134
475
1134
10334
16514
6784706
Ngay sau khi ra đời, chính quyền Xô Viết đã chủ trương thành lập đội Tự vệ Đỏ để làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ an ninh thôn xóm và bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ. Với những chiến công to lớn mà các đội Tự vệ Đỏ năm 1930 – 1931 lập nên, họ xứng đáng là tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày nay.
Gần 50 năm qua, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã sưu tầm được một số lượng lớn hiện vật là những vũ khí đấu tranh của Tự vệ Đỏ. Với sự đa dạng, phong phú về chất liệu cũng như thể loại, bộ sưu tập vũ khí Tự vệ Đỏ đã phản ánh một cách đầy đủ những hoạt động của lực lượng Tự vệ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Sưu tập vũ khí đấu tranh của Tự vệ Đỏ được chia thành các nhóm sau:
* Hiện vật:
Ngay sau khi ra đời, chính quyền Xô Viết đã chủ trương thành lập đội Tự vệ Đỏ để làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ an ninh thôn xóm và bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ. Với những chiến công to lớn mà các đội Tự vệ Đỏ năm 1930 – 1931 lập nên, họ xứng đáng là tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày nay. Gần 50 năm qua, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã sưu tầm được một số lượng lớn hiện vật là những vũ khí đấu tranh của Tự vệ Đỏ. Với sự đa dạng, phong phú về chất liệu cũng như thể loại, bộ sưu tập vũ khí Tự vệ Đỏ đã phản ánh một cách đầy đủ những hoạt động của lực lượng Tự vệ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sưu tập vũ khí đấu tranh của Tự vệ Đỏ được chia thành các nhóm sau: 1.Các hiện vật như: Giáo, mác, gậy tre, dùi ngạnh... được dùng để bảo vệ cán bộ, những cuộc hội họp của Đảng. Tuy chỉ có trong tay những vũ khí tự tạo nhưng Tự vệ Đỏ đã dám hy sinh tính mạng để bảo vệ an toàn cho các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng và các cuộc hội họp quan trọng của Xứ uỷ, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ. 2.Kiếm, thước tay, mái chèo, mìn chai, nỏ, dao, kiếm... là những vũ khí của Tự vệ Đỏ sử dụng trong các cuộc mít tinh, biểu tình năm 1930 – 1931. 3.Những hiện vật như: Trống, chiêng, thanh la, mõ tre, tù và, giáo, mác... được sử dụng để bảo vệ an ninh thôn xóm, canh gác cho nhân dân học chữ quốc ngữ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ vào ban đêm. Nhờ sự hoạt động tích cực của đội Tự vệ Đỏ, nhân dân lao động thực sự được hưởng một không khí yên lành, tự do dưới chính quyền Xô Viết. 4.Các hiện vật: Dao găm, dùi nhọn, kìm, búa, đe, thỏi thép... là vũ khí tự vệ Đỏ dùng để trừng trị bọn thực dân Pháp và bọn tay sai phản động như: đồn trưởng Perie đã bị tự vệ xã Phúc Sơn( huyện Anh Sơn, Nghệ An) giết tại dốc Động Đá. Tri huyện Tôn Thất Hoàn và 12 lính lệ bị tự vệ huyện Nghi Lộc trừng trị. Tên đội Đỗ Nguyên Thiện bị tự vệ xã Đức Bình( huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) khử tại cánh đồng Bùi Xá... Bộ sưu tập vũ khí của tự vệ tuy chỉ là những vật dụng đơn giản, thô sơ nhưng nó đã thể hiện tinh thần dũng cảm hy sinh, mưu trí sáng tạo của lực lượng tự vệ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. * Hiện vật: 1- Mác của tự vệ Nghi Lộc dùng giết tri huyện Tôn Thất Hoàn. - Chất liệu: cán tre, lưỡi sắt. - Cán dài: 0,42m; lưỡi dài: 0,23m. 2. Mác của Tự vệ Đức Bình (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) trừng trị Đỗ Nguyên Thiện: - Chất liệu: cán tre, lưỡi bằng sắt - Cán dài 0,27 m; lưỡi dài: 0,40 m