Lê Hồng Phong (1902-1942)

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-17 07:15:31

 
  • Tên gọi: LÊ HỒNG PHONG
  • Bí danh: Litvinốp, Hải An
  • Ngày sinh: 1902
  • Ngày hy sinh: 5/9/1942

Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại làng Đông Thôn, tổng Thông Lãng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Cha là Lê Huy Quán, mẹ là Phan Thị San. Từ 8 tuổi đến 15 tuổi, anh học chữ Hán tại trường làng, sau đó học chữ Pháp khoảng 2 năm. Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi con vất vả, anh xin vào làm công nhân tại nhà máy Diêm, Bến Thuỷ cùng với Phạm Hồng Thái. Cả hai người đều tham gia tích cực đấu tranh chống bọn chủ áp bức công nhân và bị chủ nhà máy Diêm sa thải.

Năm 1920-1923, phong trào đưa thanh niên Nghệ An sang Xiêm khá mạnh qua cơ sở cố Ngoét Đài(Võ Trọng Đài, người làng Phù Xá). Vào đầu năm 1924, Lê Huy Doãn cùng Phạm Hồng Thái cùng một số thanh niên trong vùng vượt rừng sang Xiêm. Đến Xiêm, anh được Đặng Thúc Hứa giới thiệu sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu, anh và Phạm Hồng Thái được Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn kết nạp và tổ chức Tâm Tâm xã.

Ngày 19/6/1924, Lê Hồng Phong và Lê Hồng Sơn nhận nhiệm vụ hỗ trợ cho Phạm Hồng Thái đến khách sạn Victoria ở Sa Điện(Quảng Châu) ném tạc đạn mưu giết Merlin(Toàn quyền Đông Dương) nhân dịp y trên đường đi Nhật ghé qua Quảng Châu. Thực hiện xong nhiệm vụ, bị cảnh sát bao vây, Phạm Hồng Thái phải nhảy xuống sông Châu Giang và hy sinh.

Tháng 8/1924, Lê Hồng Phong cùng một số thanh niên khác được Tâm Tâm xã giới thiệu vào học trường quân sự Hoàng Phố.

Cuối năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu tiếp xúc với Tâm Tâm xã và những thanh niên yêu nước tại đây. Lê Hồng Phong là một trong 9 thanh niên ưu tú được Nguyễn Ái Quốc kết nạp vào “Cộng sản Đoàn”. Tháng 6/1925, Nguyễn Ấi Quốc thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và mở lớp huấn luyện chính trị để đưa cán bộ về nước. Lê Hồng Phong trở thành học trò của Người.

Học ở trường Hoàng Phố được 1 năm, Lê Hồng Phong được cử sang học Trường Không quân Quảng Châu và anh được kết nạp vào Đảng cộng sản Trung Quốc. Tháng 8/1927, Đảng cộng sản Trung Quốc yêu cầu 10 thanh niên tình nguyện ở trường này sang học trường Không quân Liên Xô. Lê Hồng Phong xung phong sang Nga học lái máy bay. Sau một năm học Trường Lý luận Quân sự không quân ở Lê nin grat, anh sang học Trường Đào tạo phi công Quân sự ở Bôritxgơlépxcơ một năm. Tốt nghiệp khoá học lái máy bay, Lê Hồng Phong vào học tiếp trường Đại học Phương Đông ở Macxcơva và gia nhập Đảng cộng sản Bôn sơ vích Nga.

Cuối năm 1931, Lê Hồng Phong trở về Trung Quốc bắt liên lạc với cán bộ Việt Nam ở nước ngoài như : Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ... Lập ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng và thảo chương trình hành động của Đảng.

Tháng 3/1934, Ban chỉ huy ở ngoài được thành lập gồm có Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Sau đó còn có thêm các đồng chí khác như Phùng Chí Kiên. Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng như là Ban chấp hành Trung ương Lâm thời và được Quốc tế cộng sản công nhận, quy định rõ chức năng nhiệm vụ.

Cuối năm 1934 đầu 1935, các Xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ lần lượt được lập lại. Trước tình hình đó, Ban chỉ huy ở ngoài quyết định triệu tập Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương.

Đại hội đã họp từ ngày 27 đến 31/3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc) do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Lúc này đồng chí Lê Hồng Phong đang là Trưởng đoàn Đại biểu đi dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản.

Tháng 7/ 1935, Lê Hồng Phong được Đại hội Quốc tế cộng sản bầu là Uỷ viên chính thức của Ban chấp Quốc tế cộng sản. Trong thời gian đi dự Đại hội, đồng chí Lê Hồng Phong kết duyên cùng Nguyễn Thị Minh Khai, một cán bộ xuất sắc ở Hải ngoại.

Sau Đại hội, Lê Hồng Phong trở về Trung Quốc hoạt động với danh nghĩa là đại biểu Quốc tế cộng sản bên cạnh Đảng cộg sản Việt Nam.

Ngày 26/7/1936, Lê Hồng Phong cùng Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải (Trung Quốc)  để phổ biến Nghị qụyết Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Tại Hội nghị đã cử đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư và về nước tổ chức lại Ban chấp hành Trung ương.

Tháng 11/1937, Lê Hồng Phong trở về Sài Gòn chỉ đạo hoạt động cách mạng. Ngày 29/3/1939, đồng chí dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hóc Môn, Gia định. Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt vì “mang căn cước giả” và bị Toà án Sài Gòn kết án 6 tháng tù giam, 3 năm quản thúc.  Hết hạn tù chúng trục xuất đồng chí về quê quản thúc.

Tháng 2/1940, Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt lại lần thứ hai và giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Lần này Toà án Sài Gòn kết án đồng chí 5 năm tù, đày ra Côn Đảo. Biết Lê hồng Phong là nhân vật quan trọng cua rĐảng cộng sản Đông Dương, thực dân Pháp tìm mọi cách để giết hại. Chúng tra tấn đồng chí rất  dã man và nhốt vào hầm tối. Sức khoẻ ngày càng suy kiệt. Ngày 5/9/ 1942, đồng chi Lê Hồng Phong đã hy sinh tại xà lim cấm cố, banh III, Côn Đảo.

Video