Phan Đăng Lưu (1902-1941)

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-15 08:30:13

਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ

  ਍ഀ
  • ਍ഀ
  • Tên gọi : PHAN ĐĂNG LƯU 
  • ਍ഀ
  • Bí danh : Tam Sương 
  • ਍ഀ
  • Ngày sinh : 5/5/1902
  • ਍ഀ
  • Ngày hy sinh : 26/8/1941
  • ਍ഀ
਍ഀ

਍ഀ

Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902 tại xã Tràng Thành(nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Thân sinh Phan Đăng Lưu tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Chu Trạc ở vùng Yên Thành. Năm lên sáu tuổi, Phan Đăng Lưu theo học chữ Hán, sau đó anh vào học trường tiểu học Vinh. Tốt nghiệp tiểu học, anh thi vào trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang. Ra trường với bằng tốt nghiệp hạng ưu, anh được bổ làm nhân viên tập sự tại Sở Canh nông Bắc Kỳ. Ngày 10/10/1924, anh đến nhận việc tại Trại nuôi tằm Thanh Ba(tỉnh Phú Thọ) và một năm sau anh được đổi về Sở Canh nông Nghệ An. 
਍ഀ
਍ഀ Là một thanh niên có tư tưởng chống thực dân Pháp, Phan Đăng Lưu nhanh chóng bắt liên lạc với các thầy giáo trong Hội Phục Việt và tích cực tham gia các hoạt động yêu nước ở thành phố Vinh. Anh tìm đọc và phổ biến sách báo tiến bộ, bàn luận thời cuộc với những người yêu nước và ký tên vào bản yêu sách đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu. Biết rõ việc làm của anh, ngày 3/31926 Sở Canh nông Nghệ An đổi anh ra trại nuôi tằm Diễn Châu. Mười tháng sau, khâm sứ Trung Kỳ chuyển anh vào trại sản xuất trứng tằm Bình Định. Ngày 7/4/1927, chúng lại đổi anh vào làm việc tại trại nghiên cứu canh- ky- na Thượng Đồng Nai (tỉnh Lâm Đồng). Được một tháng, khâm sứ Trung Kỳ ra quyết định thải hồi vì những hoạt động yêu nước của Phan Đăng Lưu. Đây là một cơ hội tốt để anh trở về quê hương hoạt động. 
਍ഀ
਍ഀ Tháng 2/1928, Phan Đăng Lưu được kết nạp vào Hội Phục Việt(lúc này hội đổi tên là Hưng Nam). Anh cùng thầy giáo Trần Văn Tăng xây dựng cơ sở Hội ở Yên Thành. Thời gian sau, anh được Tổng bộ cử vào Huế phụ trách “Quan hải tùng thư”, cơ quan xuất bản sách báo tiến bộ của Hội Hưng Nam. Ngày 14/7/1928, Hội Hưng Nam đổi tên là Tân Việt các mạng Đảng. Ngày 12/12/1928, Phan Đăng Lưu và Hà Huy Tập được Tổng bộ cử sang Quảng Châu để tìm hiểu thái độ của Tổng bộ Thanh niên về vấn đề hợp nhầt hai tổ chức. Nhưng lúc này Tổng bộ Thanh niên ở Quảng Châu đã rút vào hoạt động bí mật vì bị Chính phủ Tưởng giới Thạch khủng bố nên sau 5 tháng không bắt được liên lạc, Phan Đăng Lưu trở về nước. 
਍ഀ
਍ഀ Cuối năm 1929, anh lại tìm đường sang Quảng Châu, nhưng đến Hải Phòng thì bị mật thám Pháp vây bắt. Ngày 21/1/1930, anh cùng với 60 đảng viên của Đảng Tân Việt bị toà án Nam triều đưa ra xét xử, anh bị chúng kết án 3 năm tù khổ sai đày đi Ban Mê Thuột. Trong tù anh cùng các bạn tù bí mật ra tờ báo “Doãn Tê tuần báo” (báo hàng tuần của người Kinh và Ê đê) sau đổi báo là Bôn - sơ - vích. 
਍ഀ
਍ഀ Năm 1933, nhân một số đảng viên người Nghệ Tĩnh được tha, Phan Đăng Lưu gửi về quê một bài báo tố cáo chế độ hà khắc của thực dân Pháp ở nhà tù Ban Mê Thuột, anh bị chúng tăng án lên 5 năm khổ sai chung thân và đưa vào xà lim. Giữa năm 1936, Phan Đăng Lưu được thả tự do nhờ phong trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và thả tù chính trị phát triển ở Pháp và Đông Dương. Tháng 8/1936, anh bắt liên lạc với Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Và được Trung ương chỉ định vào Ban chấp hành lâm thời Xứ uỷ Trung Kỳ, phụ trách phong trào đấu tranh công khai, hợp pháp. Ngày 27/3/1937, đồng chí Phan Đăng Lưu dẫn đầu đoàn đại biểu thay mặt đồng bào các giới, các ngành đến Toà Khâm sứ Trung Kỳ đưa bản yêu sách với 33 điều đòi các quyền tự do, dân chủ cơm áo, hoà bình cho ông Gô đa, trưởng phái đoàn của chính phủ Mặt trân nhân dân Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương. Được sự uỷ nhiệm của Xứ uỷ Trung Kỳ, Phan Đăng Lưu đã cùng một số trí thức yêu nước mua lại tên báo “Sông Hương” chuyển thành “Sông Hương tục bản”, tờ báo của những người cách mạng. Ngày 19/6/1937, tờ “Sông Hương tục bản” ra mắt bạn đọc, những sau bốn tháng thì tờ báo đóng cửa. 
਍ഀ
਍ഀ Tháng 9/1939, Phan Đăng Lưu được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được phân công chỉ đạo phong trào Nam Kỳ.. Cùng với Xứ uỷ Nam Kỳ, đồng chí đã góp phần lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ tiến lên một bước mới. 
਍ഀ
਍ഀ Sau ngày Pháp đầu hàng Đức, phát xít nHật nhảy vào Đông Dương, trước khí thế sôi sục cách mạng của quần chúng, tháng 7/1940 Xứ uỷ Nam Kỳ họp để nhận định tình hình và đề ra chủ trương khởi nghĩa. Thấy điều kiện chủ quan và khách quan chưa có lợi, Trung ương Đảng quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7; đồng thời giao đồng chí Phan Đăng Lưu truyền đạt lại chủ trương đó cho xứ uỷ Nam Kỳ. Phan Đăng Lưu vừa về đến Sài Gòn thì bị thực dân Pháp bắt giam vào ngày 22/11/1940. Sáng hôm sau cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch của Xứ uỷ Nam Kỳ. 
਍ഀ
਍ഀ Cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp dìm vào trong biển máu. Đồng chí Phan Đăng Lưu bị kết án tử hình trong phiên toà ngày 3/3/1941. 
਍ഀ
਍ഀ Ngày 26/8/1941 đồng chí Phan Đăng Lưu đã hy sinh anh dũng trước mũi súng quân thù.

Video