Tiếng bom Phạm Hồng Thái – cánh én mùa xuân

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 02:53:59

 Nhân 70 năm Phạm Hồng Thái tạo ra tiếng nổ lớn, đánh thức hồn nước, và dũng cảm hy sinh vì nghĩa lớn, chúng tôi viết bài nhỏ này như một nén hương thành kính dâng lên bàn thờ người anh hùng.

਍ഀ

Như chúng ta đều biết, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi của Tôn Dật Tiên, năm 1912 cụ Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang Phục Hội với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân chủ”. Để gây ảnh hưởng trong nước cụ Phan đã phái một số đồng chí của mình mang theo vũ khí về nước với mục đích xử tử một vài tên đầu sỏ. Năm 1913 một loạt tiếng nổ liên tiếp xẩy ra. Tại Thái Bình, anh công nhân lái xe Phạm Văn Tráng nổ bom giết chết tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn. Tại Hà Nội được sự giúp sức của Nguyễn Khắc Cần, anh công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm Nguyễn Văn Ty nổ bom tại khách sạn Hà Nội, giết hai thiếu tá Pháp và làm bị thương sáu tên khác. Những tiếng nổ đó đã làm dư luận xôn xao, bọn thực dân Pháp đã dùng nhiều phương thức khác nhau như xử chém và ngoại giao - để bóp chết tổ chức Cách mạng mà cụ Phan vừa mới nhóm lên. Ngày 5/9/1913 Hội đồng đề hình đã tuyên án tử hình 6 người đang giam giữ tại Hoả Lò Hà Nội và kết án tử hình vắng mặt 6 người khác, trong đó có Hội chủ Phan Bội Châu. Và cũng trong tháng 9 năm đó, Toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô sang thăm Lưỡng Quảng nhằm thuyết phục tổng đốc Long Tế Quang ngừng ủng hộ các hoạt động chống Pháp. Sau chuyến đi đó mà ngày 18/1/1914 Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng bị bắt giam trên đất Trung Quốc. Dù một số yếu nhân của Hội Quang Phục bị bắt, Hội viên mỗi người ly tán một nơi, kiếm kế sinh nhai, mai phục chờ thời, tinh thần của Quang Phục Hội vẫn không tắt hẳn. Nó lại được thổi bùng lên trong cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân và Trần Cao Văn ở Huế vào tháng 5/1916 và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn tháng 8/1917. Vậy là, tiếng súng chống Pháp ở Thái Nguyên như là tiếng vọng cuối cùng của Hội Quang Phục. Từ đó, đất nước đau thương của chúng ta đã chìm đi trong một giấc mơ ngủ dài và mệt mỏi. Cho đến ngày 19/6/1924 - Một giấc ngủ 7 năm, với tiếng bom Phạm Hồng Thái giết hụt Toàn quyền Méc-lanh tại khách sạn Vích-to-ri-a ở Sa Điện, Quảng Châu. Đất nước ta bừng tỉnh, dân tộc ta được đánh thức. Không chỉ có vậy, tiếng bom chống đế quốc thực dân của người anh hùng Việt Nam còn kích thích tinh thần chống đế quốc của nhân dân Trung Quốc thời đó. Một tinh thần hợp với ý tưởng của Tôn Dật Tiên và Chính phủ Cách mạng Quảng Châu của ông. Vì thế mà thi hài của Phạm Hồng Thái được mai táng bên cạnh 72 liệt sỹ của cuộc cách mạng Tân Hợi tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương, Quảng Châu với lời đề trang trọng ghi trên mộ chí:

਍ഀ

“Việt Nam Liệt sỹ Phạm Hồng Thái tiên sinh chí mộ”
਍ഀ Vậy Phạm Hồng Thái là ai mà làm nên sự chấn đông dữ dội đó”.

਍ഀ

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dưới ảnh hưởng của cụ Phan Bội Châu, một lớp thanh niên trí thức, phần nhiều là người đồng hương với cụ, trước sau tìm đường đến Quảng Chấu. Đầu những năm 20, Quảng Châu không chỉ là trung tâm Cách mạng của đất nước Trung Hoa rộng lớn, mà còn là căn cứ đầu cầu của nhiều nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Nhưng sang tới nơi, hoạt động của Hội Quang Phục không còn như họ nghĩ, trên thực tế tổ chức Cách mạng này không còn tồn tại nữa. Trước tình cảnh đó, lớp thanh niên mới sang, đặc biệt là những người có tâm huyết, cùng ý chí, đứng trước hai khả năng phải chọn một: hoặc chấp nhận con đường cũ mà cụ Phan đã tạo dựng nhưng không có tiền đồ hoặc đi tìm con đường mới. Trong hoàn cảnh những người lưu vong Việt Nam bị phân hoá sâu sắc lúc đó, họ đã chọn cho mình một con đường mới với những hoạt động hết sức khôn khéo và bí mật để cho lớp đàn anh không biết được. Con đường mới đó chính là sự ra đời của một tổ chức cách mạng mang tên Tâm tâm xã do một nhóm thanh niên Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giảng Khanh, Đặng Xuân Hồng, Trương Quốc Uy, Lê Cầu, Nguyễn Công Viễn lập ra vào mùa Xuân năm 1923 tại Quảng Châu. Đầu năm 1924 tổ chức này kết nạp thêm Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái. Trụ sở của Tâm tâm xã đặt tại nhà của Nguyễn Giảng Khanh, con ruột của cụ Nguyễn Thiện Thuật, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy năm xưa. Trong một tài liệu của Quốc tế Cộng sản mà bản sao lưu tại Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam có giới thiệu về sự ra đời của tổ chức này như sau: “Tân Việt thanh niên đoàn hay là Tâm tâm xã là do một nhóm bảy người trí thức Việt Nam xuất dương sang Trung Quốc lập ra năm 1923. Đây là nhóm đầu tiên do đó tương lai có nhóm Cộng sản Đông Dương sẽ xuất hiện…”. Kèm theo tài liệu trên còn có Bản Điều lệ của Tâm tâm xã bằng chữ Hán. Chúng tôi xin dẫn ra 4 điều trong số 11 điều của Bản Điều lệ này.

਍ഀ
    ਍ഀ
  1. ਍ഀ
    Tên: Tân Việt Thanh Niên Đoàn
    ਍ഀ
  2. ਍ഀ
  3. ਍ഀ
    Tôn chỉ: Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới đảng phái miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả tư ý và nguồn lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền lợi làm người của người Việt Nam. 
    ਍ഀ Nói rõ về tôn chỉ: Ta mất nước đã hơn 60 năm, trong thời gian ấy không thiếu gì kẻ chí sỹ nhan nhản ra chạy vạy, hô hào nhưng quốc dân vẫn mãi mãi chịu thống khổ, bọn cường quyền vẫn mãi mãi còn áp chế. Suy đi nghĩ lại, nhìn trước xem sau thù chỉ nghĩ rằng sở dĩ như thế là vì Quốc dân ta còn thiếu một đoàn thể có tổ chức kiên cố, công việc ta làm còn thiếu tiến hành có thực lực và mỗi người chúng ta còn thiếu sự quyết tâm hy sinh… 
    ਍ഀ Hỡi các bậc chú, bác, cô dì ! Hỡi các anh em, chị em! 
    ਍ഀ Thử nghí sống làm thân nô lệ sao bằng chết làm thân tự do, sống một cách lay lắt cho qua ngày đâu có phải là kẻ trượng phu, chỉ cho bằng quyết tâm phấn đấu để mưu cầu lợi ích cho con cháu về sau, vì lí do trên mà hôm nay Đoàn được tổ chức… 
    ਍ഀ Hợp tác mọi người, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên đem lại cho mọi người cái nhân quyền đã bị cướp mất và mưu cầu hạnh phúc cho Quốc dân đó là tôn chỉ của Đoàn.
    ਍ഀ
  4. ਍ഀ
  5. ਍ഀ
    Thủ tục vào Đoàn: Ai hoài bão tôn chỉ của Đoàn, có đủ trí lực. Không phân ranh giới đảng phái, nam nữ. Có được hai đoàn viên cũ xét có đủ tư cách mà bảo đảm giới thiệu thì được kết nạp vào Đoàn. Sau phải do Tổng bộ, Chi bộ hoặc phân bộ tiếp nhận và cấp chứng từ. Đoàn viên giới thiệu người mới vào Đoàn cần phải cẩn trọng, dò xét tỉ mỉ tránh để sơ sót.
    ਍ഀ
  6. ਍ഀ
  7. ਍ഀ
    Tổ chức của Đoàn: Đoàn có một Tổng bộ và nhiều chi bộ, phân bộ, mỗi đoàn viên đều được đối đãi ngang nhau. Khi gặp việc phải làm thì đoàn thể họp bàn và sẽ chọn người có khả năng hơn để giao nhiệm vụ. Nhưng tất cả đoàn viên đều phải hết sức giúp đỡ cho người phụ trách làm tròn nhiệm vụ…
    ਍ഀ
  8. ਍ഀ
਍ഀ

Phân tích Bản Điều lệ của Tâm tâm xã ta thấy tổ chức cách mạng này không những đã thoát khỏi ảnh hưởng của lớp cách mạng đàn anh, mà còn là tổ chức giao thời giữa “cái cũ đang tan rã và cái mới đang nảy sinh”. Nói một cách khác, Tâm tâm xã là một tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân tộc chuyển sang khuynh hướng cận Mác-xít. Rõ ràng là từ năm 1923 tại Quảng Châu đã thực sự tồn tại một tổ chức cách mạng của Thanh niên Việt Nam, có khả năng tiếp nhận những gì mới mẻ vươn lên phía trước trong sự nghiệp của mình.

਍ഀ

Được khích lệ bởi ý tưởng tốt đẹp, được thôi thúc bởi những hành động xả thân vì đại nghĩa, những chàng trai tràn đầy nhiệt tình và mang bầu máu nóng trong Tâm tâm xã đã triển khai một loạt những hoạt động Cách mạng của mình. Từ đó mới có những chuyến công cán về nước của Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn nhằm gây dựng, chắp nối các cơ sở cách mạng trong và ngoài. Các anh đã tìm gặp những bậc chí sỹ như cụ Lương Văn Can ở Hà Nội, đã chắp nối với cụ Đinh Chương Dương, người Thanh Hoá đang dạy học ở vùng Nam Định, để rồi cuối cùng tạo lập một con đường liên lạc nối Tổng bộ với các cơ sở trong nước: Nam Định, Hải Phòng, Móng Cái, Đông Hưng, Quảng Châu. Cùng với công việc đầy khó khăn và nguy hiểm trên, Tâm tâm xã còn tạo những tiếng nổ lớn làm “kinh thiên động địa” như ta đã thấy. Rõ ràng trong hơn một năm (từ khi thành lập đến tháng 6/1924) Tâm tâm xã đã tiến hành công việc của mình trên cả bề rộng lẫn bề sâu. Những hoạt động đó nằm ngoài hiểu biết của cụ Phan Bội Châu. Vì thế khi tiếng bom Phạm Hồng Thái phát ra, cụ Phan như sực tỉnh, như trẻ lại và phấn chấn hẳn lên. Từ Hàng Châu, cụ về Quảng Châu cùng với những đồng chí trung thành của mình tuyên bố thủ tiêu Quang Phục Hội mà lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng theo tôn chỉ của Quốc dân Đảng Tôn Dật Tiên. Đồng thời cụ dành cả tâm huyết viết cuốn Truyện Phạm Hồng Thái .

਍ഀ

Vậy là cụ Phan cùng với các môn đệ, các đồng chí của mình đã được đánh thức cùng với tiếng bom của Phạm Hồng Thái, có ý nghĩa là một phần những người tiên tiến, những người lo lắng, quan tâm đến vận mệnh của đất nước đã được đánh thức.

਍ഀ

Chưa hết. Tháng 11/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Matxcơva đến Quảng Châu tăng cường cho Đoàn Bô Rô din, Người được Tôn Dật Tiên mời làm cố vấn chính trị cho chính phủ của ông. Sau khi đã hợp thức hoá công việc của mình, Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với những thanh niên trong Tâm tâm xã với Phan Bội Châu, người có ảnh hưởng lớn trong các nhà cách mạng lưu vong ở đây. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, từ lực lượng quý báu này, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Cộng sản Đoàn tháng 2/1925 làm hạt nhân cho một tổ chức rộng lớn hơn sau đó (tháng 6/1925) - Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Cùng với việc xuất bản báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội, Nguyễn Ái Quốc tiến hành mở trường huấn luyện chính trị cho thanh niên trong nước ra học, mở rộng dần ảnh hưởng của mình và tổ chức cách mạng vừa mới thành lập. Một điều lý thú là mỗi khi mãn khoá một lớp huấn luyện Nguyễn Ái Quốc lựa chọn những thanh niên nhiệt tình, hăng hái kết nạp vào tổ chức cách mạng của mình. Cũng như bất kỳ một hội kín nào lúc đó, lễ kết nạp hội viên của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội là những lời thề trang nghiêm.

਍ഀ

Nguyễn Ái Quốc thường tổ chức những hội thề cho những hội viên mới tuyên thệ trước mộ người anh hùng xả thân vì nước Phạm Hồng Thái tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương. Tại hội thề đó, hội viên mới đứng trước linh hồn của người anh hùng đã khuất tuyên thệ - hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào. Trong ký ức của nhiều nhà Cách mạng lão thành đã nhắc nhiều tới những buổi lễ tuyên thệ đó như những gì thiêng liêng nhất của mỗi đời người. Các cụ còn cho rằng những buổi tuyên thệ đó là một chất keo huyền diệu gắn chặt trách nhiệm của người cùng hội với nhau, của những người đang sống với những người đã ngã xuống cho đất nước trường tồn của chúng ta.

਍ഀ

Vậy là, tiếng bom và sự hy sinh vì nghĩa lớn của người anh hùng Phạm Hồng Thái thực sự là cánh én báo mùa xuân của đất nước. Từ tháng 6/1924 trở đi phong trào giải phóng dân tộc của ta đã chuyển qua một giai đoạn mới. Giai đoạn mới đó được một thế hệ trẻ có trí tuệ, có nhiệt tình tiến hành và tiếp nối để đến tháng Tám năm 1945 với cuộc cách mạng nhân dân rầm rộ đã lật nhào ách thực dân, phong kiến giành lại nền độc lập. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái thực sự có vị trí to lớn trong lịch sử cận đại Việt Nam.

਍ഀ

GS: Phạm Mai Hùng
਍ഀ PTS: Phạm Xanh

Video