Hồ Tùng Mậu trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 03:52:07

Bước sang những năm 20 của thế kỷ này, nhiều sự kiện trọng đại trên thế giới đã có những ảnh hưởng đến nhân dân Việt Nam khi ấy đang phải sống ngột ngạt dưới ách thực dân phong kiến, và đang khủng hoảng về con đường cứu nước. Trước hết là sự kiện cách mạng tháng Mười Nga nổ ra từ năm 1917 đã giải phong hàng trăm triệu người lao động khỏi ách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị nước Nga. Tiếp đó là phong trào cách mạng ở Trưng Quốc cũng đang diễn ra sôi nổi, mà trung tâm là Quảng Châu, một thành phố rất gần với Việt Nam.
਍ഀ
਍ഀ Bên cạnh đó, những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc được truyền về Việt Nam đã làm thức dậy trong những người dân yêu nước trước hết là thanh niên, khát vọng tìm ra một con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc thoát khỏi ách áp bức bóc lột của bọn đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do cho đất nước. Và thế là tiếp theo những đợt xuất dương đã có từ đầu thế kỷ do Phan Bội Châu và các văn thân yêu nước chủ trương, những năm này, nhiều thanh niên yêu nước lại vượt biên giới sang Trung Quốc, đến Quảng Châu tìm đường cứu nước. Trong những người này có Hồ Tùng Mậu, một thanh niên đầy nhiệt huyết của mảnh đất miền Trung giàu truyền thống cách mạng. Ông sinh ngày 15/6/1896 tại làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An và xuất thân từ một gia đình nho học và có truyền thống chống Pháp. Ông xuất dương vào năm 1920 theo một con đường vòng: qua Lào, Thấi Lan rồi đến Quảng Châu. Tại Thái Lan, ông và những người cùng đi đã lưu lại Bản Đông. Họ được các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tại Thái Lan giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thậun lợi để sang Trung Quốc. Trước khi đến Quảng Châu, ông còn ở Hàng Châu vài năm để học tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, học thêm văn hoá và nghề bưu điện.. Ông phải làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống, kể cả việc kéo xe và vào lính...Ở Hàng Châu và Quảng Châu, Hồ Tùng Mậu đã tích cực tham gia hoạt động yêu nước, tham gia các cuộc tranh luận sôi nổi của những người Việt Nam ở đó về con đường và phương pháp cách mạng để giải phóng nhân dân. Chính qua những cuộc tranh luận này và qua các sách báo tiến bộ lúc đó, Hồ Tùng Mâụ và một số thanh niên khác trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội đã nhận thấy sự bế tắc trong đường lối cứu nước của tổ chức này và muốn có một con đường cách mạng mới....Trên cơ sở ấy, năm 1923, Hồ Tùng Mậu đã cùng với 6 thanh niên yêu nước khác là Lê Hồng Sơn(tức Lê Tán Anh), Đặng Xuân Hồng, Trương Quốc Huy, Nguyễn Giản Khanh, Lê Cầu, Lâm Đức Thụ tổ chức ra nhóm Tâm tâm xã(còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn). Khác với Việt Nam Quang phục hội, Tâm tâm xã đã nêu cao mục tiêu là “phục quyền làm người của người Việt Nam”, chủ trương “liên hiệp những người có thể đích thân hoạt động để khôi phục quyền độc lập cho dân Đông Dương”...
਍ഀ
਍ഀ Điều lệ của Tâm tâm xã xác đinh rõ tôn chỉ của tổ chức này là : không những phải “phục quốc” mà còn phải “hợp sức mọi người, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên, để đem lại cho mọi người cái nhân quyền đã bị cướp mất và mưu cầu hạnh phúc cho quốc dân”. Về phương pháp hoạt động, tổ chức này chủ trương sẵn sàng làm bất cứ việc gì kể cả việc trừng trị những tên thực dân đầu sỏ, nhằm thức tỉnh và lôi cuốn đồng bào đứng dậy đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi.
਍ഀ
਍ഀ Với tôn chỉ và phương pháp hoạt động như trên, Tâm tâm xã đã thu hút được một số thanh niên yêu nước khác tham gia như Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng...
਍ഀ
਍ഀ Tâm tâm xã còn tìm cách liên lạc với các cố vấn Nga lúc đó đang ở Quảng Châu giúp đỡ chính phủ cách mạng của Tôn Dật Tiên, để tìm hiểu về chủ nghĩa cộng sản, về cách mạng tháng Mười và nhờ các cố vấn này cung cấp tài liệu. Tâm tâm xã còn chủ trương trước tiên là phải tập hợp lực lượng, gây một tiếng vang trong dân chúng, củng cố tổ chức với mưu đồ phục quốc. Vì vậy, ngày 19/6/1924, hai chiến sỹ quả cảm của Tâm tâm xã là Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Sơn dã tìm cách lọt vào khách sạn Victoria ném lựu đạn vào bàn tiệc chiêu đãi Toàn quyền Đông Dưong Mec - lanh khi y vừa đến Sa Diện, tô giới Pháp ở gần Quảng Châu hòng bàn mưu kế chông phá phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam. Lựu đạn nổ, một số tên thực dân chết hoặc bị thương, nhưng mec lanh thoát chết. Còn Phạm Hồng Thái đã hy sinh anh dũng trên dòng Châu Giang. Nổ ra trong lúc phong trào cách mạng đang trên đà phát triển, tiếng bom Phạm Hồng Thái đã làm cho bọn thực dân cướp nước vô cùng hoảng sợ. Đòng thời nó đã góp phần thúc dục các tầng lớp nhân dân Việt Nam tham gia vào cuộc đấu tranh chung để giải phóng đất nước. Tiếng bom Sa Diện, tiếng bom của Tâm tâm xã với gương hy sinh lẫm liệt của Phạm Hồng Thái “không phải là kết thúc một tàn cục, mà là báo hiệu cho một giai đoạn mới”(Trần huy Liệu-Lịch sử 80 năm chống Pháp, quyển 1, Nxb Văn Sử Địa, H.1956, tr.252).
਍ഀ
਍ഀ Khi tiếng bom Sa Diện nổ ra thì Hồ Tùng Mậu không có mặt ở Trung Quốc. Thực hiện nhiệm vụ của Tâm tâm xã, đầu năm 1924, ông về nước với mục đích tìm chọn một số thanh niên yêu nước đưa ra nước ngoài tăng cưyờng lực lượng cho tổ chức. Ông về nước với một thuế thân mang tên Phan Tái ở làng Hữu Biệt. Biết được chuyến đi đó, sau này trong phiên toà ngày 11/10/1929 ở Nghệ An, bọn thực dân Pháp và tay sai đã kết án tử hình vắng mặt Phan Tái tức Hồ Tùng Mậu về tội “vận động lập đảng, xúi giục đưa người ra nước ngoài, mưu đồ phiến loạn”.
਍ഀ
਍ഀ Tháng 7/1924 khi quay lại Quảng Châu, biết rõ về vụ mưu sát tên Toàn quyền Méc lanh ở Sa Diện. Hồ Tùng Mậu vô cùng cảm phục và nức lòng ca ngợi tinh thần dũng cảm và sự hy sinh oanh liệt của Phạm Hồng Thái.
਍ഀ
਍ഀ Vào thời gan này có cuộc tranh luận của các nhà cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc về đường lối và phương pháp cách mạng bùng lên khá nôi nổi. Cuối cùng đã hình thành hai xu hướng chính: Một xu hướng chủ trương thành lập Việt Nam Quốc dân đảng với tôn chỉ giành độc lập theo chủ nghĩa Tam dân; Một xu hướng khác muốn thành lập một Đảng tiến bộ hơn theo đường lối của cách mạng Tháng Mười Nga.
਍ഀ
਍ഀ Giữa lúc đó thì tháng 12/1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu. Người đã tìm hiểu các tổ chức của những người Việt Nam yêu nước ở đây, trước hết là Tâm tâm xã và tổ chức yêu nước ở đây, trước hết là Tâm tâm xã và tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu, và đánh giá cao ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước của các tổ chức này. Nhưng đồng thời Người cũng phê phán các tổ chức trên còn ít hiểu biết về chính trị và chưa có đường lối tổ chức quần chúng. Người chỉ ra cho những người Việt Nam yêu nước ở đây thấy rằng: Muốn làm cách mạng thành công phải dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân; phải có Đảng của chủ nghĩa Mác Lê nin vững mạnh, thống nhất hy sinh gan góc...Chính vì vậy Người đã chuẩn bị mọi mặt để tiến tới thành lập một Đảng kiểu mới của giái cấp công nhân. Giữa năm 1925, Người thành lập một đoàn thể cách mạng mới có xu hướng Mác xít là Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội(gọi tắt là Thanh niên), trong đó nòng cốt là Cộng sản Đoàn. Người còn mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
਍ഀ
਍ഀ Là người được kết nạp đầu tiên vào Cộng sản Đoàn, và được đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện về chủ nghĩa Mác - Lê nin và kinh nghiệm công tác, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã trở thành một cán bộ xuất sắc trong tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.
਍ഀ
਍ഀ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội nêu lên mục đích là: “hết sức phấn đấu để thâu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, dẫn đạo quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một mặt đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản mà dựng ra chính quyền độc tài của thợ thuyền, dân cày, binh lính; một mặt tham gia vào cuộc thế giới cách mệnh san trừ tư bản chủ nghĩa cả thế giới đặng thực hiện chủ nghĩa cộng sản”( Điều lệ của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội; Trong: Các tổ chức tiền thân của Đảng, Ban NCLSĐ TW, H.1977, tr.126).
਍ഀ
਍ഀ Tổ chức này đưa ra đường lối chung là: “ Trước làm tư sản dân quyền cách mệnh”, tiếp đó “phát triển đi về đường xã hội cách mệnh” và đưa ra một chương trình hành động gồm 20 điểm, trong đó có những điểm chính là: đánh đổ đế quốc Pháp và chế độ quan liêu, lập chính quyền cách mạng của công nông binh, tịch thu ruộng đất của phong kiến, địa chủ có từ(100 mầu trở lên)...
਍ഀ
਍ഀ Có thể thấy rõ, tuy Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội chưa phải là Đảng cộng sản, nhưng tôn chỉ, mục đích và chương trình hành động của nó đã thể hiện quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân trong việc giải quyết những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Về tổ chức, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội xây dựng theo nguyên tắc dân chủ tập trung và có hệ thống thống nhất gồm 5 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Huyện bộ và Chi bộ. Đồng chí Hồ Tùng Mậu là một trong các thành viên của chi bộ đầu tiên, bên cạnh Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Sơn...
਍ഀ
਍ഀ Khi Việt nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ra báo Thanh niên nhằm tuyên truyền cách mạng và tập hợp quần chúng, đồng chí Hồ Tùng Mậu trở thành một cây bút tích cực của tờ báo.
਍ഀ
਍ഀ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều người yêu nước ở cả trong và ngoài nước. Vì vậy, đồng chí Hồ Tùng Mậu được cử về nước tổ chức đường dây liên lạc giữa trong nước với Quảng Châu và lựa chọn thanh niên tiến bộ đưa ra nước ngoài huấn luận. Giữa năm 1925, Hồ Tùng Mậu về Hải Phòng mở hiệu sách “Huệ quần thư điếm” làm nơi liên lạc của các cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Vinh...Năm 1926 nhiều thanh niên được lựa chọn từ trong nước sang Quảng Châu huấn luyện. Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ quản lý và làm phiên dịch cho các lớp học này.
਍ഀ
਍ഀ Để tăng cường các quan hệ hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc, tháng 3 năm 1926, Hồ Tùng Mậu gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm việc ở “ Chiêu đãi sở ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là nơi liên lạc với những người cộng sản các nước.
਍ഀ
਍ഀ Tháng 4 năm 1927, khi Tưởng Giới Thạch phản bội đường lối “Quốc Cộng hợp tác” của Tôn Dật Tiên quay ra đàn áp cộng sản. Tổng bộ Thanh niên ở Quảng Châu bị quân Tưởng bao vây và lục soát. Đồng chí Hồ Tùng Mậu bị chúng bắt giam lần thứ nhất cùng với Lê Hồng Sơn và một số đồng chí khác. Sau 5 tháng giam giữ, trước sự đấu tranh kiên quyết của các đồng chí ta và các đồng chí Trung Quốc, bọn Tưởng phải trả lại tự do cho Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn.
਍ഀ
਍ഀ Sau đó Hồ Tùng Mậu lại bị chúng bắt lần thứ hai khi đi Quảng Tây đón đoàn cán bộ trong nước sang. Nhờ có danh nghĩa của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, đồng chí lại được thả ra.
਍ഀ
਍ഀ Lần thứ ba đồng chí bị bọn Tưởng bắt ngày 12 tháng 12 năm 1927, khi Quảng Châu Công xã bùng nổ, trụ sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội bị chúng đập phá. Cùng bị bắt với Hồ Tùng Mậu còn có Lê Hồng Sơn. Lần này cũng nhờ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc, bọn Tưởng cũng buộc phải trả tự do cho Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn.
਍ഀ
਍ഀ Đến tháng 8/1928, đồng chí Hồ Tùng Mậu lại bị bọn Tưởng bắt lần thứ tư và bị chúng giam giữ cho tới tháng 11/1929 mới trả tự do và bị chúng trục xuất ra khỏi Quảng Đông. Đồng chí sang Hương Cảng tiếp tục hoạt động. Tại đây đồng chí tham gia thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
਍ഀ
਍ഀ Trước tình hình ở Việt Nam cùng một lúc có ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Hồ Tùng Mậu đã cùng với nhiều đồng chí khác tích cực vận động để thống nhất phong trào cộng sản Việt Nam.
਍ഀ
਍ഀ Tháng 2/1929, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Hương Cảng để giải quyết sự bất đồng và thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hồ Tùng Mậu vui mừng được gặp lại lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí đã tích cực giúp đỡ Người trong công việc và cũng góp phần vào Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam tổ chức từ ngày 3/2 đến 7/2/1930 tại bán đảo Cửu Long, Hương Cảng.
਍ഀ
਍ഀ Tham dự Hội nghị có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản, hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vì mới thành lập, không kịp cử đại biểu đến dự. Ngoài ra, còn có 2 đại biểu hải ngoại. Có tài liệu nói hai đại biểu ấy là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn.
਍ഀ
਍ഀ Sau 5 ngày thảo luận sôi nổi, tự phê bình và phê bình nghiêm túc về những khuyết điểm đã qua, hội nghị đã hoàn toàn nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
਍ഀ
਍ഀ Hội nghị đã thông qua những văn kiện quan trọng gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
਍ഀ
਍ഀ Thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là đã đưa lại cho giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc ta một Đảng cộng sản Mác – Lênin chân chính, một đội tiền phong chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
਍ഀ
਍ഀ Hội nghị hợp nhất thật sự mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỷ XX.
਍ഀ
਍ഀ Đảng ra đời là một mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
਍ഀ
਍ഀ Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Hồ Tùng Mậu lại hăng say lao vào hoạt động, ra sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân trong bất kể hoàn cảnh nào, dù là lúc bị địch bắt bớ giam cầm, hay khi cách mạng Tháng Tám đã thành công. Đồng chí đã đảm đương nhiều trách nhiệm quan trọng khác nhau như Giám đốc kiêm Chính uỷ Trường Quân chính, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV, Trưởng ban Thanh tra của chính phủ. Đồng chí được bầu làm uỷ viên Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ II năm 1951. Đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ đựoc giao và hiến trọn đời cho cách mạng, cho Đảng cho đến lúc hy sinh trên đường công tác vào ngày 23/7/1951.
਍ഀ
਍ഀ Có thể nói: Hồ Tùng Mậu là một nhà yêu nước lão thành, một chiến sỹ tiền bối của Đảng, trọn đời hiếu trung với Đảng, với Nước, với Dân.

਍ഀ

PTS. Trần Đức Cường- Viện Sử học

Video