍ഀ Mỗi người một cái thước dài
਍ഀ Dân ra như biển động giời dầm mưa
਍ഀ Ba quân chỉ lối phất cờ
਍ഀ Kéo ra đến tận dinh cơ huyện Đàn.
਍ഀ (Kể chuyện tranh đấu ở Nam Đàn)

਍ഀ
਍ഀ

Đó là cuộc biểu tình ngày 30-8-1930. Trong cuộc biểu tình ấy 3.000 nông dân Nam Đàn đã biểu tình lên huyện lỵ, phá nhà giam, thả chính trị phạm, bắt tri huyện Lê Khắc Tưởng phải kí vào bản yêu sách với lời cam kết “Nam Đàn tri huyện quan tự tư dĩ hậu bất đắc nhũng nhiễu nhân dân
਍ഀ
਍ഀ * Còn đây là ở Thanh Chương

਍ഀ
਍ഀ

Xuân Lâm, Cát Ngạn, Đại Đồng
਍ഀ Bích Hào, Võ Liệt hội đồng đấu tranh
਍ഀ Búa liềm cờ đỏ tung hoành
਍ഀ Tiếng trống tiếng mõ rập rình bên sông
਍ഀ Thả tù giam, đốt huyện công
਍ഀ Dân đi như nước biển Đông tràn về
਍ഀ Ào ào khắp nẻo đường quê
਍ഀ Thét vang khẩu hiệu quản gì chông gai
਍ഀ Quản gì sống thác hôm mai
਍ഀ Quản gì súng đạn với loài thực dân
਍ഀ Đòi độc lập, đòi lợi quyền
਍ഀ Đòi bỏ các thuế, xây nề công nông
਍ഀ (Kể chuyện tranh đấu ở Thanh Chương)

਍ഀ
਍ഀ

Đó là ngày 1-9-1930, hai vạn nông dân Thanh Chương đã rầm rộ biểu tình lên huyện lỵ, giải phóng tù chính trị, rồi đốt cả huyện đường. Tri huyện Phan Sỹ Phàng cùng toàn bộ bọn nha lại, lính lệ đều phải chạy trốn.
਍ഀ
਍ഀ Chúng ta chú ý trong đoạn vè sau không chỉ có khí thế mà còn có cả khẩu hiệu, yêu cầu của cuộc đấu tranh.
਍ഀ
਍ഀ Còn đây là cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Hưng Nguyên. Sau còn các cuộc biểu tình ở Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Nghi Lộc, Can Lộc, Đức Thọ, Diễn CHâu...phong trào cách mạng dâng lên như nước vỡ bờ. Bọn địch sợ phong trào lan rộng hơn nữa, nên ra sức đàn áp khủng bố. Nhưng càng khủng bố, phong trào càng sôi nổi, dữ dội.

਍ഀ
਍ഀ

Khốn thay mẻ lưới rách mèm
਍ഀ Ngăn sao sóng đỏ đã lên to rồi
਍ഀ Gạt phăng bọn chúng ra ngoài
਍ഀ Đoàn người rẽ đất,vạch trời tiến ra.
਍ഀ Đuôi đoàn còn ở nhà ga
਍ഀ Đầu đoàn đã sắp kéo ra phủ đường
਍ഀ Truyền đơn trắng xoá đường làng
਍ഀ Tre vươn cao ngọn, cờ càng phất cao
਍ഀ Phủ đường hồn lạc phách xiêu
਍ഀ Báo cho mà biết, chết vèo đến nơi...
਍ഀ (Vè cuộc biểu tình 12-9 ở Hưng nguyên)

਍ഀ
਍ഀ

Ba đoạn vè trong số nhiều đoạn vè nói lên nhiệt huyết và khí thế mạnh mẽ của những đoàn người đi biểu tình đấu tranh đã dẫn trên, lời lẽ lưu loát, hình ảnh sống động, ít nhiều có âm vang anh hùng ca. Đó là hiện thực cụ thể mà vĩ đại của lịch sử, của cả tâm hồn con người, không khí Nghệ An và Hà Tĩnh mà cả Việt Nam trong hai năm 1930-1931.
਍ഀ
਍ഀ Trong “Bao tháng trời hỡi hỡi, cờ búa liềm nêu cao, trống mõ đánh xôn xao, bọ Nam triều mất vía, bọn Tây đồn mất vía” (vè nghe chi lời quan lại) ấy “Thấy nón mê áo rách, hô phản đối rầm rầm, trời chuyển động rầm rầm, chộ tàu bay, trái phá. Dân ta coi trời như lá má, cứ cắt tay cho đều, kẻ chết cũng nhiều, người bị thương cũng nhiều, người bị thương cũng lắm” (Vè bốn phía trời chuyển động), vè đã cho ta thấy những ngày xã Bộ nông, thôn Bộ nông làm chủ nông thôn, những sinh hoạt mới mẻ, lành mạnh của chính quyền Xô Viết.
਍ഀ
਍ഀ * Ví dụ như ở Thanh Chương.

਍ഀ
਍ഀ

Tây đồn phong kiến phứt đi,
਍ഀ Ruộng đồng, ruộng bãi gì gì về ta,
਍ഀ Thanh Lâm xuống đến Liễu Nha
਍ഀ Văn Giai, Xuân Bỗng cho qua Trí Tường
਍ഀ Truyền đơn, diễn thuyết đàng hoàng
਍ഀ Biểu tình, đọc báo,họp làng đấu tranh
਍ഀ Rộn ràng bao cuộc mít tinh
਍ഀ Rộn ràng tự vệ tập tành hôm mai
਍ഀ Phen này ai cũng như ai
਍ഀ Của mình, mình hưởng, giết loài bất nhân
਍ഀ Phen này không thánh không thần
਍ഀ Không giời, không bụt quyền dân thi hành
਍ഀ (Kể chuyện tranh đấu ở Thanh Chương) 

਍ഀ
਍ഀ

Ninh Viết Giao

Video