Nguyễn Thiếp (1894-1932)

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-17 01:28:09

਍ഀ

਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ ਍ഀ
 ਍ഀ
    ਍ഀ
  • Tên gọi : NGUYỄN THIẾP 
  • ਍ഀ
  • Bí danh : Kim Đơn, Nguyễn Châu, Nguyễn Cầu, Nguyễn Hữu Diên 
  • ਍ഀ
  • Ngày sinh : 1894
  • ਍ഀ
  • Ngày hy sinh: 16/2/1932
  • ਍ഀ
਍ഀ
਍ഀ

਍ഀ

Nguyễn Thiếp sinh năm 1894, trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

਍ഀ

Thuở nhỏ Nguyễn Thiếp đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, ham học và có nhiều khát vọng lớn. Sau khi đậu sơ học, Nguyễn Thiếp về dạy học ở quê nhà để có điều kiện tham gia hoạt động yêu nước.

਍ഀ

Cuối năm 1928, Nguyễn Thiếp được cử phụ trách Đại tổ Tân Việt huyện Thạch Hà và bổ sung vào BCH tỉnh bộ Tân Việt Hà Tĩnh. Sau khi Đảng Tân Việt bị phân hoá và tan rã, Nguyễn Thiếp và các đảng viên có xu hướng cộng sản lại tích cực hoạt động cho việc thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

਍ഀ

Tháng 3/1930 tại Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, đồng chí Nguyễn Thiếp đựoc bầu vào BCH đảng bộ tỉnh, trực tiếp phụ trách phong trào các huyện phía Nam, với bí danh là Kim Đơn. Được sự chỉ đạo tích cực và sát sao của đồng chí Nguyễn Thiếp, đến tháng 7/1930, các huỵên Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh đã xây dựng được 30 chi bộ cộng sản với hơn 100 đảng viên và thành lập được các phủ huyện lâm thời. Nhờ đó phong trào cách mạng ở đây phát triển ngày càng rầm rộ.

਍ഀ

Tháng 9/1930, tại Phù Việt( Thạch Hà), Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh được triệu tập. Trong đại hội này đồng chí Nguyễn Thiếp được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

਍ഀ

Đảm nhận trọng trách lớn, đồng chí Nguyễn Thiếp cùng với BCH Đảng bộ tỉnh dồn mọi sức lực vào công tác xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức, làm hạt nhân lãnh đạo phong trào quần chúng. Đồng chí đã trực tiếp xuống các huyện chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ côt cán cơ sở.

਍ഀ

Đầu năm 1931, đồng chí Nguỵễn Thiếp được bổ sung vào BCH Xứ uỷ Trung Kỳ, với bí danh là Nguyễn Cầu, và ra Vinh công tác. Ở cơ quan Xứ uỷ một thời gian, tháng 3/1931, đồng chí lại được phân công về chỉ đạo phong trào tỉnh Hà Tĩnh.

਍ഀ

Giữa lúc Nguyễn Thiếp đang cùng với đồng chí, đồng bào Hà Tĩnh tích cực đấu tranh chống lại chính sách khủng bố trắng của địch, bảo vệ chính quyền Xô Viết thì tháng 5/1931 đồng chí đựoc điều về Xứ uỷ để củng cố BCH Xứ ủy, sau khi Nguyễn Phong Sắc ra Bắc công tác; Đồng chí đựoc bổ sung vào Ban Thường vụ Xứ uỷ Trung Kỳ.

਍ഀ

Ngày 21/6/1931, trong khi đang gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị Xứ uỷ Trung Kỳ, đồng chí bị địch bắt ở Vinh. Bọn mật thám đã dùng mọi ngón đòn nguy hiểm để tra tấn nhưng chúng đã đầu hàng trước ý chí sắt thép của đồng chí.

਍ഀ

Tấm gương dũng cảm bất khuất của đồng chí Nguyễn Thiếp là niềm cổ vũ, khích lệ lớn đối với anh em tù chính trị nhà lao Vinh. Tháng 10/1931, thực dân Pháp kết án đồng chí 13 năm khổ sai và đày vào nhà lao Buôn Mê Thuột.

਍ഀ

Ngày 16/2/1932, đồng chí Nguyễn Thiếp đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm tiếc thương vô hạn của các đồng chí tù chính trị ở nhà lao Buôn Mê Thuột.

਍ഀ

Cuộc đời chiến đấu bền bỉ, sôi nổi và những phẩm chất đạo đức sáng ngời của đồng chí Nguyễn Thiếp là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh.

Video