Phan Thái Ất những năm tháng trong nhà tù của thực dân Pháp

Tác giả: admin
Ngày 2009-01-08 03:32:57

Phan Thái Ất sinh năm 1894 tại vùng Kẻ Gay của phủ Anh Sơn, nay là xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Lĩnh Sơn có vị trí: Phía Bắc giáp sông Lam, bên kia sông là đất Tào Sơn, Lạng Sơn, phía Tây giáp Khai Sơn và một phần đất Cao Sơn, phía Đông và Nam lần lượt giáp các xã Ngọc Sơn, Nam Sơn của huyện Đô Lương và một phần đất Cao Sơn. Đường quốc lộ 7 chạy theo chiều dọc từ đông lên phía tây của xã.

਍ഀ

Thuở đó Kẻ Gay cũng nghèo như bao làng quê khác. Địa thế dốc, thung lũng và bãi phù sa nhỏ hẹp nên nhân dân phải lo đào bới, trồng trỉa thêm trên vùng đất bán sơn địa ở phía sau lưng của làng, nơi gồm những giải đồi là chân của một miền núi có lèn Kim Nhan nổi tiếng.

਍ഀ

Lương thực nuôi người chủ yếu trông vào ngô khoai dưới bãi và sắn trên đồi. Có một điều, đất Gay hơn hẳn các làng nơi khác vì nó có những đồi chè nổi tiếng. Đó là loại chè bạng (có tên khoa học là Tohéa Chinence seem) mà chúng ta thường gọi là chè xanh, nấu tươi lên để uống thì người địa phương gọi là nước chè chát. Hình như thuở đó cả nước không nơi nào có chè xanh ngon được như đất Gay của tỉnh Nghệ. Trồng chè cũng vất vả. Khai phá đất ươm trồng nhọc nhằn. Khi cây còn nhỏ thì phải che nắng. Chè lớn lên phải làm cỏ, vun gốc, chăm bón công phu rồi thu hái đúng thời vụ để cây có năng suất và tuổi thọ cao. Vì thế đương thời có câu ca khuyên các cô con gái: 

਍ഀ

Ai ơi đừng lấy về Gay
਍ഀ Cơm đêm thì có, cơm ngày thì không 

਍ഀ

Chính những cành, những búp chè cắt hái từ mảnh đất nhọc nhằn này lại là thứ hàng hóa được đem bán đến những vùng thật xa. Từng đoàn thuyền từ dưới xuôi, gọi là đò chè ngược lên chở hàng về. Các quang gánh đón từ đó đem đến các chợ. Đối với dưới xuôi, trự bù, bó chè cũng được coi trọng như đọi cơm đũa mắm. Còn bó chè thì người ta khó thay thế. Vì cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, chứ nước giếng khơi, nhất là với nước mưa, chụm với thứ củi là cành rào tre, khi nước vừa sôi bốc lên mùi thơm đầm ấm là khi chủ nhà gọi bà con trong xóm, trước hết là những gưn gươi kề cựa đến uống. Cơm tẻ, chè bạng cùng với lẽ phải, điều hay từ tâm đức của nhân quần ở từng vùng quê như đất Gay đã hun đúc nên những lớp người nghĩa khí. 
਍ഀ
਍ഀ Phan Thái Ất cũng đã trải qua tuổi thơ khắc nghiệt trên đất Gay. Đồng chí được sinh ra trong một gia đình yêu nước. Lúc đồng chí lên tám thì bố qua đời sau mấy lần bị Tây gọi lên đồn binh của phủ tra hỏi. Mẹ và các anh chị trong nhà lo cho Phan Thái Ất ăn học. Bấy giờ quê hương Anh Sơn vẫn là vùng sôi động về tinh thần yêu nước. Đội Quyên, Đội Quảng (lịch sử gọi là lực lượng hậu Cần Vương) vẫn đặt cơ sở ở Bố Lư, phía trong lèn Kim Nham. Rồi Phan Bội Châu xuất dương; các ông Đặng Thái Thân (Nghi Lộc); Đặng Nguyên Cẩn (Thanh Chương), và các anh Đặng Văn Bá, Ngô Đức Kế (mãi bên Hà Tĩnh) vẫn thường lui tới ở vùng đất Gay. Các ông vận động thành lập Triêu Dương thương quán và Hưng Nghiệp hội xã. Cao Xuân Khoách, Hoàng Khắc Bạt người trong vùng rủ các anh trai của Ất tham gia. Họ mở thêm các lớp mời thầy về dạy học chữ, học võ. Đó là khi Ất bắt đầu lớn và cũng được nhập hội. Chiến tranh thế giới (1914-1918) kết thúc khi Phan Thái Ất đến tuổi mười chín, hai mươi. Từ năm 1922, thanh niên vùng quê này lập ra tổ Tâm giao, tìm đọc phổ biến sách báo cổ động tinh thần yêu nước, nhất là thơ văn của cụ Phan Bội Châu và của Đông Kinh Nghĩa Thục. Họ góp ruộng cày chung, góp vốn mở hiệu bán hàng tạp hóa cốt để làm nơi liên lạc và cử người đi bắt mối gây dựng đoàn thể. Phan Thái Ất được giao việc trông coi ruộng nương. Lấy công làm lãi, họ tích tụ, tạo ra tiền quỹ để đưa thanh thiếu niên xuất dương sang Thái Lan, sang Trung Quốc học tập. Thấy Ất chịu khó và có mưu trí, các anh trai nhận ở nhà lo cày cuốc nuôi mẹ già để cho em mình đi theo đoàn thể. Năm 1926 thì ở đây có chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí. Đến tháng 9-1929 thì Nguyễn Phong Sắc lên đây thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng do Phan Thái Ất làm Bí thư. Đầu tháng 11 năm đó, đồng chí Nguyễn Phong Sắc cùng đồng chí Cát Sửu, người của Xứ uỷ Trung Kỳ Đông Dương Cộng sản Đảng lên triệu tập Hội nghị thành lập Nông hội Nghệ An, cử Phan Thái Ất làm Bí thư Nông hội tỉnh. Cuối tháng 11, đồng chí đi xây dựng cơ sở Nông hội ở một số nơi, sau huyện Yên Thành và phủ Diễn Châu thì đến huyện Thanh Chương. Tại đây tri huyện đã sai người đến bắt nhưng vì không tìm ra chứng cứ nên phải thả đồng chí ra. Theo yêu cầu của Xứ uỷ, cuối năm 1929, Phan Thái Ất được điều vào công tác ở các tỉnh thuộc Nam phần miền Trung. Vào đó, sau một thời gian phân công xây dựng cơ sở của phân cục Trung ương Đảng (tức bộ phận Xứ ở phía Nam) Trung Kỳ, đến tháng 9-1930 thì Tỉnh Đảng bộ Quảng Ngãi được thành lập, do Phan Thái Ất làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Nghiêm là phó. Rồi từ Quảng Nam đến Phú Yên đều có cơ sở cách mạng. Ít lâu sau, tỉnh Quảng Nam thành lập Tỉnh uỷ. Khi Xô Viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp khốc liệt thì phong trào Nam-Ngãi cũng bị khủng bố dữ dội. Đến tháng 10-1930, từ Quảng Ngãi trở vào bị mất liên lạc với Đảng cấp trên. Tháng giêng năm 1931, đồng chí Nghiêm cùng 15 người khác bị địch bắt. Đồng chí Nghiêm bị chúng xử bắn. Phan Thái Ất cùng các đồng chí còn lại trong Tỉnh uỷ phải lo chắp nối lại phong trào. Đến tháng 3-1931 thì có đồng chí Trần Hường, cán bộ của Xứ uỷ vào. Bấy giờ một số cơ sở đã được phục hồi. Đồng chí Ất bí mật triệu tập hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng để học tập chủ trương mới do Hội nghị Trung ương tháng 10-1930, là Hội nghị thông qua Luận cương chính trị do Tổng Bí thư Trần Phú khởi thảo và quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Phong trào ở đây hồi phục được một thời gian thì ngày 22-7-1931, đồng chí Phan Thái Ất bị giặc bắt. 
਍ഀ
਍ഀ Buổi đầu bọn địch cho giam đồng chí ở một nơi gần Tòa sứ nhằm để dụ dỗ nhưng không sao lay chuyển nổi nên đem nhốt vào xà lim trong ngục thất của tỉnh. Nhà lao Quảng Ngãi là nơi cách đó không lâu, người anh ruột và người cháu của Phan Thái Ất vì hoạt động trong phong trào Xô Viết ở Nghệ An nên bị địch bắt, trên đường giải đi vào, địch đã tạm nhốt họ lại. Đấy cũng là nơi trước kia người bác của Phan Thái Ất bị giam đến chết vì tham gia phong trào Cần Vương. 
਍ഀ
਍ഀ Cuộc sống của người tù can án chính trị tại nhà lao Quảng Ngãi lúc bấy giờ vô cùng tồi tệ. Nhưng với Phan Thái Ất thì có lúc kẻ địch cũng “nới tay” một chút, nhằm để đeo đuổi sự lung lạc tinh thần. Hết Tuần vũ là viên quan Nam triều đầu tỉnh, đến Li-véc-xê chánh mật thám Quảng Ngãi tìm mọi cách bịp bợm sau những lúc dùng cực hình tra tấn đối với Phan Thái Ất nhưng chúng đều lắc đầu vì không sao khiến người cộng sản đến từ quê hương xứ Nghệ này hé miệng một lời theo mưu đồ của chúng. Uy tín, nhuệ khí của người Bí thư Tỉnh uỷ bị giặc cầm tù từ trong xà lim ngục tối lọt ra ngoài đã động viên các đồng chí Quảng Ngãi vững tâm chiến đấu. Thực dân Pháp mở phiên tòa xét xử, kết án Phan Thái Ất tử hình. Trong lúc chờ chúng giải ra pháp trường, đồng chí cùng Hồ Thiết, Trần Tư tìm cách vượt ngục. Họ cắt nến mỏng như đồng xu trát vào lỗ cùm mà đốt để nới rộng rồi dần dần rút được chân ra. Khi các đồng chí đang dỡ ngói, mong bẻ gãy mui mè trên mái nhà để thoát thân thì viên cai ngục vào gọi tử tù Phan Thái Ất lên gặp Tuần vũ để nhận sự giảm án tử hình xuống chung thân khổ sai. Đồng chí Ất vẫn ngang nhiên chống án. Chánh mật thám Li-véc-xê cố tìm cách lung lạc. Sau một thời gian hỏi vặn đi vặn lại, đồng chí vẫn không chịu nhượng bộ. Nó phát cho đồng chí mười tờ giấy trắng với mười cây nến để đêm đó phải viết trả lời nó năm câu hỏi: 
਍ഀ
਍ഀ - Làm cách mạng theo dòng dõi, cội rễ ở đâu? 
਍ഀ
਍ഀ - Tại sao lại theo chủ nghĩa cộng sản? 
਍ഀ
਍ഀ - Những kinh nghiệm của ông trong qua trình hoạt động cách mạng? 
਍ഀ
਍ഀ - Chủ nghĩa cộng sản có thực hiện được ở Đông Dương không, vì sao? 
਍ഀ
਍ഀ - Hiện nay làm thế nào để ngăn ngừa được cộng sản?

਍ഀ

Phan Thái Ất thức sáng đêm để viết trả lời năm câu hỏi của Li-véc-xê với nội dung chính được tóm tắt:

਍ഀ

- Phải làm cách mạng để giải phóng dân tộc, chống áp bức bóc lột.

਍ഀ

- Chỉ có theo Chủ nghĩa cộng sản cách mạng mới thành công.

਍ഀ

- Kinh nghiệm, đã làm cách mạng thì phải làm đến cùng để không còn ngoại xâm, không còn kẻ bóc lột.

਍ഀ

- Nhất định chủ nghĩa cộng sản sẽ được thực hiện ở Việt Nam.

਍ഀ

- Không một thế lực bạo tàn nào có thể ngăn ngừa được chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.

਍ഀ

Vừa rạng sáng thì Li-véc-xê đích thân đến, đẩy cửa bước vào. Xem xong, nó vò nát mười tờ giấy ken dày những dòng chữ chưa ráo mực rồi ra lệnh giải Phan Thái Ất đi nhà đày cấm cố Buôn Ma Thuột, mong giết chết người tù cộng sản này bằng lao động khổ sai và bệnh tật nơi rừng thiêng nước độc.

਍ഀ

Nhà đày Buôn Ma Thuột dạo ấy đang thời xây dựng theo địa điểm được khâm sứ Trung Kỳ Sa-ten ký ngày 26-4-1930. Nơi đó gần tòa công sứ và nhà lao ĐákLák, cách trại lính khố xanh của tỉnh này khoảng 300 m. Một nhà đày cầm cố đặt ở vị trí ấy là tiện để các quan tỉnh dễ kiểm soát và khi tù đấu tranh thì nhanh chóng bị đàn áp, hoặc họ có vượt ngục thì cũng dễ đuổi bắt.

਍ഀ

Bấy giờ ĐákLák còn là vùng rừng núi hoang vu, nằm ở một vị trí xa xôi, thuộc phía tây nam của xứ Trung Kỳ, giáp giới Nam Kỳ và Cam-pu-chia, bị bao vây giữa bốn bề núi non trùng điệp. Tuy có hai mùa (mưa và khô) nhưng thuở đó do chưa được khai phá mấy nên Buôn Ma Thuột có khí hậu thất thường, độ ẩm cao, lắm muỗi mòng và bọ chó, nhiều mầm bệnh nguy hiểm như sốt rét, kiết lị, dịch tả dễ nẩy sinh, nhất là đối với những người chưa quen thuỷ thổ.

਍ഀ

Tại đây, Phan Thái Ất gặp các đồng chí Phan Đăng Lưu, Tôn Quang Phiệt…Đến tháng 5-1935, số tù cộng sản bị đày lên đây là 399 người. Riêng tỉnh Quảng Ngãi, tính từ những số tù đầu tiên đến số tù chính trị cuối cùng bị giam tại Buôn Ma Thuột là 101 người mà Phan Thái Ất là thuộc lớp đầu tiên.

਍ഀ

Vì nhà đày đang thời kỳ xây dựng nên công việc khổ sai của tù là đi đẵn cây, chặt nứa, đào hố, san nền làm trại giam để cho chúng nhốt mình! Phần đông lính canh tù là người Ra-đê. Do bọn thực dân xuyên tạc gây chia rẽ giữa người Kinh và người Thượng nên lính dùng roi vọt thay cho lời sai khiến. Khi bắt đầu đưa tù đi làm, roi của lính dài như cần câu; lúc về đến nơi roi chỉ còn khoảng vài gang tay. Nếu roi của anh lính nào còn dài thì anh đó cũng bị Tây cai ngục đánh. Trong lao động, tù chỉ được tự do một phần về thân thể và có lính đứng bọc xung quanh. Kiết lị là bệnh kinh niên và phổ biến đối với đa số tù. Khốn nỗi đang làm việc mà xin đi đại tiện luôn, lính cũng đánh. Đã bị bệnh kiết thì khi ngồi mãi ruột đau quặn mà chỉ ra chất mủ. Lính khám thấy không có phân, nó cũng đánh. Anh em phải đi lên lá cây cho nó xem, nó mới chịu. Song, lính không cho đi mãi nên tù đành phải cột quần ở quanh đùi, cứ thế, vừa làm vừa đại tiện. Giữa sự sống và cái chết không có gì là xa cách đối với người tù cộng sản bị đày nơi đây. Cảnh làm việc là vậy, còn bữa ăn, sau một buổi lao động khổ sai trở về, khẩu phần của mỗi người tù là một nắm cơm đầy trấu sạn khô queo với một chút mắm thối. Đã kiết lị mà ăn uống như thế bệnh càng nặng thêm nên anh em phải bãi thực và không chịu đi làm. Bọn cai ngục bắt số cầm đầu trong đó có Phan Thái Ất nhốt xà – lim, số còn lại càng đấu tranh đòi thả họ ra và đòi giải quyết các yêu sách là bỏ đánh đập, cơm nước phải sạch sẽ, mỗi tuần phải một bữa có thịt, phải có thuốc chữa cho người đau ốm. Cứ thế, đến ngày thứ tư thì chúng phải thực hiện yêu sách. Sau đó anh em mới chịu đi làm. Song bọn địch chỉ nhượng bộ một thời gian rồi chúng trở lại thủ đoạn như cũ nên các cuộc đấu tranh của anh em tù cũng không phải chỉ diễn ra một lần. Thêm vào đó là anh em tù thực hiện đấu tranh bằng sinh hoạt văn hóa.

਍ഀ

Từ lâu, anh em trong nhà đày vẫn đọc thơ, kể chuyện để động viên nhau. Đến đầu năm 1932 thì công sứ Đák Lák ra lệnh cấm “làm văn nghệ” trong tù. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh đang kể tiểu thuyết Giọt máu hồng thì bị chúng đập, đem biệt giam. Đồng chí Tiến kể thay cũng bị chúng bắt. Anh em tù vẫn yêu cầu được nghe vì Giọt máu hồng là tiểu thuyết sáng tác phổ biến bằng miệng mà các tình tiết, từng nhân vật được làm nổi rõ, dễ hình dung, dễ nhớ nên ai cũng thích. Nhiều người đề nghị đồng chí Phan Thái Ất làm tiếp công việc của đồng chí Tiến. Thế rồi một hôm, Phan Thái Ất đang kể (thực ra vừa sáng tác vừa đọc) Giọt máu hồng thì tên quản ngục rình nghe, cho lính ập vào đánh, bắt cùm chân lại đến sáu tháng liền.

਍ഀ

Như vậy là tại Trung Kỳ, anh em tù Buôn Ma Thuột không còn có chỗ để kêu, họ phải nhờ người đánh điện ra kháng cáo lên Phủ toàn quyền Đông Dương, dù biết làm như thế thì chúng khủng bố càng già. Chúng bắt biệt giam những anh biết tiếng Pháp, sau bắt cả Phan Thái Ất. Chúng thay nhau đánh đồng chí làm gãy cả ba-toong, đứt roi “gân bò”, thậm chí nát cả cán chổi. Sau đó, nó lắc đầu tâu với cấp trên cho đày đồng chí ra Côn Đảo. Khi Phan Thái Ất từ biệt để ra đi, anh em ở lại nói là cai ngục đã phải một lần nữa nhượng bộ đối với chúng trị phạm.

਍ഀ

Phan Thái Ất ra Côn Đảo vào tháng 5-1935. Đó là nơi giam giữ khủng khiếp nhất ở xứ Đông Dương, được thành lập theo Nghị định ngày 1-2-1862 của Đô đốc Bô-na, kẻ được coi như Toàn quyền ở xứ Nam Kỳ hồi đó. Bố bề mênh mông như trời nước, nơi đây anh em hoàn toàn bị cô lập với cư dân và dư luận xã hội. Chỉ riêng việc giải một người tù từ Sài Gòn đi Guy-an, phí tổn hết 300 phơ-răng mà nuôi một người tù tại Côn Đảo (trên giấy tờ) mỗi năm chỉ tốn 260 phơ-răng. Như vậy Côn Đảo là một nhà ngục tiện lợi bậc nhất mà thực dân Pháp có được trong các xứ thuộc địa của chúng. Thế nhưng ở đây người tù bị hành hạ trên xác thịt cũng như bị khủng bố về tinh thần và bắt lao động khổ sai cưỡng bức một cách hết sức tàn nhẫn. Tất cả các yêu sách của họ chỉ được đáp lại bằng xiềng xích, roi vọt và luỡi lê. Cũng có nhiều tù chính trị nghĩ đến chuyện vượt ngục và một số đã thực hiện điều đó. Nhưng theo thống kê của các chúa đảo thì số người bỏ trốn 90% là bị bắt lại. Còn lại 10% kia thì số đông là chết giữa biển, rất ít người vào đất liền mà thoát được thân.

਍ഀ

Như thế, khi Phan Thái Ất ra, nhà ngục Côn Đảo đã có 73 năm. Nếu kể lớp tham gia Đông Du, Duy Tân như Phan Chu Trinh, Lê Văn Huân, Đặng Nguyên Cẩn…thì họ bị đày ra đấy trước Phan Thái Ất đã 17,18 năm. Từ lúc lập nhà ngục tới khi đó đã thay 30 đời chúa đảo. Không thể kể hết lượng máu đổ và đầu rơi cũng như nhân mạng vì yêu nước mà ngã xuống nơi này. Phan Thái Ất đã gặp lại đồng chí Nguyễn Duy Trinh tại đây. Sau việc phải trả lời những câu hỏi kèm theo gậy hèo và báng súng của bọn cai ngục thì đồng chí Phan Thái Ất bị đưa xuống lao động khổ sai ở hầm xay lúa. Nơi đó, người già nhất là cụ Tôn Đức Thắng và trẻ nhất là đồng chí Võ Thúc Đồng. Cảnh lao động ở hầm xay lúa hết sức rùng rợn. Đấy là những bộ xương đang làm việc chứ không phải những con người xay lúa. Mà bọn lính canh ngục thì luôn tìm cách chấn lột người tù. Khi biết một người tù trong túi thực sự không có tiền nó cũng đánh. Cực không chịu nổi, anh em lấy đồng xu, hòn đá buộc vào một góc của chiếc khăn tay vắt vai, khi chúng nó giở trò đánh thì các đồng chí mình nhằm những tên anh chị quật lên đầu chúng trước, xong liền phi tang tang vật. Lũ đàn em khiếp ngắt, co vòi, lẻn đi. Chúng bắt giam những anh em có tinh thần quả cảm như vậy nhốt vào hầm nhỏ. Họ lại tuyệt thực phản đối. Cực nhục hết chỗ nói nhưng anh em vẫn gắng gượng cố đấu tranh để tồn tại chờ ngày được tự do ra mà phụng sự tốt hơn cho Tổ quốc. Và qua những lần anh em dám đương đầu với bọn ác ôn như vậy, chúa đảo phải nhượng bộ. Chúng phải cải tiến chế độ nhà tù và cho anh em được đọc sách báo. Anh em bí mật ra tờ báo Ý kiến chung và cử đồng chí Nguyễn Duy Trinh lo công việc đó. Đồng thời, anh em đòi hỏi phải có đất để sản xuất lấy rau xanh để cải thiện bữa ăn. Chúa đảo cũng phải đồng ý.

਍ഀ

Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) bùng nổ. Một thời gian sau, số tù ở đảo có giảm xuống. Nhận rõ thời thế, anh em cũng phải thay đổi hình thức đấu tranh cho thích hợp như giải tán hội tù. Tổ chức này mất tác dụng với anh em từ lâu nhưng hoàn cảnh mới sợ cứ để thì dễ bị kẻ địch qua những phần tử không trung kiên lợi dụng. Bọn thực dân không những không biết thân phận mà lại còn đàn áp tù dữ dội thêm. Chúng sợ anh em bí mật tổ chức phản kháng. Có lúc cai ngục lấy ba-toong khuấy cả vào chảo canh do tù nấu để khám xét. Phan Thái Ất vốn quen lao động chân tay và có sức chịu đựng nên luôn luôn chăm sóc các đồng chí già yếu và động viên anh em trẻ. Có anh Lương Nhưng ít tuổi hơn ở cùng buồng với Phan Thái Ất, cả hai người cùng bị kiết lị. Hôm y tá phát thuốc cho tù, mọi người phải ra sắp hàng. Số anh em bị kiết lị thì được hai viên ký ninh và có quy định là phát cho ai là người đó phải nuốt ngay. Đồng chí Phan Thái Ất cũng bỏ thuốc vào miệng rồi bưng nước uống trước mặt người phát thuốc nhưng sự thật thì giấu 2 viên thuốc đó vào một phía chân răng, đợi khi y tá ngoảnh đi thì lấy ngay ra và kín đáo trao cho anh Nhưng. Và có một sự trùng hợp là Lương Nhưng cũng chìa 2 viên thuốc của mình cho Phan Thái Ất. Bên này bảo, anh còn trẻ phải gắng cho mau lành bệnh mà về với gia đình và xã hội, bên kia thưa, đồng chí già rồi sức yếu hơn phải có thuốc cho đủ liều mới thôi được bệnh để giúp đỡ chúng tôi. Đồng chí Vực, Bí thư chi bộ nhà tù nhìn thấy như vậy liền cười vui vẻ và nói: “theo tôi, lần này thì đồng chí già phải nhận”. Đó là ý kiến của tổ chức nên Phan Thái Ất phải chấp hành.

਍ഀ

Phát xít Nhật làm đảo chính hất cẳng thực dân Pháp khỏi Đông Dương, miệng thì hô trả độc lập cho Việt Nam nhưng chúng không chịu thả tù chính trị ở Côn Đảo. Anh em chính trị phạm lại phải đấu tranh với một kẻ thù mới nhưng đoán biết thế nào phát xít Nhật cũng thất bại nên chờ cơ hội giải phóng đảo để trở về chiến đấu trên đất liền.

਍ഀ

Rạng sáng ngày 23-9-1945, một tàu thuỷ, một ca nô cùng 32 chiếc thuyền dương cờ đỏ sao vàng chở 2000 con em của Tổ quốc còn sống sót nơi “địa ngục trần gian” Côn Đảo trở về đất liền. Cũng là đúng vào ngày Nam bộ kháng chiến chống bọn thực dân Pháp nấp bóng quân Anh trở lại xâm lược nước ta. Phan Thái Ất nghỉ lại ở Mỹ Thanh, Sóc Trăng một thời gian để chữa bệnh, khi sức khỏe được hồi phục đồng chí lại nhận mệnh lệnh của Đảng đi tiếp. Đến năm 1953 thì Trung ương triệu tập đồng chí về nước để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Thái Ất lại theo chiều dọc của đất nước mà ngược lên. Khởi đầu thì ăn tết Âm lịch ở Bà Rịa, ngày đến là trọn một năm ăn tết mới tại Phú Thọ. Bấy giờ đồng chí Phan Thái Ất đã 55 tuổi, có 13 năm chiến đấu trong nhà tù của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Những năm tháng trở về chiến đấu trên quê hương, đồng chí càng thêm kiên cường, mẫu mực. Cuộc đời của đồng chí là một tấm gương cộng sản mãi mãi sáng ngời.

਍ഀ

Chu Trọng Huyến

Video