Một nhà cách mạng xuất sắc đào tạo nhiều cán bộ chính trị, quân sự cho Đảng.

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 02:58:36

Trong lớp thanh niên xứ Nghệ xuất dương tìm đường cứu nước vào đầu năm 20 của thế kỷ này và trở thành những nhà cách mạng xuất sắc của Đảng, Trương Vân Lĩnh là một trong những người có cuộc đời hoạt động hiếm có. 
਍ഀ
਍ഀ Sinh ra trong một gia đình nông dân theo đạo Thiên chúa ở Tổng Vân Trình (nay là xã Nghi Phương) huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; đã từng học trường Chủng viện xứ đạo toàn tòng Xã Đoài, học chữ Hán, nhưng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ văn thơ yêu nước của Phan Bội Châu mà tinh thần cách mạng sớm nảy sinh ở Trương Vân Lĩnh. Lớn lên trong xã hội thuộc địa, nửa phong liến đầy rẫy bất công. Cùng thời với Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Đặng Thái Thuyến…và cũng giống như họ, Trương Vân Lĩnh đã quyết định lựa chọn đường vượt Trường Sơn qua Lào sang Xiêm (Thái lan) fgặp các bậc sỹ phu nổi tiếng đương thời-Đặng Thúc Hứa, Ngô Quảng-những người bạn chiến đấu thân cận của Phạn Bội Châu, để rồi tiếp tục sang Trung Quốc hoạt động cho cách mạng Việt Nam. Được lãnh tụ nguyễn Ái Quốc trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, năm 1925, Trương Vân Lĩnh tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, rồi trở thành hạt nhân đỏ trong nhóm bí mật, tham gia lãnh đạo cơ quan Tổng bộ Thanh niên, giúp Nguyễn Ái Quốc và Tổng bộ ra báo Thanh niên, tổ chức mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ Việt Nam. Với những hoatj động ấy, trên thực tế, Trương Vân Lĩnh đã trở thành một chiến sỹ cộng sản dự bị lớp đầu tiển trong phong trào cộng sản Việt Nam chuẩn bị tiến tới thành lập Đảng cộng sản. Phất hiện lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha với sự nghiệp giải phóng dân tộc, tinh thần thượng võ và sự say mê luyện tập võ nghệ của Trương Vân Lĩnh, Nguyễn Ái Quốc và tổ chức cách mạng Việt Nam đã giới thiệu đồng chí gia nhập Đảng Trung Quốc để có điều kiện đào tạo thành cán bộ chính trị, quân ssự cho cách mạng Việt Nam. Do đó Trương Vân Lĩnh đã đu7ược dự lớp huấn luyện quân sự cấp tốc đầu tiên ở Quế Lâm do Đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức, rồi tiếp tục học trường quân sự Hoàng Phố của chính phủ cách mạng Quảng Châu, nơi có các tướng lĩnh Liên Xô, Trung Quốc giảng dạy, huấn luyện. Tốt nghiệp trường này vào loại xuất sắc, Trương Vân Lĩnh đã là sỹ quan chỉ huy trong quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa, nhưng vẫn liên lạc chặt chẽ với tổ chức cách mạng Việt Nam. Đầu năm 1927, bọn quân phiệt Tưởng Giới Thạch phản bội đường lối cách mạng của Tôn Trung Sơn, đàn áp Đảng cộng sản Trung Quốc, lùng bắt các nhà cách mạng Việt Nam. Trương Vân Lĩnh đã kịp báo cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng rời khỏi Trung Quốc trước khi cchúng vây bắt Người. Đồng thời lấy danh nghĩa tổ chức cách mạng Việt Nam, đồng chí viết thư yêu cầu chính phủ Quốc dân Đảng trả tự do cho các nhà cách mạng Việt Nam bị bắt như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn…Để có thêm kiến thức, trình độ quân ssự và hoạt động có hiệu quả, sau khởi nghĩa Quảng Châu, Trương Vân Lĩnh tiếp tục xin học trường sỹ quancaps cao và chỉ huy một đơn vị trong sư đoàn thuộc chỉ huy của Tướng Trương Phát Khuê. Với vị trí ấy, đồng chí đã nhiều lần báo trước cho Đảng cộng sản Trung Quốc phá tan những trận tấn công của quân phiệt Tưởng vào các khu di tích đỏ và giải thoát nhiều đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc bị bắt, góp phần xây đắp tình đoàn kết chiến đấu quốc tế trong sáng. Với mục tiêu hoạt động ccho cách mạng nước nhà, năm 1929, Trương Vân Lĩnh thôi chức trong quân đội, bí mật sang Xiêm tìm gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để thông báo tình hình khẩn cấp về phong trào cộng sản Đông Dương. Khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, Trương Vân Lĩnh trở lại Hương Cảng làm nhiệm vụ do Đảng giao phó: dịch tài liệu, sách báo bí mật gửi về nước để vận động phong trào cách mạng; tổ chức xây dựng cơ sở trong công nhân Việt Nam làm việc trên tàu thuỷ của Pháp chạy đường Hương Cang-Sài Gòn-Băng Cốc, giữ vững đường giao thông liên lạc trong nước với quốc tế. Lúc Nguyễn Ái Quốc bị mật thám Anh bắt tại Hương Cảng (6-1931), thông qua hội chữ thập đỏ quốc tế, không quản ngại gian khổ, nguy hiểm, Trương Vân Lĩnh đã yêu cầu luật sư Lôgiơbai giúp đỡ cứu thoát Người. Bản thân đồng chí cũng bị bọn đế quốc, phản động bắt giam nhiều lần. Sau lần đầu bị bắt ở Hương Cảng và được chính quyền Quảng Châu trả tự do vì chưa đủ chứng cớ. Vào cuối năm 1931, Trương Vân Lĩnh lại bị bắt lần thứ 2 ở Thượng Hải, và đưa về Việt Nam giam giữ. Mật thám Pháp ở Đông Dương thay nhau đánh đập, tra khảo đồng chí rất dã man. Bố mẹ, vợ con của đồng chívì liên luỵ cũng bị đế quốc Pháp làm tình, làm tội. Trương Vân Lĩnh nhất quyết không khai báo cơ sở Đảng, còn động viên vợ con ráng chịu đựng đau thương, mất mát chờ ngày cách mạng thành công. Năm 1932, toà án đế quốc Pháp ở Trung Kỳ kết án đồng chí tù khổ sai chung thân, giam ở nhà lao Vinh một thời gian, sau đó đày đi Lao Bảo (Quảng Trị), nhà ngục Kon Tum và nhà đày Buôn Ma Thuột-nhhững địa ngục trần gian khét tiếng của đế quốc Phấp ở Đông Dương. Trong ngục tù bị đày đoạ, Trương Vân Lĩnh vẫn hăng hái đấu tranh chống đế quốc, được anh em quý mến. Thời gian ở nhà đày Buôn Ma Thuột, đồng chí đã dạy cho các bạn tù học chữ Trung Quốc, học lý luận chính trị, quân sự và tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Nhiều đồng chí khi ra tù đã đem những hiểu biết quân sự do Trương Vân Lĩnh truyền thụ, vận dụng vào lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) thành công và buổi đầu của cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp. 
਍ഀ
਍ഀ Thực hiện âm mưu đày ải giết hại những người hăng hái đấu tranh, đầu năm 1941, đế quốc Pháp tiếp tục đày Trương Vân Lĩnh cùng 60 tù chính trị đến nhà tù Đắc Min nằm giữa rừng sâu, cách Buôn Ma Thuột hơn 50 km về phía Tây Nam. Tại đây, theo chủ trương của Đảng và với ý chí quyết tâm trở về hoạt động cách mạng, sau nhiều flần rút kinh nghiệm ngày 4-12-1942, Trương Vân Lĩnh cùng với các đồng chí Trần Hữu Doánh, Chu Huệ, Nguyễn Tạo đã vượt ngục Đắc Min thành công. Gần 4 tháng trời vượt chặng đường hơn 1000km, qua nhiều rừng rậm, núi cao, suối sâu với bao nhiêu hiểm nguy từ cảch sát, mật thám và thú dữ; được đồng bào, đồng chí giúp đỡ, Trương Vân Lĩnh đã về tới Nghệ An giữa lúc phong trào cách mạng ở đây đang bị khủng bố gặp nhiều khó khăn. Đồng chí được cán bộ cơ sở đưa ra Bắc hoạt động, bắt liên lạc với Trung ương Đảng. 
਍ഀ
਍ഀ Đầu tháng 9-1944, tại vùng ATK, Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho đồng chí Trương Vân Lĩnh tham gia lập trường quân chính ở Thái Nguyên đào tạo cán bộ quân sự cho Xứ uỷ Bắc Kỳ. Ngày 18-9-1944, trên đường đi công tác, đồng chí lại bịi địch bắt tại bến đò Hà Châu (Phú Bình, Thái Nguyên). Biết Trương Vân Lĩnh là cán bộ quan trọng của Đảng, bọn địch giam đồng chí trong nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), tra khảo và canh phòng cẩn mật. 
਍ഀ
਍ഀ Gần một năm sau, ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra và thắng lợi ở Hà Nội, Trương Vân Lĩnh được giải thoát khỏi nhà tù Hoả Lò. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục giao cho đồng chí phụ tráchTrường quân chính Hà Nội. Trường đóng tại Trường Việt Nam học xá (nay là trường Đại học Bách khoa). ngày 15-9-1945, trường tổ chức khai giảng lớp đầu tiên. Học viên có 4 đại đội lập thành một chi đội do đồng chí Trần Tử Bình, hiệu phó phụ trách chính uỷ, đồng chí Vũ Lập làm đội trưởng. Trong buổi lễ khai giảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự, nói chuyện và căn dặn cán bộ, chiến sỹ học viên của trường cố gắng học tập, rèn luyện tốt xứng danh quân đội cách mạng, sãn sàng chiến đấu giữ vững chính quyền nhân dân, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. 
਍ഀ
਍ഀ Để có nhiều cán bộ chỉ huy chiến đấu, trường mở lớp đào tạo cán bộ trung đội, phân đội cấp tốc 2 tháng. Học viên là những cán bộ, chiến sỹ ưu tú được lựa chọn trong các chi đội Giải phóng quân, cán bộ làm công tác Đảng ở địa phương. Giáo viên là những sỹ quan đã từng học ở Trường quân sự Hoàng Phổtải qua chiến đấu và một số chỉ huy Việt Nam giải phóng quân được huấn luyện, chiến đấu trong thời kỳ hoạt động Việt Minh. Hiệu trưởng Trương Vân Lĩnh tham gia giảng dạy lý luận quân sự, công tác chíng trị và kỹ chiến thuật. Học viên được học lý thuyết quân sự, công tác vận động chính trịquần chúng và tập luyện trên thao trường. Để che mắt bọn Tưởng, học viên thường kéo lên Chùa Trầm (Hà Đông) thao diễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho đổi tên trườngquân chính thành Trường cán bộ Việt Nam. 
਍ഀ
਍ഀ Cuối tháng 11-1945, lớp đào tạo cán bộ quân sự bế giảng. Lãnh đạo trường mời đại diện xứ uỷ Nam bộ đến nói chuyện tình hình chiến sự diễn ra ác liệtở chiến trường miền Nam. Ngay sau lễ bế giảng, chi đội Nam tiến được thành lập bừng bừng khí thế lên đường vào Nam chống giặc. Ngày 23-11-1945, đồng chí trút hơi hở cuối cùng tại Hà Nội, khi tổ quốc vừa mới giành được độc lập, đất nước bước vào cuộc chiến mới. 
਍ഀ
਍ഀ Cuộc đời đồng chí Trương Vân Lĩnh tuy ngán ngủi, nhưng rất oanh liệt. Từ một tín đồ Thiên chúa giáốTc tinh thần yêu nước, trở thành người học trò mác xít của lãnh tụ Hồ Chí Minh, người chiến sỹ cộng sản kiên cường của Đảng, tích cực hoạt động chính trị, quân sự ở nhiều nơi, trong mọi hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, luôn luôn tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, đồng chí Trương Vân Lĩnh đã có nhiều công lao bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ Đảng, gây cơ sở, lãnh đạo phong trào, góp phần quan trọng đào tạo, bồi dưỡng nhiều cán bộ chính trị, quân sự cho Đảng và cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, giữ vững nền độc lập của dân tộc. Với 43 tuổi đời, 22 năm hoạt động cách mạng, 3 lần bị bắt, hơn 10 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, đồng chí là một tấm gương sáng về tinh thần xả thân cho cách mạng, kiên định về lập trường, lý tưởng cộng sản và đã phấn đấu hy sinh cả cuộc đời cho lý tưởng ấy. Tấm gương hoạt động, phấn đấu hy sinh của đồng chí đã được các thế hệ đồng bào, đồng chí, chiến sỹ noi theo và ngày nay còn được tiếp tục nêuu cao trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

਍ഀ

TS. Nguyễn Thanh Tâm, Phó Tổng biên tập Tạp chí lịch sử Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Video