Hồ Tùng Mậu - trong thời kỳ tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 03:49:42

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú của Hồ Tùng Mậu có bước ngoặt rất qua trọng. Đó là sự chuyển biến từ lập trường chủ nghĩa yêu nước theo xu hướng quốc gia sang lập trường giai cấp công nhân và những hoạt động tích cực của ông trong tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí.
਍ഀ
਍ഀ Bằng những tư liệu đã sưu tầm được, bài viết này sẽ chứng minh bước ngoặt đó của Hồ Tùng Mậu trong thời kỳ tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.
਍ഀ
਍ഀ Trong tài liệu của Sở mật thám Đông Dương số 1083/SG có bức Công văn của Jean Breau, chánh mật thám Đông Đương gửi chánh mật thám Trung Kỳ ngày 17/7/1924, Bức công văn có đoạn:
਍ഀ
਍ഀ “...Vào khoảng tháng 9, thág 10 năm 1923, Hồ Tùng Mậu đã từ Quảng Châu đi về Trung Kỳ qua con đường Xiêm. Hình như, y được Phan Bội Châu giao cho về nước để nhận lạc quyên của đồng bào. Việc này chứng tỏ tình trạng hiện nay của những người xuất dương gặp khó khăn.
਍ഀ
਍ഀ Cũng có thể và khá tất nhiên là nhân dịp này, Hồ Tùng Mậu chịu trách nhiệm về thăm những người bạn của Phan Bội Châu mà trong đó có một người con trai của Cao Xuân Dục và một số người anh em ruột của tên xuất dương Hoàng Lợi Tân, người này là bà con của y...”
਍ഀ
਍ഀ Những lời phỏng đoán đó của mật thám Pháp đã gần đúng với những hoạt động của Hồ Tùng Mậu ở Nghệ An cuối năm 1923. Trong hồi ký tự thuật của ông, Hồ Tùng Mậu đã kể rõ lịch trình đi từ Quảng Đông sang Xiêm(tức Phì Chịt, Bản Đông, Lạc Khôn) gặp các ông Lê Quảng Đạt, Lê Hồng Phong, Hoàng Lương (tức Vương Thúc Oánh, con rể Phan Bội Châu), ở trong nhà Hoàng Lương và liên lạc với Phan Huynh, Phan Đệ (con trai Phan Bội Châu)...
਍ഀ
਍ഀ Ngày 1/8/1924, chánh mật thám Trung kỳ Sogny cùng gửi cho Công sứ Pháp ở Vinh và chánh mật thám Đông Dương tại Hà Nội một công văn, trong đó có nhắc đến “tên xuất dương Hồ Bá Cự”(tức Hồ Tùng Mậu).
਍ഀ
਍ഀ Nhưng mật thám không thể ngờ rằng lúc bấy giờ(tháng7-8/1924), Hồ Tùng Mậu đã có mặt ở Quảng Đông rồi.
਍ഀ
਍ഀ Hồi ký của Hồ Tùng Mậu đã ghi: “ Tôi làm quen được lý trưởng Hữu Biệt nó nhận thực giấy thông hành là Phan Tái. Khi vừa lấy được giấy thông hành thì đã bị lộ, chính phủ sức bắt, rồi tôi ra Bắc Kỳ vào gặp ông Lương Văn Can một hôm rồi xuống Hải phòng, kiếm thuyền đi sang Quảng Đông. Khi sang Quảng Đông thì biết sự ném bom ở Sa Diện vừa xong”(Hồi ký Hồ Tùng Mậu, bản dánh máy, lưu tại BNCLSĐ TU, tr. 48).
਍ഀ
਍ഀ Những dẫn chứng kể trên cho ta thấy rằng, vào cuối năm 1923 đầu năm 1924, Hồ Tùng Mậu vẫn hỗ trợ cho những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu.
਍ഀ
਍ഀ Song, một số tác phẩm lịch sử đã ghi là Hồ Tùng Mậu đã cùng Lê Hồng Sơn và một số đồng chí trẻ khác thành lập Tâm tâm xã từ năm 1923(“Những sự kiện lịch sử Đảng” Ban NCLS Đảng TW, Nxb ST 1976 tr. 79).
਍ഀ
਍ഀ NHư vậy, có thể hiểu thái độ của Hồ Tùng Mậu lúc bấy giờ là ủng hộ và đứng hẳn về phía “lớp trẻ” song vẫn trân trọng “lớp già”.
਍ഀ
਍ഀ Một sự kiện quan trọng đánh dấu sự chuyển biến lập trường nhanh chóng của Hồ Tùng Mậu. Đó là việc Hồ Tùng Mậu gia nhập Đảng cộng sản Trung Hoa vào tháng 3/1926.
਍ഀ
਍ഀ Trong hồi ký tự thuật, Hồ Tùng Mậu viết: “Khi tôi vào Đảng Tàu thì Lý Thuỵ có biết, còn Lâm(Lâm Đức Thụ) thì không biết. Khi đầu tôi vào Đảng thì Đảng phái tôi ở nhà chiêu đãi, nghĩa là để tập hợp những người Tàu các tỉnh lại. Được ít lâu, Đảng phái một ban 6 người sang Siêm xem xét công việc người Tàu ở Siêm. Vì tôi trước đó đi lại Siêm nên Đảng phái đi với ban đó, đó là khoảng chừng tháng 5, 6 năm 1926.
਍ഀ
਍ഀ Khi sang Siêm rồi thì tôi có xin phép ban đó vào Phì Chịt(Bản Đông) thăm người An Nam..”
਍ഀ
਍ഀ Ở Siêm công tác độ 4,5 tháng, đến cuối năm 1926, Hồ Tùng Mậu lại trở về Quảng Đông. Lúc bấy giờ công việc huấn luyện của Hội Thanh niên phát triển mạnh. Người Việt Nam sang dự huấn luyện ngày càng đông. Hồi ký Hồ Tùng Mậu ghi: “ Vì lúc người ra đông như thế mà chỉ có Lâm, Lý, Hồng Sơn, Lê, Vân Lĩnh, 5, 6 người xem sóc không thể ...Tôi lúc đó đem tình hình báo cáo cho Đảng Tàu thì Đảng cho nghỉ việc chiêu đãi một tháng mà giúp vào Ban huấn luyện An Nam, nên lúc đó tôi thuê nhà ở số 19 Phuương Thao Cái mà hàng ngày đến Nhân Hưng Cái cho tiện. Tôi phụ trách mua quần áo, mùng nmàn, chăn đệm và xem sóc vệ sinh, thể dục; lại thường đưa học sinh đi tham quan các trường học, các cơ quan.
਍ഀ
਍ഀ Cách huấn luyên cũng như mấy lớp trước, nhưng lớp này có thêm người ngoại quốc như là Nga, Đức, Pháp, Tàu; người dịch là Lý, Lâm, Hồng Sơn. Huấn luyện xong thì cũng đem Điều lệ Việt Nam cách mạng đồng chí Hội tổ chức lại rồi cho về làm việc, kiếm người thêm(hẹn mỗi người trong 6 tháng phải kiếm cho được 10 người). Khi về chia ra nhiều đường, đường Quảng Tây, đường Đông Hưng, đường Siêm...
਍ഀ
਍ഀ Lớp này chưa xong thì lớp khác..”
਍ഀ
਍ഀ Một số sác lịch sử đã ghi: Hồ Tùng Mậu là giảng viên phụ cho các lớp huấn luyện “Đường Kách mệnh” của Hội Thanh niên, là một trong 9 thanh niên Cộng sản Đoàn đầu tiên của Việt Nam, là 1 trong 5 thành viên của Nhóm bí mật do Lý Thuỵ tổ chức và là một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tổng bộ VNTNCMĐCH (gồm Lý Thuỵ, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu...)
਍ഀ
਍ഀ Do những hoạt động cho cách mạng Trung Hoa và cách mạng Việt nam, Hồ Tùng Mậuđã từng bị chính phủ Quốc dân đảng Trung Hoa bắt giam 3lần trong năm 1927 và một lần cuối năm 1928; đến cuối năm 1929 lại bị trục xuất khỏi Quảng Châu.
਍ഀ
਍ഀ Trong khi đó, tại quê nhà, toà án Nam triều tỉnh Nghệ An đã phán quyết (10/10/1929) Hồ Tùng Mậu (với tên là Phan Tái) án tử hình vắng mặt (cùng với 6 bị can lãnh án tử hình khác, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú).
਍ഀ
਍ഀ Vào những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ này, Hồ Tùng Mậu khá nổi tiếng là nhà hoạt động chính trị có tài. Vì vậy, phe Việt Nam cách mạng Đảng của Vũ Hải Thu(tức Nguyễn Hải Thần) cố tình lôi kéo ông vào tổ chức của họ nhưng Hồ Tùng Mậu rất kiên định lập trường, không đi theo họ.
਍ഀ
਍ഀ Sau khi có sự phân lịêt của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, dẫn tới sự hình thành hai nhóm cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng, Hồ Tùng Mậu đã cố gắng thuyết phục hai tổ chức này thống nhất làm một, nhưng chưa đi đến kết quả. Tuy nhiên, những cố gắng của Hồ Tùng Mậu đã góp phần tạo tiền đề thuận lợi cho việc hợp nhất các tổ chức Đảng có kết quả vào đầu năm 1930, hình thành ra một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
਍ഀ
਍ഀ Tóm lại, nếu chỉ kể một quãng đời hoạt động của Hồ Tùng Mậu khoảng từ năm 1925-1929, chúng ta cũng có thể hiểu ít nhiều về ông như sau:
਍ഀ
਍ഀ Hồ Tùng Mậu, một con người từng trải trong hoạt động cách mạng, đã sớm xuất dương sang Xiêm qua Trung Hoa, đã từng học trường “Quân tương hiệu đoàn” và tham gia quân đội Tôn Trung Sơn, tình nguyện đi Bắc phạt, đã tiếp xúc với rất nhiều yếu nhân mang nhiều xu hướng khác nhau ở hải ngoại, nhưng ông đã không bị lôi kéo vào những xu hướng phi vô sản; trái lại, ông đã tỉnh táo, chọn lựa con đường cách mạng nhất. Ban đầu ông hăng hái ùng hộ lớp trẻ lập ra Tâm tâm xã, nhưng khi tiếp thu được “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, ông đã sẵn sàng hoạt động cho Hội Thanh niên, đáp ứng yêu cầu bức thiết của Hội khi đang thiếu cán bộ. Ông đã tận tuỵ hết mình, kể cả khi làm những công việc hậu cần vất vả cho các lớp huấn luyện của Hội. Có thể nói Hồ Tùng Mậu là một trong những người có công đặt viên gạch đầu tiên cho nền móng Cộng sản Việt Nam. 
਍ഀ
਍ഀ Việc Hồ Tùng Mậu gia nhập Đảng Cộng sản Trung Hoa tháng 3/1926 chứng minh bước chuyển nhanh chóng của ông từ một người yêu nước theo xu hướng quốc gia trở thành người cộng sản. Với sự kiện này, có thể xếp Hồ Tùng Mậu là một trong những đảng viên Cộng sản vào loại sớm nhất của cách mạng Việt Nam(sau lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920) 
਍ഀ
਍ഀ Lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản cao cả đã nâng cao uy tín của Hồ Tùng Mậu trong thời kỳ tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
਍ഀ
਍ഀ Quê hương ta rất tự hào có những người con ưu tú như Hồ Tùng Mậu 

਍ഀ

Bùi Ngọc Tam, Tiểu ban NCLS Đảng Tỉnh uỷ Nghệ An)

Video