Sưu tập hiện vật về phong trào Văn thân - Cần Vương chống Pháp

Tác giả: admin
Ngày 2018-08-26 14:00:26

Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp dưới ngọn cờ của các sỹ phu yêu nước phát triển sôi nổi ở Nghệ Tĩnh vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai với ngọn cờ “Bình Tây sát tả ” ở huyện Thanh Chương, Nam Đàn. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi (tháng 7/1885), Nhân dân Nghệ Tĩnh đã đứng lên khởi nghĩa “Quyết đánh cả Tây lẫn triều”. Huyện Yên Thành nhân dân quy tụ dưói ngọn cờ của Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã; huyện Nam Đàn có khởi nghĩa Vương Thúc Mậu, huyện Nghi Lộc có khởi nghĩa Đinh Văn Chất. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng kéo dài hơn 10 năm( 1885-1896)

I . Sưu tập hiện vật về phong trào đấu tranh yêu nước gồm 15 hiện vật: đa dạng về chất liệu và phong phú về thể loại.

  • Hiện vật là vũ khí chiếm số lượng khá lớn, từ thô sơ (chông 3 mũi, kiếm, côn tập võ) đến hiện đại(súng kíp, súng trường).
  • Sưu tập hiện vật về khởi nghĩa của Phan Đình Phùng như: ấn ngà, kiếm, chiếu Cần Vương của Hàm Nghi, viên đá dùng làm khuôn đúc đạn, cối giã thuốc súng của nghĩa quân ..
  • Sưu tập hiện vật về phong trào đấu tranh chống Pháp của Văn Thân- Cần Vương tuy không lớn nhưng mang nhiều giá trị lịch sử, khoa học... và góp phần tái hiện một thời kỳ đấu tranh sục sôi của nhân dân Nghệ Tĩnh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
  • Chuông đồng của Lê Doãn Nhã - Một tướng lĩnh trong phong trào Văn Thân Cần Vương, dùng làm hiệu lệnh tập trung nghĩa quân .
    • Cao 0, 23 m, đường kính miệng: 0,17 m
    • Đặc điểm: hoa văn các đường chỉ cách điệu.
  1.  Ấn ngà của Phan Đình Phùng, dùng đóng vào giấy tờ, công văn trong thời gian 1885- 1896.
    • Kích thước: 0, 03 m x 0, 03cm
    • Hình vuông có khắc chữ Hán
  2. Súng trường: do tướng Cao Thắng chế tạo dựa trên nòng súng cũ của thực dân Pháp (1874)
    • Kích thước: dài 1, 05 m

 II. Sưu tập hiện vật về kinh tế và đời sống xã hội của nhân dân Nghệ Tĩnh dưới thời thuộc Pháp.

Sưu tập có 202 hiện vật, phong phú về chất liệu như: Vải, mây, tre, sành, sứ, sắt, giấy... và thuộc nhiều thể loại khác nhau. Sưu tập hiện vật này đã mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, qua đó phản ánh đời sống kinh tế - xã hội ở Nghệ Tĩnh dưới thời pháp thuộc.

  • Các hiện vật về thuế khoá, sưu dịch của bọn thực dân phong kiến dùng để cướp đoạt ruộng đất, bóc lột sức lao động đối với nông dân Nghệ Tĩnh là nguyên nhân làm cho nhân dân bị bần cùng hoá, không có lối thoát và phải làm thuê trong các nhà máy hầm mỏ...

Tiêu biểu như:

  • Thẻ thuế thân của Nguyễn Thành Viện, trát tăng 8% thuế điền thổ của Tuần phủ Hà Tĩnh, khế cầm bằng sắc cửu phẩm của Hoàng Đắc Quyền, Thẻ thu tô của địa chủ Lê Văn Luyện...
  • Dụng cụ sinh hoạt trong các gia đình nông dân nghèo và của nhà giàu như: bát, đĩa, ấm, chén, mâm đồng, bộ quần áo, cuốc, cào, thuổng, dao... đã phản ánh sự đối lập giàu nghèo rõ nét, sự phân hoá xã hội sâu sắc lúc bấy giờ.

Ngoài ra nhiều hiện vật là công cụ lao động, phương tiện làm việc của công nhân công nghiệp, công nhân nông nghiệp ở các đồn điền phía Tây(Nghệ An) như: mũi khoan, đục, kìm, thước đo kỹ thuật, rìu chặt cây, dao cạo mủ cao su, hộc gỗ đong hạt trẩu ... đã tái hiện khá sinh động hoạt động khai thác tài nguyên và sự bóc lột sức lao động của thực dân pháp đối với công nhân trong các nhà máy, đồn điền.

Video