Hình tượng Phạm Hồng Thái ở Xiêm

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 03:26:12

Kể từ lúc tiếng bom của Phạm Hồng Thái mưu sát tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Méc-lanh (Merlin) tại Sa Diện đến nay đã bảy chục năm. Hình ảnh Phạm Hồng Thái đã khắc sâu trong trái tim hàng chục triệu dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Khá nhiều tác phẩm đã trần thuật về vụ nổ bom ở Sa Diện (Trung Quốc). Riêng về hình ảnh Phạm Hồng Thái ở Xiêm còn ít tài liệu đề cập đến. Bài viết này khắc hoạ đôi điều về hình tượng liệt sỹ Phạm Hồng Thái ở Xiêm (Thái Lan).

਍ഀ

Đầu năm 1924, Phạm Thành Tích (tức Phạm Thành Khôi, Phạm Hồng Thái) đã cùng người bạn đồng hương Lê Nhã (tức Lê Huy Doãn, Lê Hồng Phong) xuất dương sang Xiêm. Theo bước chân người dẫn đường từng trải, lão luyện là Võ Trọng Cánh, đôi bạn trẻ đã vượt qua bao chặng đường gian lao vất vả, vượt núi, băng rừng bằng đôi chân dẻo dai qua Lào, sang Xiêm. Phải can đảm lắm mới dám mạo hiểm đi đường rừng hàng tháng ròng như vậy. Nào thú dữ, nào cướp đường, nào mật thám, ma tà nhan nhản, nào nắng thiêu, mưa lũ…thật là ngàn trùng gian khó!

਍ഀ

Động Trìm, động Trẹo thì cao
਍ഀ Nước Xăm Mòi thì nậy, biết làm sao bây giờ!

਍ഀ

Đó là câu ca mà các chiến sỹ xuất dương mô tả những thử thách trên đường thiên lý vượt biên.

਍ഀ

Qua đất Xiêm, Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong tới Lạc khôn, trú ngụ trong nhà ông Võ Trọng Đài. Hồi ấy bà con Việt kiều ở Xiêm thường gọi Phạm Hồng Thái là “cậu cháu”. Còn Lê Hồng Phong được gọi là “cậu Nhã”.

਍ഀ

Đôi bạn trẻ chỉ ở Lạc khôn một thời gian ngắn rồi đi Phi chịt, nơi có “Trại cày” của Đặng Thúc Hứa (nơi tập hợp nhiều người Việt Nam yêu nước xuất dương sang để mưu đồ phục quốc). Đến đầu mùa hè năm 1924, Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong (cùng 6 thanh niên khác) sang Quảng Châu (Trung Quốc).

਍ഀ

Chỉ vài tháng sau, ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái đã làm chấn động dư luận Châu Á và toàn cầu. Trong “Trại cày” Đặng Thúc Hứa cũng như các vùng Việt kiều khác ở Xiêm, không khí nhộn nhịp hẳn lên. Ai chưa từng gặp Phạm Hồng Thái đều tiếc rẻ không được tận mắt chiêm ngưỡng “trang hiệp sỹ”, “nhà hiệp khách”, người anh hùng của đất Hồng Lam, của dân tộc Việt Nam. Ai đã may mắn được gặp thì miêu tả diện mạo của liệt sỹ khác với người bạn thân thiết là Lê Hồng Phong như thế nào để cho mọi người hình dung được.

਍ഀ

Hành động dũng cảm của Phạm Hồng Thái đã kích thích mạnh lòng yêu nước của Việt kiều ở Xiêm.

਍ഀ

Trong những hoạt động yêu nước của đồng bào, từ đấy có thêm các buổi sinh hoạt mới như đọc truyện Phạm Hồng Thái: “Phạm Hồng Thái truyện” (do Phạn Bội Châu sáng tác tại Hàng Châu-Trung Quốc); hoặc làm thơ ca ngợi Phạm liệt sỹ.

਍ഀ

Tác giả Đặng Tử Kính đã làm bài thơ “Kính viếng hương hồn Phạm liệt sỹ Hồng Thái” gồm 36 câu, trong đó có đoạn kết:

਍ഀ

“…Sông Sa Diện một vùng tối mịt
਍ഀ Thuyền Châu Giang trăm chiếc đón đưa
਍ഀ Liều thân cho nước bao giờ
਍ഀ Hồn thiêng cao phất ngọn cờ tự do!

਍ഀ

Ngoài thơ ca còn có rất nhiều bài văn kỷ niệm (viết theo thể loại ai điếu). Trong bài văn kỷ niệm liệt sỹ Phạm Hồng Thái của đồng chí Ngô Tuân làm tại U đon có đoạn:

਍ഀ

“Vì dân tộc há thèm chi danh dự, thủ đoạn này nào học kế Kinh Kha?
਍ഀ Bởi quốc thù không phải cớ trung quân, tạc đạn đó há như dùi Trương Tử.
਍ഀ Chính trách nhiệm quốc dân là thế, thức tỉnh đồng bào đứng dậy, mở mặt mày với chủ quốc hoàn dinh.
਍ഀ Gầy phong trào cách mệnh từ đây, ráng bày quốc thế xưa nay, tráng thanh thế với hồi nầy thế kỷ”.

਍ഀ

Hàng năm cứ tới ngày 19 tháng sáu dương lịch, các chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Xiêm lại tổ chức kỷ niệm liệt sỹ Phạm Hồng Thái .

਍ഀ

Ngày đó được đồng bào Việt kiều coi như là ngày lễ trọng đại của dân tộc. Trong mỗi gia đình người ta làm mâm cỗ, bánh trái, để thờ cúng tổ tiên, cha mẹ; còn lễ kỷ niệm thường được tổ chức vào buổi trưa tại hội quán của Hội thân ái địa phương.

਍ഀ

Trong các buổi kỷ niệm thường có các bài về tiểu sử Phạm Hồng Thái. Sau khi nghe tiểu sử Phạm liệt sỹ mọi người làm lễ dâng hương, dâng hoa và đọc văn kỷ niệm. Trước đàn kỷ niệm, các bài văn truy niệm, các đại biểu các đoàn thể Thân ái, Phụ nữ, Thanh niên và Thiếu niên, Nhi đồng lần lượt lên diễn đàn, hết lượt đại biểu mới tới diễn đàn tự do của các cá nhân.

਍ഀ

Tối ngày hôm đó thường có diễn kịch về Phạm Hồng Thái. Hình tượng Phạm Hồng Thái không chỉ được khắc hoạ trong văn thơ mà còn được dựng thành kịch. Trong vở thoại kịch “Lịch sử cách mạng Việt Nam” (được cải biên từ vở chèo “Vong quốc thảm trạng” của Phan Bội Châu), ở màn cuối cùng là cảnh Phạm Hồng Thái ném bom tại Sa Diện - sự kiện mở đầu cho một tự trào cách mạng mới.

਍ഀ

Đặc biệt tại Xiêm, Việt kiều yêu nước còn soạn và diễn vở kịch Phạm Hồng Thái. Kịch có tới 7 màn miêu tả Phạm Hồng Thái từ khi còn là một học sinh Trường Pháp Việt đến lúc trở thành công nhân tham gia đình công và đi xuất dương. Màn thứ năm diễn tả hành động ném bom ở Sa Diện.

਍ഀ

Những đêm diễn kịch, thôn xóm ở vùng có Kiều bào ta vui như hội. Có thời gian Việt kiều mời cả quan chức Thái Lan đến xem kịch. Người sắm vai chính (Phạm Hồng Thái ) thường được tuyển chọn trong đám thanh niên thanh tú, phong thái chững chạc và có tư cách tốt.

਍ഀ

Thường đến màn thứ năm, mỗi khi bọn Tây thực dân xuất hiện với mắt xanh, mũi lõ, nói xì lồ xì lào, đang nhậu nhẹt, bỗng bom nổ, bọn chúng hớt hơ, hớt hải đâm sầm vào nhau, khán giả lại được một mẻ cười khoái trá.

਍ഀ

Song, cái lắng đọng của vở kịch là hình tượng Phạm Hồng Thái với hành động quả cảm, phi thường của anh. Người xem càng thấm thía nhục mất nước và có ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với sự tồn vong của dân tộc.

਍ഀ

Qua những dẫn chứng kể trên, chúng ta có thể nói rằng, tại Xiêm từ những năm 20 thế kỷ này, hình tượng Phạm Hồng Thái không bao giờ phai mờ trong tâm trí đồng bào Việt kiều yêu nước qua nhiều thế hệ, góp phần xiết chặt tình đoàn kết trong đồng bào và tạo điều kiện cho các tổ chức yêu nước và cách mạng phát triển.

਍ഀ

Bùi Ngọc Tam

Video