Vài suy nghĩ về đồng chí Trương Vân Lĩnh qua công tác nghiên cứu - sưu tầm tài liệu tại kho lưu trữ Trung ương.

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 03:27:21

Cuộc đời của đồng chí Trương Vân Lĩnh đã đẻ lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng các đồng chí cùng hoạt động vào những ngày tháng gian khổ nhất của Đảng, và đồng chí đã để lại tấm gương “kính chúa yêu nước”. Công lao của đồng chí đã được khẳng định. Song tất cả những tài liệu liên quan đến đời hoạt động của đồng chí còn quá ít ỏi. Mặc dù đã có một số hồi ký, chuyện kể về Trương Vân Lĩnh, trong các bài viết đã đánh giá đúng vai trò đồng vhí Trương Vân Lĩnh nhưng vẫn còn có bài chưa đánh giá đúng về đồng chí. Bài viết này tôi muốn thông qua số tư liệu mới thu thập được, một lần nữa khẳng định tấm lòng kiên trung của đồng chí phục vụ Đảng, nhân dân đến hơi thở cuối cùng. 
਍ഀ
਍ഀ Qua cuộc toạ đàm này, chúng tôi muốn đề cập đến hướng sưu tầm tài liệu về đồng chí Trương Vân Lĩnh thật đầy đủ, góp phần cùng Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng trong thì kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
਍ഀ
਍ഀ I. Về vai trò của đồng chí Trương Vân Lĩnh tại Trung Quốc.
਍ഀ
਍ഀ
Sau thời gian luyện tập tại Xiêm, đến tháng 2-1925, đồng chí Trương Vân Lĩnh sang Quảng Châu (Trung Quốc) - Căn cứ cách mạng của những người Việt Nam yêu nước. Tại đây anh gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Sau lớp huấn luyện chính trị đầu tháng 2-1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức “Việt Nam thanh niên cộng sản đoàn” có 6 người, do đồng chí làm Bí thư gồm: 
਍ഀ
਍ഀ                   1. Đồng chí Lê Hồng Sơn.
਍ഀ                   2. Đồng chí Lê Hồng Phong.
਍ഀ                   3. Đồng Chí Hồ Tùng Mậu.
਍ഀ                   4. Đồng chí Lâm Đức Thụ.
਍ഀ                   5. Đồng chí Lê Quang Đạt. 
਍ഀ
਍ഀ Đến giữa tháng 2-1925, Nguyễn Ái Quốc kết nạp thêm Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh và Lưu Quốc Long. Trong số 9 người này bầu ra Ban chấp hành gồm: Lý Thuỵ  (tức Nguyễn Ái Quốc), Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu. 
਍ഀ
਍ഀ Lúc này đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự định đưa 5 đồng chí Lâm Đức Thụ, Lê Quang Đạt, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu vào Đảng cộng sản Trungg Quốc, đưa Trương Vân Lĩnh , Lưu Quốc Long vào Đoàn thanh niên cộng sản. 
਍ഀ
਍ഀ Là một trong những thanh niên được đồng chí nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện, Trương Vân Lĩnh đã chuyển từ lập trường yêu nước đơn thuần sang lập trường yêu nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm được xác định bởi tính cách mạng và khoa học. 
਍ഀ
਍ഀ Trong số thanh niên cộng sản đoàn được đồng chí Nguyễn Ái Quốc đào tạo như: đồng chí Trương Vân Lĩnh, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long…các đồng chí đã trọn đời phấn đấu cho lý tưởng cộng sản. 
਍ഀ
਍ഀ Theo các tài liệu thu thập được tại Bộ nội vụ: Hồ ssơ của Trương Văn Thanh số 8735/CN-MT-C, Hồ Nhất Trí 9707/CN-MT-C, thông tri mật số 3629-ST/C ngày 10-11-1944 và một số hồi ký của các đồng chí cùng hoạt động với đồng chí Trương Vân Lĩnh như: Nguyễn Lương Bằng, nguyễn Văn Hoan… 
਍ഀ
਍ഀ Chúng ta thấy rõ vai trò của đồng chí Trương Vân Lĩnh trong việc góp phần đào tạo “Chính trị đặc biệt” cho số thanh niên yêu nước gửi sang. Theo sự điều động của Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, năm 1926 khi học xong trường Võ bị Hoàng Phố, đồng chí Trương Vân Lĩnh làm đội trưởng đội bảo an Quảng Châu. Đồng chí chịu trách nhiệm vận chuyển tài liệu về nước thông qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng. Lúc đầu đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm việc trên tàu Căng - Tông (Quảng Châu) sau đó đồng chí được cử về nước xây dựng đường dây liên lạc chạy trên các tàu tuyến đường Trung Quốc - Đông Dương. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng xin được làm việc trên tàu sông Bô của một hãng tư nhân Pháp chạy đường Hải Phong - Hồng Kông - Quảng Châu. Khoác áo sỹ quan quân đội Tưởng Giới Thạch, đồng chí Trương Vân Lĩnh có điều kiện hoạt động cách mạng. Đồng chí đã tích cực đấu tranh đòi thả các đồng chí trong tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội bị quân đội Tưởng Giới Thạch bắt giam sau cuộc bạo động Quảng Châu ngày 12-12-1927 và cũng như việc đồng chí có công cứu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khỏi sự vây bắt của quân đội Tưởng. 
਍ഀ
਍ഀ Theo đồng chí Nguyễn Tạo, một bạn tù vượt ngục Đắc Min 1942 đã khẳng định rằng: đồng chí Trương Vân Lĩnh đã nhiều lần đến nhờ luật sư Lô giơ bai giúp biện hộ cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc lúc đồng chí bị bắt tại Hương Cảng ngày 6-6-1931 (đồng cchí Trương Vân Lĩnh và đồng chí Hồ Tùng Mậu đã kể chuyện nầy lúc ở trong tù Buôn Ma Thuột cho nhiều người nghe). 
਍ഀ
਍ഀ “Đem vụ Tống Văn Sơ ra ánh sáng đó là công lao của một thanh niên cách mạng Việt Nam, người thanh niên đó là ai, có ý kiến cho rằng đó là đồng chí Hồ Tùng Mậu…” chúng tôi suy đoán dựa theo sự mô tả của ông bà Lôggiơbai (lúc sang Việt Nam ông bà Lôgiơbai có đến thăm Bảo tàng Cách Mạng). 
਍ഀ
਍ഀ Thanh niên đó chưa hẳn là Hồ Tùng Mậu mà có thể là một thanh niên khác. 
਍ഀ
਍ഀ Hồ Chí Minh tên người trên những chặng đường lịch sử cứu nước “Tạp chí nghiên cứu lịc sử” số 156 tháng 5 và 6-1974 trang 16. 
਍ഀ
਍ഀ Theo tôi suy diễn thì đồng chí Trương Vân Lĩnh là một trong những người có tác động với luật sư Lôgiơbai trong việc cứu Nguyễn Ái Quốc khỏi nhà tù Anh năm 1932.
਍ഀ
਍ഀ II. Tinh thần kiên cường bất khuất của đồng chí Trương Vân Lĩnh trong nhà tù đế quốc. 
਍ഀ
਍ഀ Quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Trương Vân Lĩnh đã bị bắt 3 lần. Theo hồ sơ 8735/CN-MT-C lưu tại Bộ nội vụ: 
਍ഀ
਍ഀ Lần thứ nhất: 
਍ഀ

਍ഀ Vào cuối năm 1930, đồng chí Trương Vân Lĩnh bị bắt tại Hồng Kông, sau một tháng giam cầm, đồng chí bị trục xuất khỏi Hồng Kông đến Swatow lại bị bắt, chính quyền địa phương ở Swatow dẫn đồng chí và một số khác như Bùi Hải Thiệu, Vương Bình, Nguyễn Văn Nhiên bị dẫn về nhà lao Quảng Đông. Khoảng tháng 10-1931 đồng chí được thả tự do nhờ sự quen biết với chính quyền Quảng Châu. Ra tù đồng chí sang Nam Kinh hoạt động và đồng chí thường ở tại nhà của ông Hồ Học Lãm - một Việt kiều yêu nước, một cơ sở tin cậy của những người yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. 
਍ഀ
਍ഀ Lần thứ hai: 
਍ഀ
਍ഀ Vào ngày 5-1-1932 đồng chí đã mua vé tàu đi Nhật để gặp Kỳ ngoại hầu Cường Để nhưng đồng chí bị bắt ở Thượng Hải. Lần này thực dân Pháp đưa đồng chí về Vinh xử án, với nức án khổ sai chung thân đày đi Lao Bảo. Đến 1936, đồng chí bị chuyển lên Ban Ma Thuột, hơn 11 năm bị đày ải trong các nhà tù vô cùng tàn khốc,đồng chí luôn luôn thể hiện tinh thần kiên cường bất khuất. Qua án tù giữ nguyên của đồng chí đến năm 1942 chúng ta thấy rõ điều đó. 
਍ഀ
਍ഀ Thông thường vào các ngày lễ lớn như: Cách mạng Pháp 14-7, Tết Nguyên Đán, Bảo Đại lên ngôi, Bảo Đại cưới vợ…thì có chế độ ân xá, giảm án. Nếu một người tù chính trị một vài năm không tham gia đấu tranh chính trị thì từ án chung thân sẽ giảm còn 13 năm. Rồi hàng năm sẽ giảm tiếp một năm 2 đến 3 lần. Do đó hầu hết những người án chung thân chỉ phải ngồi tù từ 4 đến 7 năm thì được thả về. Chỉ còn một số (rất ít) người bị thực dân Pháp cho là nguy hiểm vì liên tiếp đấu tranh trong tù thì không được cải án hay được ân xá. Đồng chí Trương Vân Lĩnh là một trong những trường hợp đó, vì đồng chí liên tiếp tổ cchức đấu tranh với địch, tổ chức nhiều lớp học văn hoá, chính trị và quân sự, hy vọng ra tù sẽ tiếp tục hoạt động cách mạng. Vì vậy đồng chí bị địch xếp vào loại tù đặc biệt nguy hiểm và đày đi Đắc Min (Một trạm giam cách Buôn Mê Thuột về phía Nam 60km). 
਍ഀ
਍ഀ Không thể chờ đợi sự ân xá, ngày 14-12-1942 đồng chí cùng đồng chí Chu Huệ, Trần Hữu Doánh và Nguyễn Tạo đã trốn khỏi nhà tù Đắc Min. Trải qua 4 tháng vượt núi băng rừng, đồng chí đã bắt được liên lạc và được Trung ương cử cùng đồng chí Nguyễn Tạo tổ chức trường huấn luyện quân sự ở Võ Chánh (tỉnh Thái Nguyên) đồng chí phụ trách việc huấn luyện, đồng chí Tạo phụ trách hậu cần và tổ chức. Trong đợt đi công tác Bắc Giang, vừa đi đén đò Hà Châu (Phú Bình, Thái Nguyên) đồng chí bị thực dân Pháp bắt. Bọn địch tra tấn đồng chí dã man trong suốt 18 ngày liên tục. Mục đích của chúng là tìm tung tích đồng chí Nguyễn Tạo, Chu Huệ và Trần Hữu Doánh trong đợt trốn trại Đắc Min và cùng trong thời gian này, một số cơ sở bị vỡ do có kẻ phản bội, đồng chí Trương Vân Lĩnh bị nghi ngờ. Đó là âm mưu của thực dân Pháp nhằm chia rẽ cán bộ, gây nghi ngờ trong Đảng ta. Việc làm sáng tỏ sự thực này nhằm để bảo vệ đồng chí Lĩnh và để thấy rằng âm mưu của chủ nghĩa đế quốc ở thời nào cũng nhằm mục đích phá Đảng. Chính sự nghi ngờ này đã làm đồng chí Lĩnh rất khổ tâm. 
਍ഀ
਍ഀ Theo sự xác nhận của những quần chúng trung kiên của Đảng ở Hiệp Hoà (Bắc Giang) làm cơ quan đón tiếp, gia đình ông Lâm Văn Quyền, Ngô Văn Ngân xã Hoàng An (tức là xã Hoàng Vân cũ) đã khẳng định đồng chí Gia Huy (tức Trương Vân Lĩnh ) thường về đây huấn luyện quân sự (năm 1943) cho thanh nên địa phương và các cơ sở đều được an toàn sau khi Gia Huy bị bắt. Sau khi Nhật đảo chính Pháp tháng 3-1945, Gia Huy lại về vùng Hoàng An và nhân dân rất kính trọng. 
਍ഀ
਍ഀ Còn đồng chí Nguyễn Văn Sứ quê ở Sơn Nai (Bắc Thái) khẳng định đồng chí Lĩnh bị tra tấn rất dã man tại nhà đồng chí Sứ (vợ và bố đồng chí Sứ đã kể lại việc đó) còn tên Khánh Đàm (người cùng hoạt động) đi cùng đồng chí Lĩnh thì không hề bị trói, không bị tra tấn. 
਍ഀ
਍ഀ Qua sự việc này, một lần nữa chúng ta khẳng định lòng kiên trung bảo vệ cơ sở Đảng đến cùng của đồng chí Trương Vân Lĩnh. Cách mạng Tháng Tám thành công, ra tù đồng chí lại trở về hoạt động cho Đảng. Tháng 10-1945 đồng chí phụ trách huấn luyện quân chính tại Đông Dương học xá (nay là vùng Trường Đại học Bách Khoa) đồng chí đã huấn luyện được 2 khoá quân sự cho số thanh niên, để bổ sung vào phía Nam. 
਍ഀ
਍ഀ Không chỉ những người cùng hoạt động với đồng chí đều khâm phục lòng dũng cảm mà chính thực dân Pháp đã thừa nhận tinh thần cách mạng của đồng chí Trương Vân Lĩnh. Qua thông tri mật ngày 19-4-1932 của ban chỉ huy nha liêm phóng gửi chánh cảch sát và liêm phóng Trung Kỳ rằng: “Y chẳng hề bỏ chút nào lòng hăng hái cách mạng…y vẫn là một môn đồ nhiệt thành của chủ nghĩa cộng sản. Đấy là một cái đầu đầy nghị lực, đầy tin tưởng và đối với y mọi lý lẽ đều vô ích”. 
਍ഀ
਍ഀ Trên đây là những tư liệu về Trương Vân Lĩnh mà chúng tôi có được qua công tác sưu tầm tại các trung tâm lưu giữ Quốc gia và Bộ nội vụ. Thiết nghĩ, đó là một trong những tư liệu tương đối chính xác giúp chúng ta có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về bậc cách mạng tiền bối.
਍ഀ
਍ഀ III. Hướng sưu tầm tư liệu về đồng chí Trương Vân Lĩnh 
਍ഀ
਍ഀ Hiện nay việc phát huy truyền thống cách mạng là một công việc quan trọng trong cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng của Đảng ta. 
਍ഀ
਍ഀ Việc tìm kiếm tài liệu và hiện vật về những tiền bối cách mạng nói chung và Trương Vân Lĩnh nói riêng là một việc làm cần thiết. Qua đây chúng tôi có hướng sưu tầm cụ thể như sau: 
਍ഀ
਍ഀ + Tại Bộ nội vụ: 

਍ഀ
਍ഀ

- Hồ sơ liên quan đến đồng chí Trương Vân Lĩnh do mật thám Pháp lập (kể cả thời gian ở Trung Quốc) 
਍ഀ
਍ഀ - Báo cáo của mật thám Pháp về đồng chí Trương Vân Lĩnh trong thời gian bị tù ở Buôn Ma Thuột. 

਍ഀ
਍ഀ

+ Sưu tầm tại Trung Quốc: 

਍ഀ
਍ഀ

- Tài liệu về Trương Vân Lĩnh thời gian tham gia quân đội Tưởng Giới Thạch. 
਍ഀ
਍ഀ - Hồ sơ đồng chí bị bắt tại Hồng Kông sau chuyển về Quảng Đông. 
਍ഀ
਍ഀ - Hồ sơ hoạt động tại Quảng Châu. 
਍ഀ
਍ഀ - Tài liệu về đồng chí Trương Vân Lĩnh hoạt động trong Đảng cộng sản Trung Quốc. 
਍ഀ
਍ഀ - Hồ sơ và tài liệu về những lần Trương Vân Lĩnh cứu Bác Hồ. 

਍ഀ
਍ഀ

+ Hồi ký của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Chu Huệ, Nguyễn Tạo, Nguyễn Văn Hoan, Hà Thị Quế, Trịnh Đình Cửu và những người đã từng hoạt động với đồng chí Trương Vân Lĩnh .

਍ഀ

+ Sưu tầm hiện vật gắn liền với cuộc đời hoạt động của đồng chí từ khi đi hoạt động cách mạng.

਍ഀ

Đây là những tài liệu được sưu tầm tại Bộ nội vụ về đồng chí Trương Vân Lĩnh. Qua số tư liệu này chúng ta một lần nữa khẳng định tinh thần hy sinh vì Tổ quốc của đồng chí chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp cách mạng. Đồng chí là một trong những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

਍ഀ

Lê Thị Hạnh Phúc
਍ഀ Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Video