Phòng trưng bày số 10 - Một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của V.I. Lê nin

Tác giả: admin
Ngày 2018-08-25 15:38:19

Chủ đề I: Cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của V.I.Lê nin và Cách mạng tháng Mười Nga

V.I.Lê nin sinh ngày 22/4/1870 tại thành phố Xim biếc(nay là Ulianốpxcơ). Tính cách và quan điểm của Lê nin thời trẻ được hình thành dưới sự ảnh hưởng của nền giáo dục gia đình, nền văn hoá Nga tiên tiến cùng cuộc sống xung quanh.

Năm 17 tuổi (1887), Lê nin bước hẳn vào con đường đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyên chế Nga hoàng. Năm 1892, Lê nin lập ra nhóm Mác xit đầu tiên tại tỉnh Xamara, nghiên cứu và tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác. Lê nin trở thành người kế tục trung thành sự nghiệp và học thuyết vĩ đại của Mác - Ăng ghen.

Năm 1903, Đại hội II Đảng công nhân chủ nghĩa xã hội Nga họp, Đại hội nhất trí tán thành đường lối cách mạng của Lê nin, xây dựng một Đảng vô sản kiểu mới, Đảng Bônsêvích. Dưới sự lãnh đạo của Lê nin, Đảng Bônsêvích với đường lối đấu tranh lật chính quyền tư sản thành lập chuyên chính vô sản.

Ngày 7/11/1917, Lê nin lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính phủ Xô Viết ra đời do Lê nin làm Chủ tịch. Lên in đã lãnh đạo xây dựng chính quyền Xô Viết và chống thù trong giặc ngoài thành công (năm 1917 - 1920 ). Những thành quả đạt được đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Lê nin.

Ngày 20/12/1922, Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời( gọi tắt là Liên Xô).

Bằng nội lực của mình, lãnh tụ Lê nin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga thành công; biến nước Nga từ nghèo nàn lạc hậu thành một nước có tiềm lực mạnh về kinh tế, văn hoá, khoa học, quân sự quốc phòng. Nước Nga Xô Viết trở thành ánh đuốc soi sáng con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước bị áp bức trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chủ đề II: Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam và Xô Viết Nghệ Tĩnh :

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Được sự giúp đỡ của Lê nin và chính phủ Nga Xô Viết, Đảng cộng sản một số nước ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng cho dân tộc mình

* Đối với cách mạng Việt Nam: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga càng làm tăng thêm niềm tin mãnh liệt cho phong trào đấu tranh của nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nói chung và Việt Nan nói riêng. Đó là con đường duy nhất, là khát vọng cháy bỏng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong bước đường đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Với ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và Luận cương của Lê nin đã đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.

Sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã giải quyết sự khủng hoảng, bế tắc về mặt đường lối cách mạng trong nước, mở ra cho những người yêu nước một hướng đi mới, đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga.

Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.

* Đối với Xô Viết Nghệ Tĩnh: sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một phong trào cách mạng rộng lớn đã nổ ra trong cả nước (1930-1931) với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 12, 13 năm Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức biểu tình, đấu tranh dương cao khẩu hiệu “Ủng hộ Xô Nga, Việt Nam hoàn toàn độc lập”...Trong cuộc đấu tranh kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga (ngày 7/11/1930) ở huyện Diễn Châu đã có hàng trăm người hy sinh vì tinh thần Quốc tế cao đẹp

Chủ đề III: Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và Ulianốp (Liên bang Nga)

Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược và xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân dân Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng không bao giờ quên được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Liên Xô về tình cảm và vật chất. Ngày nay trong công cuộc đổi mới nhân dân tỉnh Ulianốp (quê hương của lãnh tụ V.I. Lê nin) nói riêng và nhân dân Nga nói chung có tình cảm sâu sắc với quê hương Chủ tịch Hồ chí Minh.

Ngày 10/10/1987, tại tỉnh Ulianốp, đồng chí Xăm xa nốp (Bí thư tỉnh Ulianốp và đồng chí Nguyễn Bá (Bí thư tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh) đã ký văn bản hợp tác kinh tế, văn hoá giữa hai tỉnh. Tình hữu nghị và hợp tác giữa hai tỉnh Ulianốp và Nghệ An ngày càng được bền chặt và được mở rộng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và kỹ thuật.

Video