Phan Thái Ất với vai trò Bí thư Tổng Nông hội Nghệ An

Tác giả: admin
Ngày 2009-01-08 03:26:12

Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta, nhân dân mà đa số là nông dân đã vùng lên lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính quyền. Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng tháng Tám.

਍ഀ

Trong đấu tranh đầy hy sinh gian khổ, Đảng ta đã rèn luyện được một đội ngũ cán bộ cốt cán kiên trung bất khuất dám xả thân vì lợi ích dân tộc, giai cấp. Phan Thái Ất là một trong số thế hệ đầu tiên đó đã kế tục được con đường cách mạng của Đảng, đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần làm nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với nước bạn Campuchia.

਍ഀ

Công lao của đồng chí Phan Thái Ất đối với cách mạng Việt Nam và quốc tế thật là to lớn. Một trong những đóng góp của đồng chí được lịch sử và nhân dân ghi nhận đó là: Vai trò của đồng chí ở cương vị Bí thư Tổng Nông hội Nghệ An.

਍ഀ

Ngược dòng lịch sử, những năm đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam đã phải chịu đựng sự áp bức tột cùng của thực dân, phong kiến. Đặc biệt giai cấp nông dân, những chủ nhân đầu tiên của nền văn minh nông nghiệp là đối tượng đầu tiên bị ngược đãi bần cùng. Họ bị bọn thực dân Pháp cướp đất lập nhà máy, mở mang đồn điền, bị địa chủ phong kiến đè nén dồn vào ngõ cụt. Trần Thuý Roanh ở Quỳnh Lưu, Thái Thị Vực ở Yên Thành, Ký Viễn ở Thanh Chương, Cửu Ới ở Đô Lương là những tên địa chủ đầy nợ máu với nông dân.

਍ഀ

Không cam chịu cảnh tôi tớ trâu ngựa, vốn giàu lòng yêu nước, nông dân Nghệ An đã hăng hái theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tự nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ cứu nước của các anh hùng dân tộc chống ngoại xâm bảo vệ non sông.
਍ഀ Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Chiếu Cần Vương lại xuất hiện, nông dân ta lại nhất tề đứng lên dưới sự lãnh đạo của các bậc sỹ phu: Trần Tấn, Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã. Họ không tiếc máu xương, bền bỉ cùng dân tộc kéo dài cuộc kháng chiến chống Pháp hàng chục năm ròng. Rồi phong trào chống thuế diễn ra năm 1908, nông dân cũng là lực lượng phần đa nổi dậy chống sưu cao thuế nặng. Phong trào bị đàn áp đẫm máu nhưng đã góp phần tô thắm trang lịch sử đấu tranh anh dũng của quê hương. Trong đêm tối nô lệ, người nông dân đầu rơi máu chảy nhưng đất vẫn bị cướp mất. Nhiều nơi như Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, nông dân đã cùng nhau vào phe hộ đấu tranh chống lại phe hào. Tuy vậy do đặc điểm hạn chế về giai cấp, các cuộc đấu tranh của họ cũng chỉ là hành động tự phát sau các luỹ tre xanh mà thôi.

਍ഀ

Phải chăng nông dân Nghệ An chưa tìm được người dẫn dắt và “người bạn đời” cùng chung lý tưởng để kề vai sát cánh, đấu tranh giành quyền sống cho mình?

਍ഀ

Theo tiếng gọi của chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu, hàng trăm thanh niên Nghệ Tĩnh đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu khổ đồng bào. Trong số đó, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã sớm tìm ra chân lý cho cách mạng Việt Nam qua Luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc thuộc địa. Đó là lời giải về một cuộc cách mạng ở một nước thuộc địa có hơn 90% dân số là nông dân. Kẻ thù dân tộc cũng là kẻ thù áp bức giai cấp, chính là thực dân Pháp và bọn phong kiến phản động tay sai của chúng.

਍ഀ

Trải qua lịch sử đấu tranh cách mạng, được chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng, ở Nghệ Tĩnh đã có các tổ chức yêu nước tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong các đảng như Tân Việt, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Đông Dương Cộng sản Đảng có ý nghĩa tích cực nhất đến phong trào cách mạng Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.

਍ഀ

Tháng 6-1929, Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ An gặp Võ Mai và lập ra Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung Kỳ. Đây là một sự kiện nổi bật của đảng bộ Nghệ An trước lúc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sau sự kiện này nhiều cơ sở Hội Thanh niên Nghệ An đã chuyển thành các chi bộ cộng sản đầu tiên như Dương Xuân, Tri Lễ (Anh Sơn), Vạn Phần (Diễn Châu), Lộc Đa, trường Quốc học (thành phố Vinh)…

਍ഀ

Cùng với sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng, các tổ chức quần chúng của Đảng như Tổng Công hội, Tổng Sinh hội đã hình thành.

਍ഀ

Đầu tháng 11-1929, dưới sự chủ trì của Nguyễn Phong Sắc, tại làng Dương Xuân, tổ chức Nông hội Nghệ An đã được thành lập do dồng chí Phan Thái Ất làm bí thư.

਍ഀ

Ban chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra mắt gồm các đồng chí: Phan Thái Ất, Hoàng Trọng Trì, Bùi Thừa, Phan Hoàng Thân, ông Thanh. Chức năng buổi đầu của Tổng Nông hội nhằm tập hợp nông dân đứng lên đấu tranh với giai cấp địa chủ, cường hào giành lại ruộng đất bị cướp đoạt, đòi giảm tô tức và các thứ thuế, đòi nhà cầm quyền chấm dứt bắt bớ rượu lậu, muối lậu…bước đầu đấu tranh giành quyền dân chủ cho nhân dân. Báo “Nhà nông”, báo “Dân cày” là tiếng nói của tổ chức này. Qua nhiệm cụ của Tổng Nông hội đề ra từ những ngày đầu, chúng ta thấy gần gũi và đúng nguyện vọng của nông dân. Họ thiết tha có được mảnh ruộng để cày cấy và gắn bó với nhau trong cộng đồng thiêng liêng của làng xã Việt Nam. Trên mảnh đất màu mỡ của quê hương xứ sở, họ ra sức lao động sáng tạo ra vô vàn của cải vật chất để nuôi sống và duy trì sự trường tồn cho con người. Vậy mà thực dân, phong kiến đã tước mất quyền cơ bản nhất của họ.

਍ഀ

Sự ra đời của Tổng Nông hội Nghệ An gắn với tên tuổi của đồng chí Phan Thái Ất ở một vùng quê nghèo như Dương Xuân không phải là ngẫu nhiên.

਍ഀ

Sinh năm 1894 tại Dương Xuân, Phan Thái Ất lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan. Từ thủa thiếu niên Phan Thái Ất đã từng được nghe kể chuyện đánh Tây của các bậc sỹ phu. Ấn tượng để lại sâu sắc trong anh là cuộc nổi dậy của dân làng bắt trói viên chánh tổng bỏ thúng gánh lên Anh Sơn tố cáo tội ác tham nhũng của y và đòi giảm sưu thuế.

਍ഀ

Năm 1922 nhân có phong trào vận động xuất dương sang Trại Cày của Đặng Thúc Hứa, Phan Thái Ất bỏ học cùng các bạn lập hội “Tâm Giao”. Hội có 5 người thì Phan Thái Ất là một trong những người đầu tiên có công xây dựng hội.

਍ഀ

Từ đó Tâm giao hội đã phát triển thành 40 hội viên hiệu Yên Xuân. Đây là một cơ sở của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội có tác dụng lớn tới phong trào cách mạng ở Anh Sơn. Đa số thành viên hiệu Yên Xuân là con em nông dân nghèo khó không cam chịu cảnh áp bức bất công của thực dân phong kiến. Những hạt nhân của hiệu là cơ sở để phát triển chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và Đông Dương Cộng sản Đảng sau này. Hai tổ chức Đảng tiền thân nêu trên đều do Phan Thái Ất làm Bí thư. Các hội viên hiệu Yên Xuân sau này đều trở thành những cán bộ chủ chốt của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh như Trần Hữu Thiều – Bí thư lâm thời Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, Nguyễn Hữu Cơ - huyện uỷ viên Nghi Lộc, Phan Thái Ất là Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi.

਍ഀ

Từ cái nôi cách mạng Yên Xuân hiệu, phong trào đã phát triển ra toàn phủ Anh Sơn và ảnh hưởng sâu rộng cả vùng phía Tây Nghệ An. Con số cán bộ, đảng viên của Nghệ An hoạt động trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện có 2503 người thì riêng phủ Anh Sơn đã có 607 người tham gia.

਍ഀ

Việc thành lập Tổng nông hội Nghệ An đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử đấu tranh của giai cấp nông dân. Từ đây nông dân Nghệ An không đơn lẻ nữa, họ đã có một tổ chức cách mạng với một tập thể lãnh đạo đứng đầu là Phan Thái Ất. Điều đó đồng nghĩa với việc đưa nông dân vào tổ chức, đoàn kết họ bởi “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

਍ഀ

Ba tiếng “Nông hội Đỏ” bấy giờ thật giản dị, thiêng liêng gần gũi với người nông dân biết nhường nào. “Nông hội” phải chăng là hội nông. Bất kỳ đàn ông, đàn bà từ những người tiểu điền chủ cho đến những nông dân cày thuê, cày rẽ từ 18 tuổi trở lên thì được vào”. “Có hội hè” tức có tình thân ái sau thì khuyên nhau học hành. Chúng ta đã biết cách mệnh tinh thần, cách mệnh kinh tế thì cách mệnh chính trị cũng không xa”.

਍ഀ

Nói về người lãnh đạo Nông hội Phan Thái Ất với cương vị bí thư, trách nhiệm của đồng chí thật nặng nề. Vừa là hạt nhân của phong trào cách mạng quê nhà Anh Sơn, đồng chí lại vừa lo xây dựng cơ sở Đảng ở sở Đảng ở các nơi như Thanh Chương, Diễn Châu, Yên Thành. Những nơi đồng chí về bắt mối phong trào nông dân phát triển rất mạnh như Cát Ngạn (Thanh Chương), Vân Tụ (Yên Thành), Hoàng Trường (Diễn Châu)…

਍ഀ

Người bí thư càng hoạt động càng dạn dày kinh nghiệm. Có lần Phan Thái Ất cùng Trần Hữu Thiều sang công tác ở huyện Thanh Chương bị tên phó lý làng La Mạc bắt tại chợ Chùa. Nhân lúc đồng bào đi chợ kéo đến xem, đồng chí nhảy lên mô đất diễn thuyết, tuyên truyền cách mạng. Tên phó lý thúc đoàn phu trói đồng chí, Phan Thái Ất cảnh cáo:

਍ഀ

“Đối với cách mạng, chúng tôi chẳng qua là một lá cây trong rừng rậm, cây còn thì lá còn. Tôi khuyên các ông không nên lấy gậy chống trời để hối hận về sau”. Thấy đồng chí nói có lý, trên đường giải về huyện Thanh Chương, người đoàn phu đã để hai đồng chí trốn thoát.

਍ഀ

Sự hoạt động đầy mưu trí khôn khéo của đồng chí Phan Thái Ất là kinh nghiệm quý báu để sau này khi vào công tác ở Quảng Ngãi đồng chí đã vượt qua được những phút giây nguy hiểm để thoát khỏi lưới quân thù tiếp tục tục hoạt động. 
਍ഀ
਍ഀ Kể từ ngày nhận nhiệm vụ Bí thư Tổng Nông hội Nghệ An đến lúc đồng chí phải vào công tác ở phía Nam, tuy thời gian không dài nhưng những gì đồng chí Phan Thái Ất đã làm đều có một ý nghĩa tác dụng hết sức to lớn đối với phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh nói chung và giai cấp nông dân nói riêng.

਍ഀ

Vừa mới ra đời, Tổng Nông hội Nghệ An đã gây được tiếng vang lớn. Ngay trên quê hương đồng chí bí thư, hai uỷ viên Phan Văn Thân và Nguyễn Văn Đừu đã cùng nhân dân trừng trị bọn mật thám tay sai Nguyễn Hữu Dũng. Sự kiện đã gây chấn động khắp toàn tỉnh. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra truyền đơn phản đối thực dân Pháp giết hại anh Thân, anh Đừu. Khắp nơi sục sôi khí thế ảnh hưởng tinh thần đấu tranh của Đảng. Giai cấp nông dân Nghệ An chưa bao giờ tràn đầy tự tin dũng khí như ngày ấy, bởi từ nay họ có một chính đảng lãnh đạo với một cương lĩnh chính trị đứng đắn, nhất quán và một tổ chức đoàn thể Nông hội đỏ, Phụ nữ giải phóng, Thanh niên cộng sản vững vàng tiến vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Và đẹp biết bao ngày ra quân đầu tiên, nông dân Nghệ An đã khẳng định được vị trí giai cấp của mình trên đường tranh đấu.

਍ഀ

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1930, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng mà trực tiếp là Hoàng Trọng Trì - một uỷ viên Ban chấp hành Tổng Nông hội dẫn đầu 1200 nông dân các vùng phụ cận thành phố Vinh đã phối hợp với công nhân trong các nhà máy đấu tranh đưa yêu sách tới thực dân Pháp và bọn phong kiến, tuy thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá cao sự kiện này.

਍ഀ

Cũng trong ngày 1-5-1930 tại Thanh Chương – nơi đồng chí Phan Thái Ất đã từng gây dựng cơ sở Đảng, 3000 nông dân Hạnh Lâm có vũ trang đã kéo thẳng đến nhà tên địa chủ Ký Viễn đấu tranh đòi hắn phải trả lại số ruộng đất đã bao chiếm của dân. Trước sức mạnh của nhân dân, Ký Viễn bỏ trốn, đoàn biểu tình xông vào đốt cháy dinh cơ của hắn.

਍ഀ

Ở các vùng nông thôn Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, nông dân kéo đi biểu tình đòi quyền lợi ruộng đất, đòi giảm sưu thuế.

਍ഀ

Ngày 30-8-1930, 3000 nông dân Nam Đàn có vũ trang đột nhập huyện đường. Người tự vệ đỏ Nguyễn Đình Khiếng xuất thân từ nông dân (nay là thiếu tướng Lê Nam Thắng) cầm cờ đỏ búa liềm có ghi yêu sách của dân lên viên tri huyện Lê Khắc Tưởng.

਍ഀ

Âm vang cuộc đấu tranh ở Nam Đàn còn nóng bỏng thì ngày 1-9-1930, hai vạn nông dân Thanh Chương đã rầm rộ kéo về huyện đường. Tri phủ Phan Sỹ Bàng và nha lại bỏ cả công đường chạy tháo thân. Đây là cuộc đấu tranh điền hình nhất của nông dân Nghệ An trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sau ngày 1-9-1930, chính quyền Xô Viết nông dân được thành lập ở nhiều nơi.

਍ഀ

Đến ngày 12-9-1930, 8000 nông dân Hưng Nguyên lại đột nhập ga Yên Xuân. Tự vệ đỏ bắt giữ trưởng ga, đoàn biểu tình tiến về phủ lỵ. Hoảng sợ, thực dân Pháp cho máy bay ném bom 2 lần làm rất nhiều người chết và bị thương. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên đã ảnh hưởng vang dội đến trong và ngoài nước. Nhân dân từ Bắc chí Nam xuống đường đấu tranh chia lửa với nông dân Nghệ Tĩnh.

਍ഀ

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài đã gửi thư lên Quốc tế cộng sản để tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam và biểu dương tinh thần chiến đấu ngoan cường của giai cấp nông dân. Trong thư gửi Quốc tế nông dân ngày 5-11-1930, Người nhấn mạnh: “Đế quốc Pháp khủng bố phong trào nông dân dữ dội chưa từng thấy, như ở Nghệ An chỉ trong một cuộc biểu tình ở phủ Hưng Nguyên máy bay thả bom giết chết 171 người. Ở Thanh Chương (một huyện khác ở Nghệ An) 103 người chết một lúc. Riêng ở Nghệ An đã có 393 ngưòi bị giết trong 7 cuộc biểu tình, nhiều làng đỏ bị triệt hạ và đốt trụi. Mặc dù bị đàn áp dã man, phong trào vẫn tiếp tục phát triển”.

਍ഀ

Có thể nói những cuộc đấu tranh trong tháng 5 đến tháng 9/1930 đưa phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh lên tới đỉnh cao nhất. Từ Vinh-Bến Thuỷ, ngọn lửa yêu nước và cách mạng đã bốc cao chưa từng thấy ở Nghi Lộc, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Anh Sơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh phát triển cả bề rộng, bề sâu, từ Nghệ An sang Hà Tĩnh, từ miền xuôi đến miền ngược, các Xô Viết nông thôn ra đời.

਍ഀ

Khi bộ máy của chính quyền đế quốc, phong kiến hoàn toàn vô hiệu hóa, các Ban chấp hành Nông hội đỏ mà hồi đó nhân dân gọi là các Xã bộ nông, Thôn bộ nông đứng ra quản lý nông thôn. Các Ban chấp hành làm chức năng của một chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề sự vụ trong thôn xóm cho nhân dân. Thực chất đó là chính quyền Xô viết.

਍ഀ

Từ tháng 9-1930 đến tháng 5-1931, chính quyền Xô Viết đã được thiết lập nhiều nơi trong tỉnh như: Yên Dũng, Lộc Đa( thành phố Vinh); Võ Liệt, Nguyệt Bổng( huyện Thanh Chương); Hữu Biệt, Thanh Thuỷ(huyện Nam Đàn); Phù Xá (huyện Hưng Nguyên); Đặng Sơn, Bạch Ngọc, Tri Lễ, Mỹ Ngọc, Văn Khê(huyện Anh Sơn)…

਍ഀ

Các đình làng xưa nay là nơi chè chén của chức sắc địa phương, nơi gây ra nhiều vụ oan nghiệt cho dân vô tội thì nay trở thành nơi làm việc công khai của chính quyền Xô Viết.

਍ഀ

Xã bộ nông thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, chia lúa cho người nghèo, xoá bỏ các thứ thuế vô lý, trừng trị bọn phản động. Trong thôn xóm lan toả một không khí hân hoan, náo nức. Báo Lao khổ số ra ngày 17-9-1930 của Xứ uỷ đã viết: “Từ ngày 1-9-1930 đến nay anh chị em nông dân Nghệ Tĩnh đã tranh đấu kịch liệt hơn nên đã đòi được nhiều quyền lợi. Ở trong xã bao nhiêu quyền hành chính đều về tay nông hội. Có xã chị em cũng dự bàn việc làng”.

਍ഀ

Tính ưu việt của chính quyền mới cho ta khẳng định rằng: nếu nói cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là cách mạng ruộng đất thì có thể nói thực chất Xô Viết Nghệ Tĩnh là Xô Viết nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và điều có ý nghĩa lớn lao nhất là trong cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đảng ta đã rèn luyện được một đội ngũ quần chúng hùng hậu mà nòng cốt là công nông liên minh bên cạnh các tổ chức quần chúng.

਍ഀ

Từ ngày 1-5 đến ngày 1-10 hơn 50.000 nông dân đã vào nông hội (Nam Kỳ có 15.000 người, Trung Kỳ có 35.000 người). Nơi đồng chí Phan Thái Ất trực tiếp phụ trách như Thanh Chương có 10.000 hội viên. Anh Sơn có 9.032 hội viên.

਍ഀ

Tổng kết về Xô Viết Nghệ Tĩnh, lấy số liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, số hội viên nông hội đã lên đến 48.484 hội viên. Con số đó đã nói lên sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân một khi họ được Đảng tổ chức lãnh đạo. 
਍ഀ
਍ഀ Trong thời kỳ 1930-1931, Đảng ta đã đánh vào khâu yếu nhất của chính quyền thực dân phong kiến ở nông thôn, phát động được hàng triệu nông dân đứng lên đấu tranh là nhờ Đảng có đường lối đúng đắn đáp ứng được nguyện vọng, quyền lợi của nông dân - tầng lớp chiếm số đông trong xã hội.
਍ഀ  
਍ഀ Qua Xô Viết Nghệ Tĩnh, một thực tiễn sinh động đã bộc lộ: nông dân không những có khả năng phá tan chế độ cũ mà còn hăng hái xây dựng xã hội mới.

਍ഀ

Nhận thấy vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng, năm 1945 dưới ngọn cờ của Việt Minh, giai cấp nông dân đã kề vai sát cánh cùng các lực lượng khác trong xã hội ào ạt tiến lên như triều dâng thác đổ giành chính quyền. Trong kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp (1945-1954) “nông dân Nghệ An đã có 80.000 người tòng quân, 10.630 thanh niên xung phong, 927.447 lượt dân công phục vụ tiền tuyến”.

਍ഀ

Phát huy bản chất cách mạng của giai cấp mình, trong kháng chiến chống Mỹ, nông dân Nghệ An vừa sản xuất, vừa chiến đấu góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Với khẩu hiệu “tay cày, tay súng”, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

਍ഀ

“Ruộng rẫy là chiến trường
਍ഀ Cuốc cầy là vũ khí
਍ഀ Nhà nông là chiến sỹ
਍ഀ Hậu phương thi đua với tiền phương”

਍ഀ

Những cánh đồng 5 tấn, 10 tấn nở rộ khắp nơi tạo nên không khí thi đua sôi nổi khắp cả nước sản xuất nhiều lúa gạo để bộ đội ăn no đánh thắng. Các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích phần lớn đều xuất thân từ con em nông dân mà ra. Tất cả nguồn lực dồi dào được tạo ra từ các vùng quê nghèo khó đã nuôi dưỡng cả dân tộc Việt Nam chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

਍ഀ

Nhìn lại lịch sử, chúng ta vô cùng tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường của ông cha ta. Để tỏ lòng biết ơn các bậc tiền bối đã đóng góp không nhỏ công sức của mình vào sự nghiệp chung của cách mạng dân tộc, chúng ta tự hào nhớ đến đồng chí Phan Thái Ất - người Bí thư Tổng Nông hội Nghệ An đầu tiên. Vốn mang trong mình truyền thống yêu nước của quê hương, đồng chí Phan Thái Ất đã sớm tiếp thu tinh thần của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để tổ chức xây dựng giai cấp nông dân thành một lực lượng hùng hậu, đội quân chủ lực của cách mạng. Trải qua đấu tranh gian khổ, từ những năm đầu thế kỷ và Xô Viết Nghệ Tĩnh, từ một giai cấp đấu tranh tự phát, dưới sự lãnh đạo của Tổng Nông hội đứng đầu là Phan Thái Ất, Hội nông dân đã phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh thu hút hàng vạn hội viên tham gia.

਍ഀ

Từ miền quê, Anh Sơn – nơi khởi nguồn xây dựng tổ chức hội, phong trào đấu tranh đã lan ra khắp cả các phủ huyện. Đầu tiên đấu tranh đòi xóa sưu cao thuế nặng, đòi ruộng đất, nông dân đã tiến lên lật đổ ách thống trị của đế quốc phong kiến ở nhiều nơi, lập nên chính quyền Xô Viết.

਍ഀ

Được tôi luyện trong cao trào 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh, giai cấp nông dân đã cùng dân tộc làm nên cách mạng tháng Tám lịch sử, làm nên “một Điện Biên chấn động địa cầu” và đánh bại đế quốc Mỹ.

਍ഀ

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nông dân Nghệ An đang từng bước đổi mới đi lên góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

਍ഀ

Những kỳ tích mà giai cấp nông dân gặt hái được trong 75 năm qua là nhờ một phần không nhỏ công lao của đồng chí Phan Thái Ất.

਍ഀ

Nguyễn Hồng Vân
਍ഀ Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Video