Nguyễn Ái Quốc và Trương Vân Lĩnh

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 02:36:26

Trong thư của chủ tịch Hồ Chí Minh, đề cập ngày 14/10/1945, gửi các vị giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, viết: 
਍ഀ
਍ഀ “ Tôi thay mặt cho Chính phủ cảm ơn bức thư các vị đã gửi cho chúng tôi. Trong thư nói:
਍ഀ Dù phải hy sinh xương máuđể kiến thiết một nước nhà tự do hạnh phúc hoàn toàn, thì chúng tôi cũng sẵn sàng không ngần ngại” 
਍ഀ
਍ഀ Câu nói nhiệt tình đó chứng tỏ các vị là những chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giê su. Đức Giê su hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu”( Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, tr.50). 
਍ഀ
਍ഀ Rõ ràng, trong cách mạng dân tộc, dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của đồng bào không theo đạo, đồng bào lương, giáo, hợp thành bản anh hùng ca bất hủ, chiến thắng giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xứ Nghệ có nhiều con em đồng bào công giáo tham gia cách mạng. Trương Vân Lĩnh là một trong những thanh niên công giáo của xứ Nghệ dã sớm tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc biết rõ về tinh thần yêu nước và cách mạng của Trương Vân Lĩnh. 
਍ഀ
਍ഀ Sinh ra ở một miền quê thuộc xứ đạo Xã Đoài, trung tâm đạo Thiên chúa của Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Trương Vân Lĩnh xin vào học trường Chủng viện Xã Đoài. Phong trào yêu nước của nhân dân ta chống xâm lược trong những năm 20 đầu thế kỷ XX đã lôi cuốn anh thanh niên công giáo Trương Vân Lĩnh vào cuộc. Chủng viện trở nên chật chội. Anh muốn tung cánh bay cao, bay xa vào không gian của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vần thơ yêu nước của cụ Phan Bội Châu ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Anh. Những tấm gương của những người yêu nước trong làng đạo như các linh mục Mai Lão Bạng, Cố Truyền, Cố Thông làm anh xúc động. Anh muốn biến đạo thành đời và bắt đầu có những hoạt động cứu nước. 
਍ഀ
਍ഀ Đầu năm 1924, Trương Vân Lĩnh cùng với số thanh niên Nghệ An rời quê hương sang Thái Lan. Thái Lan lúc ấy có “Trại cày” của người Việt Nam lập ra sau phong trào Đông Du và Việt Nam Quang phục hội bị thất bại. Những người Việt Nam ở Trại cày vừa làm vừa hoạt động, chờ thời cơ phục quốc. Trương Vân Lĩnh gia nhập tại cày, ngày lao động tối học hành. Chẳng bao lâu anh thanh niên công giáo xứ Nghệ đã nhận ra rằng: đã là người Việt Nam, nếu mất nước, dù lương hay giáo đều không thoát khỏi vòng nô lệ, đều bị giặc ngoại xâm giày xéo, tủi nhục như nhau. Con đường thoát duy nhất là vùng lên chống đế quốc, phong kiến, giành lại non sông, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc, yên vui thờ Chúa. Nhận thức đó đã giúp cho Trương Vân Lĩnh vững bước tiến lên. 
਍ഀ
਍ഀ Đầu năm 1925, Trương Vân Lĩnh rời Thái Lan sang Quảng Châu, Trung Quốc. Đến Quảng Châu, Trương Vân Lĩnh gặp Lê Hồng Sơn, một thanh niên yêu nước, cùng quê xứ nghệ, trong tổ chức Tân Việt Thanh niên Đoàn (Tâm Tâm xã). Lê Hồng Sơn báo cho Trương Vân Lĩnh biết tin Phạm Hồng Thái, cũng người xứ Nghệ, trong tổ chức Tâm Tâm xã, đã hy sinh trong cuộc ném bom vào Toàn quyền Đông Dương Méc lanh đang công cán tại Sa Diện, Quảng Châu, nhằm cảnh cáo chế độ thực dân ở Đông Dương. Méc lanh thoát chết, nhưng tinh thần Phạm Hồng Thái sống mãi. “Từ 1862, tiếng súng kíp của đội quân Cần Vương chống với đại bác của bọn xâm lược Pháp, cuộc chiến đó vẫn tiếp tục. Nó tiếp tục năm 1885 dưới sự lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng, năm 1887 dưới sự lãnh đạo của cụ Hoàng Hoa Thám, năm 1917 dưới sự lãnh đạo của ông Lương Ngọc Quyến và nhiều nhà chí sỹ khác. Có một lúc tạm yên sau đại chiến lần thứ nhất. Và bây giờ tiếng bom của Phạm Hồmg Thái đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu”(Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chú Tịch, Nxb Sự thật, H.1975, tr.65). Ngọn lửa chiến đấu của Phạm Hồng Thái nhóm lên trong lòng Trương Vân Lĩnh. Được Lê Hồng Sơn giới thiệu, Trương Vân Lĩnh gia nhập Tâm Tâm xã với mong muốn góp phần mình vào sự nghiệp cứu nước. 
਍ഀ
਍ഀ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về đến Quảng Châu, Trung Quốc. Tại Quảng Châu, Người cải tổ Tâm Tâm xã, một tổ chức yêu nước, thành Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (Hội Việt Nam cách mạng đồng chí; Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội), gọi tắt là Thanh Niên, một tổ chức yêu nước và cách mạng, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam; mở lớp huấn luyện chính trị cho Thanh niên Việt Nam; ra báo Thanh niên; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng giai cấp công nhân Việt Nam, Trương Vân Lĩnh được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện chính trị, được kết nạp vào hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Cộng sản Đoàn tổ chức nòng cốt của Thanh niên. Vinh dự cho Trương Vân Lĩnh được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu tham gia Tổng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên trong Ban huấn luyện chính trị đặc biệt của Tổng bộ. Nhiệm vụ mới mẻ, công việc nặng nề, Trương Vân Lĩnh làm theo đúng lời chỉ dẫn của Nguyễn Ái Quốc, góp phần tích cực vào việc huấn luyện, đào tạo cán bộ cho các thanh niên từ trong nước sang. Năm 1926, Trương Vân Lĩnh được Nguyễn Ái Quốc cử đi học lớp quân sự cấp tốc ở Quế Lâm, Trung Quốc, sau đó, lại được Người giới thiệu vào học Trường quân sự Hoàng Phố. Ra trường, theo sự bố trí của Tổng bộ Thanh niên, Trương Vân Lĩnh nhận làm Liên đội trưởng bảo an Quảng Châu, tức cơ quan an ninh của Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Châu.
਍ഀ Ngày 12/3/1925, Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), lãnh tụ Quốc dân đảng Trung Quốc, mất tại Bắc Kinh. Sau khi Tôn Trung Sơn mất, Tưởng Giới Thạch giành quyền lãnh đạo Quốc dân đảng Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch thao túng Quốc dân đảng Trung Quốc, biến Quốc dân đảng Trung Quốc thành lực lượng đối đầu với Đảng cộng sản Trung Quốc mà trước đó Tôn Trung Sơn đặt mối quan hệ thân thiện. Ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch đảo chính phản cách mạng ở Thượng Hải. Ngày 13/4/1927, Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho quân đội đảo chính phản cách mạng ở Quảng Châu. Hàng nghìn người bị bắt, hàng trăm đảng viên cộng sản bị bắn giết. Một số đảng viên Quốc dân đảng cũng bị giết vì bị nghi là người của Đảng cộng sản Trung Quốc cài vào. Toà nhà của cố vấn Liên Xô Bôrôđin, nơi Nguyễn Ái Quốc thường đến làm việc, bị bao vây. Tưởng Giới Thạch biết rõ mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc với Bôrôđin và Đảng cộng sản Trung Quốc, nên đã đặt kế hoạch bắt Nguyễn Ái Quốc. Hoạt động trong lực lượng an ninh của Quốc dân đảng, Trương Vân Lĩnh biết rõ ý đồ này. Vấn đề đặt ra đối với anhphải bằng mọi cách báo cho Nguyễn Ái Quốc biết để đối phó. Vào một đêm đầu tháng 5/1927, Trương Vân Lĩnh bí mật đến báo cho Nguyễn Ái Quốc biết tin công an Quốc dân đảng Trung Quốc sắp đến bắt Người và yêu cầu phải rời Quảng Châu ngay. Được báo, Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng rời Quảng Châu đi Hồng Kông, thoát khỏi vây bắt của công an Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Khi Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu, trụ sở của Tổng bộ Thanh niên bị bao vây. Một số nhà cách mạng Việt Nam bị bắt. Trương Vân Lĩnh viết thư kháng nghị lên chính phủ Trung Hoa dân quốc, yêu cầu thả những người Việt Nam bị bắt. Viên đại diện Tưởng Giới Thạch tại Quảng Châu triệu Trương Vân Lĩnh đến hỏi: Tại sao ông lại bênh vực những nhà cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với những người cộng sản Trung Quốc và Liên Xô? Trương Vân Lĩnh trả lời: Họ hoạt động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc họ, không có liên quan gì đến Trung Quốc. Trước lý lẽ của Trương Vân Lĩnh, chính quyền Quảng Châu của Tưởng Giới Thạch phải chấp nhận thư kháng nghị của anh. Trong lúc một số đồng chí ở Tổng bộ Thanh niên bị bắt, Trương Vân Lĩnh chỉ đạo mọi hoạt động của Tổng bộ, tiếp tục huấn luyện chính trị, quân sự cho số thanh niên trong nước ra học theo chương trình của Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. 
਍ഀ
਍ഀ Ngày 12/12/1927, nhân dân Quảng Châu nổi dậy chống sự đàn áp của quân đội Tưởng Giới Thạch, thành lập Công xã Quảng Châu. Do tương quan lực lượng chênh lệch, Công xã Quảng Châu bị thất bại. Trong quá trình khởi nghĩa, Trương Vân Lĩnh tham gia tích cực. Anh đã kiên quyết đấu tranh đòi chính quyền Quảng Châu trả lại tự do cho những người Việt Nam bị bắt trong cuộc khởi nghĩa. 
਍ഀ
਍ഀ Cuối năm 1929, từ Trung Quốc, Trương Vân Lĩnh sang Thái Lan với hy vọng gặp Nguyễn Ái Quốc để báo cáo tình hình. Song, đến Thái Lan thì vừa lúc Nguyễn Ái Quốc đã rời Thái Lan đi Cửu Long, Hồng Kông, để chủ trì hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Thế là Trương Vân Lĩnh lại phải rời Thái Lan trở lại Quảng Châu. Mấy lần định đi Hồng Kông để gặp Nguyễn Ái Quốc, nhưng không đi được. Tại Quảng Châu, Trương Vân Lĩnh được thông báo việc Đảng cộng sản Việt Nam thành lập. Anh vô cùng phấn khởi và xin gia nhập Đảng. Được Đảng giao nhiệm vụ dịch các tài liệu, sách báo gửi về nước và xây dựng cơ sở Đảng, cơ sở nông hội trong công nhân Việt Nam trên các tàu biển chạy từ Hồng Kông- Quảng Châu- Thái Lan- Sài Gòn. 
਍ഀ
਍ഀ Từ cuối năm 1930, cuộc đời Trương Vân Lĩnh gặp nhiều hoạn nạn: bị đế quốc Anh bắt giam 2 tháng tại Hồng Kông từ tháng 2/1930 đến tháng 1/1931. Ra tù anh đến Thượng Hải. Vừa tới Thượng Hải, lại bị bắt. Cảnh sát Thượng Hải giao anh cho nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương. Anh bị giam ở nhà tù Hoả Lò, anh đã chịu mọi cực hình tra tấn. Chính quyền thực dân muốn khai thác ở anh những cơ sở cách mạng trong và ngoài nước. Trước sau, anh không hề tiết lộ một điều g. Cuối cùng Pháp phải giao anh cho toà Nam án Nghệ An xét xử. Trong phiên toà ngày 15/5/1932, toà Nam án Nghệ An tuyên án anh tù khổ sai chung thân và tịch thu toàn bộ gia tài ở quê. Tháng 10/1932, anh bị đày lên giam ở nhà tù Lao Bảo thuộc Quảng Trị, sát biên giới Lào. Sợ tù nhân vượt ngục, viên cai ngục nhà tù Lao Bảo đã trực tiếp đưa Trương Vân Lĩnh đến lò rèn để đóng xiềng gông vào chân và cổ. Vào xà lim chân vẫn bị cùm. Cuối năm 1936, Trương Vân Lĩnh bị đưa về giam ở nhà tù Ban Mê Thuột. Tháng 5/1941, anh bị giải lên giam ở nhà tù Đắc Min(Dark Mil). Tinh thần cách mạng và sức chịu đựng dẻo dai đến gan lì của Trương Vân Lĩnh ở nhà tù Đắc Min đã được Nguyễn Tạo phản ánh trong cuốn: “Chúng tôi vượt ngục”. Nguyễn Tạo viết rằng, trong gông cùm, Trương Vân Lĩnh vẫn lạc quan yêu đời. Ngoài nhiệm vụ dự thảo nội quy trong nội bộ tù nhân, Trương Vân Lĩnh còn xung phong phụ trách việc tổ chức trật tự, vệ sinh và “lãnh đạo” tổ nhà bếp. Sống trong tù, Trương Vân Lĩnh cặm cụi hết tháng ngày, luôn luôn đục, bào, đóng bàn ghế, vót nan, đan lồng bàn, đan phên, dựng nhà bếp, trồng rau, nuôi gà vịt, góp phần cải thiện đời sống cho anh em trong tù. Những ngày lễ, tết, Trương Vân Lĩnh xin chú “cá hàn”(chú lính, téesng Rhadé) lá cờ tam tài, xé bỏ mảnh xanh, mảnh trắng, lấy mảnh đỏ, khâu, chắp thành lá cờ đỏ, rồi hoà mấy viên ký ninh màu vàng, nhuộm một cuộn chỉ vàng. Tranh thủ giờ nghỉ, chân trong cùm, Trương Vân Lĩnh cặm cụi ngồi thêu búa liềm trên nền cờ đỏ để treo lên làm lễ chào cờ. Cờ đỏ được Trương Vân Lĩnh tạo ra từ nơi ngục tối. Nguyễn Tạo nói rằng, ở nơi tù ngục gian khổ là thế, nhưng các anh Trương Vân Lĩnh, Chu Huệ...lúc nào cũng lạc quan, can trường. Thật đáng khâm phục. Những ngày sống trong tù, Trương Vân Lĩnh luôn luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Anh đã kể cho anh em trong tù nghe về Nguyễn Ấi Quốc. Anh cảm ơn Nguyễn Ái Quốc vì Người đã dìu dắt anh, hiểu anh, “mở sáng” cho anh. Nguyễn Ái Quốc là thầy dạy học anh, đã cho anh một cuộc sống tinh thần phong phú. Vì vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, anh cũng nguyện làm người cộng sự giúp việc trung thành của Nguyễn Ái Quốc. Càng nghĩ đến Nguyễn Ái Quốc anh càng thèm muốn thoát khỏi ngục tù để ra ngoài hoạt động. Từ đấy ý nghĩ vượt ngục bắt đầu nung nấu trong lòng. Sau một thời gian chuẩn bị, các anh Nguyễn Tạo,Trương Vân Lĩnh, Chu Huệ, Trần Hữu Doánh, bốn chiến sỹ cộng sản kiên cường, bí mật thoát khỏi nhà tù Đắc Min vào đêm 5/12/1942. Cuộc vượt ngục thành công. Trương Vân Lĩnh lần tìm về hoạt động tại Nghệ An, Thanh Hoá. Tháng 9/1944, Trương Vân Lĩnh, Nguyễn Tạo được Trung ương giao nhiệm vụ tổ chức trường huấn luyện ở Thái Nguyên. Công việc đang tiến hành thì ngày 16/9/1944, Trương Vân Lĩnh lại bị Pháp bắt ở bến đò Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Sau những trận đánh dã man, chúng đưa anh lên ô tô chạy quanh vùng Bắc Giang, Thái Nguyên để nhận mặt những người cùng hoạt động. Trương Vân Lĩnh nói anh có hoạt động ở vùng này bao giờ đâu, có ai quen đâu mà nhận mặt. Mật thám tra tấn anh suốt 18 ngày liền, nhưng chỉ nhận đựơc vài lời vu vơ của anh. Cuối cùng anh bị giải về Sở mật thám Trung kỳ. Một thời gian sau, mật thám Pháp lại đưa anh ra giam tại Hoả Lò, Hà Nội, Cách mạng tháng Tám thành công, Trưương Vân Lĩnh ra tù tiếp tục hoạt động. 
਍ഀ
਍ഀ Ngày 23/11/1945, đồng chí Trương Vân Lĩnh mất tại Trường cán bộ Việt Nam (Hà Nội) với tuổi đời 43, đầy kinh nghiệm cách mạng trong thử thách, đấu tranh. 
਍ഀ
਍ഀ Nhìn lại cuộc đời của Trương Vân Lĩnh thấy nổi lên một ý chí, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng của người thầy Nguyễn Ái Quốc. Ý chí lòng tin được nung nấu nơi tù ngục và thi thố trong những ngày hoạt động. Trong tình thầy trò, cái quý nhất là trò biết bảo vệ tư tưởng của thầy và bảo vệ con người thầy. Trương Vân Lĩnh đã làm được cả hai điều đó. Thật đáng quý ! Đó là phẩm chất của một con người, một đời người mà nếu chỉ lướt qua sẽ không thấy được phẩm chất đó. Cái mà lịch sử đã trả anh. Đó là danh dự.

਍ഀ

PGS. TS Đức Vượng - Vụ trưởng Ban ban cán sự Đảng ngoài nước

Video