Vị trí và những đóng góp to lớn của bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh trong qúa trình phát triển sự nghiệp bảo tồn bảo tàng Việt Nam

Tác giả: admin
Ngày 2009-04-04 08:04:22

Từ ngày Đảng đoàn bộ Văn hoá cũ (nay là Bộ Văn hoá Thông tin) ra quyết định thành lập theo Quyết định số 106 QĐ-VH mgày 15/1/1960 đến nay. Qua 40 năm hoạt động và không ngừng phát triển, với những vị trí và vai trò đặc biệt của mình với những hiệu quả to lớn trong sự nghệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã, đang và vẫn được coi là một trong những thiết chế văn hoá đặc biệt của ngành bảo tồn bảo tàng Việt Nam.

Trong hệ thống 117 bảo tàng hiện có ở Việt Nam, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh có một vị trí và vai trò hết sức đặc biệt.

Đây là một trong những bảo tàng đầu tiên, cùng với một số bảo tàng mang tính Quốc gia như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, được xây dựng trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đây là nơi tập trung trí tuệ, tình cảm và công sức của nhiều vị cán bộ cách mạng lão thành, những nhân chứng sống vô cùng quý báu của lịch sử cách mạng Việt Nam, những người đã góp phần viết nên những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc.

Đây là một trong những thiết chế văn hoá đặc biệt nhằm lưu niệm những sự kiện lịch sử đặc biệt của lịch sử cách mạng hiện đại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Và, với những nội dung chủ đạo nói trên, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đa và đang là một trường học về lịch sử cách mạng cho các thế hệ nhân dân hai tỉnh Nghệ Tĩnh nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Qua 40 năm hình thành và phát triển, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã sưu tầm được một khối lượng hiện vật, hình ảnh và tài liệu không nhỏ xứng đáng là một trong những trung tâm nghiên cứu về lịch sử cách mạng hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thông qua các cuộc nghiên cứu khảo sát tổng hợp, các cán bộ khoa học của bảo tàng đã điều tra, phát hiện hiện vật, tài liệu bằng nhiều hình thưc: tổ chức các cuộc toạ đàm với các cá nhân, đoàn thể, tổ chức xã hội; khảo sát thực tế, tiếp cận trực tiếp với hiện vật; nghiên cứu hồ sơ lưu trữ của các cơ quan hữu quan như các kho Lưu trữ Quốc gia, Bộ Công an, Toà án Nhân dân tối cao, Thư viện Quốc gia.. Đồng thời, bảo tàng đã xây dựng và duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan ngoại giao, nội vụ, quốc phòng...để không ngừng bổ sung và xác minh hiện vật tư liệu, những tiền đề và cơ sở quan yếu của sự hình thành và phát triển của mình.

Tính đến nay, hơn mười ngàn hiện vật, hình ảnh, tài liệu và sách báo tham khảo đã được bảo tàng sư tầm, bảo quản và tổ chức phát huy tác dụng thông qua những hình thức chủ yếu như trưng bày xây dựng nhà truyền thống ở các di tích, làm phim truyền hình, xuất bản sách, phục vụ công tac nghiên cứu giảng dạy.

Về cơ bản hệ thống trưng bày thường trực của bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh (XVNT) đã thể hiện khái quát, sinh động lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đặc biệt là phong trào cách mạng trong những năm 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh - cuộc tổng diễn tập đầu tiên của sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

Ngoài hệ thống trưng bày thường trực, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh còn thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề tại trụ sở Bảo tàng và hàng trăm cuộc triển lãm lưu động ở hầu khắp trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.

Sau hơn 40 năm hoạt động và trưởng thành, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã và đang đóng vai trò như một trong những trung tâm nghiên cứu và tuyên truyền, giáo dục về lịch sử cách mạng Việt Nam, đặc biệt là truyền thống cách mạng và những đóng góp không thể phụ nhận của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hàng triệu lượt người từ khắp mọi miền đất nước đã được phục vụ tại hệ thống trưng bày thường trực hoặc thông qua các cuộc trưng bày lưu động.

Cùng với những hoạt động tuyên truyền giáo dục tại các hệ thống trưng bày, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh còn cung cấp nhiều tư liệu, tài liệu cho các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình... của Trung ương và địa phương để tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.

Đồng thời, cung cấp, trao đổi tài liệu với các cơ quan, các cán bộ nghiên cứu về lịch sử trong công tác nghiên cứu và xuất bản các tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu về lịch sử cận, hiện đại Việt Nam và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và lịch sử phong trào cách mạng trong các năm 1930 -1931 nói riêng.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đa dạng hoá, xã hội hoá các hoạt động bảo tàng, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã đẩy mạnh việc tạo lập và không ngừng thắt chặc mối liên hệ giữa bảo tàng và nhà trường dưới các hình thức liên kết với các Sở Giáo dục Đào tạo, với các trường Chính trị trong việc tổ chức cho hàng vạn thanh, thiếu niên, học sinh tham quan Bảo tàng và tìm hiểu về Đảng, về Xô Viết Nghệ Tĩnh, về các nhân vật tiêu biểu vào các dịp kỷ niệm thành lập Đảng, kỷ niệm Quốc khánh và ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh là nơi gặp gỡ lý tưởng của các vị lão thành cách mạng- những nhân chứng sống của lịch sử - để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời oanh liệt; đồng thời nghiên cứu trao đổi xác minh những sự kiện tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng đầy khó khăn gian khổ của mình.

Từ khi thành lập đến nay, bảo tàng XVNT đã đón tiếp và phục vụ hàng nghìn lượt khách quốc tế từ nhiều quốc gia. Thông qua nội dung trưng bày của bảo tàng, hầu hết khách tham quan nước ngoài đều biểu hiện sự khâm phục, lòng ngưỡng mộ cùng những tình cảm tốt đẹp đối với nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh việc sưu tầm, bảo quản và tổ chức trưng bày về lịch sử cách mạng, trong nhiều năm qua, bảo tàng XVNT còn tham gia vào việc bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử và văn hoá là bất động sản, đặc biệt là các di tích về lịch sử phong trào Xô Viết tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Trong những năm gần đây, số lượng các cuộc hội thảo khoa học và các công trình nghiên cứu chuyên đề của bảo tàng, đặc biệt là công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Xô Viết Nghệ Tĩnh - những thông tin, tư liệu mới” chứng tỏ vai trò xung yếu của bảo tàng XVNT trong sự phát triển chung của ngành Bảo tàng ở nước ta.

Từ cuối năm 1980 đến nay, nhiều ấn phẩm chuyên đề về công trình khoa học như các tập kỷ yếu hội thảo khoa học về Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu, các tập hồi ký, truyện ngắn “Ráng đỏ Hồng Lam”, “Chiếc va li màu đỏ”. ..đã liên tục xuất bản, chứa đựng những nội dung cần thiết và bổ ích cho hoạt động chung của ngành Bảo tồn Bảo tàng ở nước ta trong giai đoạn đổi mới đất nước nói chung và thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói riêng.

Đồng thời nhiều cuộc toạ đàm và hội thảo khoa học chuyên đề như “Xô Viết Nghệ Tĩnh với cách mạng Tháng Mười Nga” năm 1987, “65 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh”( năm 1995); toạ đàm khoa học về các đồng chí: Hồ Tùng Mậu (1996), Trương Văn Lĩnh(1997), Lê Hồng Sơn(1999).. cùng các cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới việc xác định nội dung và giải pháp trưng bày của bảo tàng đã đem lại những hiệu quả không nhỏ, thiết thực góp phần vào những thành tựu chung của hoạt động bảo tồn bảo tàng ở nước ta.

Trước những bối cảnh mới của thời kỳ cách mạng mới ở nước ta, từ năm 1995, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hoá Thông tin và sự giúp đỡ về chuyên môn của Cục Bảo tồn Bảo tàng và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, bảo tàng XVNT đã triển hai dự án nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động, đặc biệt là việc chỉnh lý và đổi mới hệ thống trưng bày trên cơ sở ứng dụng các thiết bị khoa học công nghệ và giải pháp trưng bày hiện đại.

Có được những thành tựu cơ bản nói trên, theo chúng tôi ngoài sự quan tâm của của các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của các đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân, cần thừa nhận và khẳng định những sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học đã và đang làm việc tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đồng thời, khẳng định và đánh ggiá cao những hiệu quả của sự chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam - cơ quan đầu hệ của hệ thống các Bảo tàng về lịch sử cách mạng ở nước ta.

Trong bối cảnh mới cả thời kỳ cách mạng mới ở nước ta hiện nay,cùng với các hoạt động văn hoá thông tin khác. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh sẽ tăng cường mạnh mẽ vai trò và chức năng đặc biệt của miìh trên mặt trận tư tưởng, góp phần khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua việc chứng minh những thành tựu cách mạng vẻ vang mà nhân dân ta đã giành được dưới ánh sáng chân lý của chủ nghĩa Mác-Lê nin và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

Nhìn chung, các hoạt động văn hoá thông tin, đặc biệt là các hoạt động bảo tàng, có mối liên hệ mật thiết đến các hoạt động xã hội và con người. Xã hội phát triển ngày càng cao, nhu cầu của con người -đặc biệt là nhu cầu hưởng thụ văn hoá, trong đó có Bảo tàng-ngày càng lớn. Bởi vì, hoạt động Bảo tàng là hhoạt động văn hoá đặc biệt dựa trên cơ sở những tiếp xúc trrực tiếp, cảm thụ trực quan đồng thời lại có tính khái quát, hệ thống cao nên có những hiệu quả rất lớn.

Xã hội càng phát triển trên cơ sở của văn minh công nghiệp thì những hoạt động văn hoá vừa mang tính xã hội vừa mang tính tâm linh như Bảo tàng lại càng cần phát triển.

Trông thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự tác động và ảnh hưởng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tất cả các mặt ccủa đời sống xã hội sẽ đồng thời vừa là nguyên tắc, vừa là kết quả thúc đẩy các hoạt động Bảo tàng phát triển.

Một mặt, ngành Bảo tàng được thừa hưởng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để ứng dụng trong các hoạt động nghiệp vụ, tạo ra khả năng mới trong trưng bày, giới thiệu và khai thác các thông tin từ hiện vật, hình ảnh, tài liệu.

Do kinh tế phát triển nên các nguồn đầu tư cho các hoạt động văn hoá nói chung và Bảo tàng nói riêng cũng đã và sẽ được tăng thêm; do những hiệu quả và các hoạt động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, điều kiện làm việc được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, thời gian lao động giảm và thời gian nghỉ ngơi tăng lên, nên đông đảo người lao động có thêm những điều kiện để tham gia việc hưởng thụ các hoạt động văn hoá.

Mặt khác, cần khẳng định rằng, cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hoá tư tưởng diễn ra khá gay gắt hiện nay trên bình diện quốc tế đòi hỏi hệ thống Bảo tàng của chúng ta hiện nay, trong đó có Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh phải phấn đấu tạo nên sức thuyết phục và khả năng tập hợp mới, thể hiện sinh động lương tâm và trí tuệ toàn thể dân tộc.

Những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết chuyên đề văn hoá, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương V (khoá 8) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Để góp phần thực hiện những Nghị quyết quan trọng này, trong thời gian tới, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm hiện vật, chỉnh lý hệ thôngs trưng bày thường trực, tăng cường các hoạt động quần chúng; đồng thời, đẩy mạnh các hình thức trưng bày chuyên đề, trưng bày lưu động về lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.

Cho đến nay, chúng ta đã có nhiều thành tựu nghiên cứu về cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Trong những thập kỷ qua, có không ít tài liệu, tư liệu cùng những di tích và di vật về giai đoạn lịch sử quan trọng này đã được phát hiện trên địa bàn cuả nhiều tỉnh, thành phố. Ngoài Bảo tàng Cách mạng tại Hà Nội và Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tại Nghệ An, do tính chất toàn quốc của cao trào cách mạng năm 1930-1931 theo chủ trương của Đảng ta, có không ít các Bảo tàng khác đã thu thập các tài liệu, hiện vật và tổ chức giới thiệu một phần về những sự kiện lịch sử tiêu biểu về giai đoạn này, đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ và những ảnh hưởng của Xô viết Nghệ Tĩnh ở những địa phương khác.

Với tư cách là một Bảo tàng chuyên đề, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh phải là nơi bảo quản và trưng bày đầy đủ nhất, tập trung nhất về caco trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong lịch sử dân tộc. Do đó, cùng với việc đẩy mạnh công tác sưu tầm hiện vật ở địa bàn hai tỉnh Nghệ Tĩnh và các vùng miền, các địa phương trên toàn quốc và ở nước ngoài, xuất phát từ những điều kiệncụ thể hiện nay về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về hiệu quả hoạt động, đã đến lúc cần kiến nghị với Nhà nước từng bước điều chuyển cho Bảo tàng này những hiện vật tiêu biểu nhất về phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh đã và đang được lưu giữ ở những nơi khác-cho bảo tàng chuyên đề này.

Trong thời gian tới,bên cạnh việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm các hiện vật, tyài liệu-những di sản văn hoá vật thể, cần đồng thời nghiên cứu lựa chọn bài hát, những làn điệu dân ca của địa phương đã được sử dụng hoặc cách điệu làm phương tiện tuyên truyền cổ vũ nhân dân trong phong trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh-một bôj phận di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc của khu vực Nghệ Tĩnh có mối liên hệ hữu cơ với các di sản văn hoá vật thể nhằm giới thiệu trong hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng kết hợp sử dụng vào các hình thức phát huy tác dụng và giáo dục truyền thống khác.

Khai thác triệt để khả năng của các trang thiết bị hiện đại, nhất là các thiết bị nghe nhìn và kỹ thuật cùng thiết bị chiếu sáng để nghiên cứu, sáng tạo các giải phháp trưng bày mới nhằm tăng cường hiệu quả tuyên truyền giáo dục và hấp dẫn khách tham quan.

Ngày nay, các trang thiết bị ánh sáng, điện tử, tin học ngày càng phát triển hết sức đa dạng, hiện đại và ngày càng trở thành vật dụng thường xuyên của mỗi cá nhân, gia đình.

Do đó, các Bảo tàng phải tăng cường việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại để tổ chức phần trưng bày của mình sao cho thực sự mới lạ, trong đó có những thiết bị chuyên dụng để phục vụ những người tàn tật nói riêng.

Đồng thời, Bảo tàng cũng cần khai thác thế mạnh của các trang thiết bị hiện đại để tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, “học mà chơi, chơi mà học” của các đối tượng thông qua việc giúp họ được tham gia trực ttiếp vào các hoạt động của bảo tàng.

Để tạo lập và khai thác chức năng trung tâm thông tin của bảo tàng, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh cần được trang bị một hệ thống máy vi tính lưu trữ những thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện về các sưu tập hiện vật, tài liệu về cac trào cacchs mạng 1930-1931 nói chung và Xô viết Nghệ Tĩnh nói riêng cùng những nội dung trưng bày mà số lượng hiện vậtvà diện tích trưng bày chưa thể hiện được, ví dụ như khi nói về các cuộc vũ trang khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng, cần có những thông tin đầy đủ, toàn diện về sự phân bố, về tình hình và kết quả ở tất cả những địa điểm. Hoặc, qua hệ thống thông tin trong phần trưng bày của Bảo tàng, người xem có thể tiếp cận với quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng của các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh và những bài hát cách mạng của giai đoạn này đã được cải biên sử dụng.

Mặt khác, việc sử dụng các thiết bị tin học trong trưng bày Bảo tàng là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu đổi mới các hoạt động Bảo tàng hiện nay, phù hợp với nhu cầu và trình độ của khách tham quan trong nước và nước ngoài, đặc biệt là thế hệ trẻ, những lớp người sinh ra và lớn lên sauu cách mạng, nhận thức về cách mạng giành độc lập, tự do cho đất nước chưa nhiều nhưng đã làm quen vệc sử dụng các loại thiết bị này.

Trong bối cảnh của tình hình mới và mặt bằng dân trí hiện nay, các Bảo tàng ở Việt Nam nói chung và Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh nói riêng cần kết hợp chặt chẽ với các nghành khác trong đó có nghành kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch để thực hiện tốt chức năng nghiên cứu và giáo dục của mình.

Sức sống của Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh chính là sự gắn bó chặt chẽ với đời sống cách mạng hiện đại, góp phần làm sáng tỏ hướng đi lên của dân tộc, khẳng định những giá trị tinh thần đang hình thành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đổi mới đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, cho phép tôi thay mặt cục bảo tồn bảo tàng, bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, Hoọi đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Sở Văn hoá Thông tin hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Bộ Văn hoá Thông tin , Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, các đồng chí lão thành cách mạng và các nhà khoa học đã quan tâm ủng hộ và tận tình giúp đỡ cho những hoạt động của Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh trong những năm qua.

Thay mặt những người đã và đang công tảctong nghành Bảo tồn Bảo tàng Việt Nam, chúng tôi xin chúc mừng những thành tựu to lớn của tập thể cán bộ quản lý, cán bôj khoa học cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh trong bốn tập thể qua. Để Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh tiếp tục xứng đáng là một trong những trung tâm nghiên cứu, một trong những trường học sinh động về lịch sử cách mạng Việt Nam, mỗi cán bộ, nhân viên của Bảo tàng phải tiếp tục phát huy sức mạnh trí tuệ, phẩm chất và phong cách làm việc mới, tạo nên những chuyển biến sâu sắc toàn bộ hoạt động của Bảo tàng.

Chúng tôi đồng thời bày tỏ sự hy vọng và tin tưởng rằng, trong tương lai Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh mãi mãi xứng đáng với sự tin tưởng và quan tâm của Đảng cùng đồng bào và chiến sỹ cả nước, xứng đáng với sự quan tâm và đồng thời là niềm tự hào chân chính của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

TS Trương Quốc Bình - Phó Cục trưởng Cục bảo tồn bảo tàng

Video