Đồng chí Trương Vân Lĩnh - Nhà cách mạng tiền bối

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-30 02:58:53

1. Các dòng sông đều đổ về biển cả. 
਍ഀ
਍ഀ Trong lịch sử Việt Nam, có trăm ngàn nẻo đường để con ngưòi ta đến với cách mạng cũng như các dòng sông đều đổ về biển cả. Con đường hoạt động cách mạng của đồng chí Trương Vân Lĩnh là một trường hợp như thế. 
਍ഀ
਍ഀ Đồng chí Trương Vân Lĩnh sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân theo đạo Thiên Chúa ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Anh đã có một thời niên thiếu đèn sách trong Chủng viện vùng xã Đoài nổi tiếng cả một xứ đạo Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh -Quảng Bình. Nhưng cũng như bao vùng quê đất Việt nô lệ lúc bấy giờ, nơi Chủng viện tưởng như bình lặng vẫn vọng lại tiếng súng chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam từ mọi nẻo. Hơi thở và nhịp đập của các phong trào yêu nước những năm 20 đã tác động tâm hồn của Trương Vân Lĩnh. Nước đã mất độc lập thì đạo cũng mất luôn tự do. Trước khi nguời trí thức giáo dân Trương Vân Lĩnh xuất dương cuối năm 1923 thì đã có những linh mục, những con chiên của Chúa vùng Xứ Nghệ tham gia các phong trào yêu nước của dân tộc. Đạo pháp và dân tộc ở Việt Nam- một xứ thuộc địa nửa phong kiến- đã đi với nhau và vậy là “Kính chúa, yêu nước” đã trở thành phương cách xử thế của người Việt Nam theo đạo, đúng vậy, mà là sự tiếp nối cái ý chí của dân tộc, không phân biệt tôn giáo, theo đúng mạch truyền thống yêu nước không ngừng chảy ở Việt Nam. 
਍ഀ
਍ഀ Một trong những nẻo đường xuất dương chủ yếu của người thanh niên yêu nước xứ Nghệ là sang Thái Lan, nơi mà trước những năm 20, nhà yêu nước nổi tiếng Đặng Thúc Hứa đã từ Thanh Chương đến lập ra “Trại cày” để tổ chức, tập hợp các nhà cách mạng, yêu nước. Trương Vân Lĩnh đến Thái Lan đầu năm 1924, vào “Trại cày” của Đặng Thúc Hứa học tập, tham gia các công việc của cộng đồng người Việt Nam yêu nước ở đó. Một năm sau, đầu năm 1925, Trương Vân Lĩnh sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập và là học viên của các lớp huấn luyện chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc trực tiến giảng dạy. 
਍ഀ
਍ഀ Phải nói rằng, ở đồng chí Trương Vân Lĩnh có một tư chất đặc biệt nào đó cho nên Bác Hồ đã sớm chú ý, giới thiệu đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc(năm 1926) cùng với một số thanh niên Việt Nam khác. Con đường giác ngộ cách mạng của Trương Vân Lĩnh trước khi gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trải qua thử thách và được kiểm nghiệm để có được độ bền, độ chắc về lòng trung thành với Tổ quốc. 
਍ഀ
਍ഀ Có lẽ “hình mẫu” con người Trương Vân Lĩnh đã kiến cho Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý bởi vì con đường đi cũng như thành phần xuất thân của Trương Vân Lĩnh vẫn nằm trong dòng đại đoàn kết, xây dựng lực lượng cách mạng. Những câu viết theo kiểu đối rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 

਍ഀ

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
਍ഀ Thành công, thành công, đại thành công
 

਍ഀ

đã trở thành chiến lược tập hợp lực lượng cách mạng Việt Nam của Đảng ta ngay từ khi mới ra đời. Trong tư tưởng đại đoàn kết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa một biên độ tập hợp lực lượng rất rộng, rộng đến kinh ngạc: lực lượng đó là tất cả những người Việt Nam, những “con Hồng cháu Lạc” ,  “con Rồng cháu Tiên” không phân biệt đảng phái, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai, miễn là người đó có tinh thần yêu nước. Người chủ trương đoàn kết với tất cả những ai có thể đoàn kết được, tranh thủ tất cả những thời cơ có lợi cho cách mạng để sử dụng nhân tài, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho cách mạng, phái cán bộ vào hoạt động ở nhiều lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phần xuất thân của người cán bộ không thành vấn đề, mà nhìn nhận, đánh giá người cán bộ là ở sự thành tâm đi theo cách mạng, ở lòng trung thành với cách mạng. Người đã xua tan nỗi mặc cảm của không ít anh em cán bộ cách mạng vốn xuất thân từ gia đình quan lại phong kiến. 
਍ഀ
਍ഀ Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất sớm, đã tin tưởng đồng chí Trương Vân Lĩnh, người có hoàn cảnh xuất thân đặc biệt. Người đã giao cho đồng chí Trương Vân Lĩnh những trọng trách, trong đó có việc học trường Quân sự Hoàng Phố của Tưởng Giới Thạch rồi sau đó học Trường sỹ quan của chính phủ Quốc dân Đảng Trung Quốc, được phong Quan Ba trong quân đội Tưởng Giới Thạch, trực tiếp chỉ huy một đơn vị trong Sư đoàn 9 và là một trong những thành viên cách mạng Việt Nam đầu tiên hoạt động nội gián. Đồng chí Trương Vân Lĩnh đến với cách mạng, đến với chủ nghĩa cộng sản, đến với Ngguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tất cả tình cảm và lý trí giác ngộ. Đồng thời, Bác Hồ đối vứi đồng chí Trương Vân Lĩnh là cả một lòng tin. Sự gặp gỡ của cả hai người là sự gặp gỡ tuyệt đẹp trên các nẻo đường của cách mạng. 
਍ഀ
਍ഀ 2. Một tấm gương kiên trung. 
਍ഀ
਍ഀ Biết dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng thế nào rồi cũng bị tù đày, gian khổ, hy sinh nhưng đồng chí Trương Vân Lĩnh không sờn lòng. Cách mạng đã giao nhiệm vụ gì, dù đó là nhiệm vụ phức tạp và nguy hiểm như làm nội gián trong hàng ngũ Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) - là nhiệm vụ thầm lặng, ít người biết và dễ bị cán bộ của ta hiểu nhầm-nhưng đồng chí Trương Vân Lĩnh đều cố gắng hoàn thành. Với môi trường công tác và với cái “vỏ bọc” của mình, cuối những năm 20, đồng chí Trương Vân Lĩnh đac cứu Bác Hồ khỏi sự vây bắt của bọn Tưởng Giới Thạch, đồng thời đã có công lớn trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng suốt từ đó trở đi. 
਍ഀ
਍ഀ Đòng chí Trương Vân Lĩnh là một chiến sỹ giao thông liên lạc đầu tiên và xuất sắc của cách mạng, của Đảng (có người cho rằng, cuối năm 1929, đồng chí Trương Vân Lĩnh đã từ Trung Quốc trở lại Thái Lan để báo tin cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc biết tình hình xuất hiện các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để đồng chí Nguyễn Ái Quốc đứng ra triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, lập ra Đảng cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng năm 1930). 
਍ഀ
਍ഀ Trở thành người cộng sản trước ngày Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 4 năm (vào Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1926), đồng chí Trương Vân Lĩnh thuộc vào lớp cán bộ tiền bối của Đảng, có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng Đảng và phong trào cách mạng từ năm 1930 trở đi. Đồng chí đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ dịch tài liệu của Đảng gửi về trong nước để tuên truyền, vận động cách mạng, giúp sức cho phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Như cánh chim không mỏi với một nghị lực phi thường trong hoàn cảnh vô cùng hiểm nguy đến tính mạng bất cứ lúc nào, đồng chí Trương Vân Lĩnh lăn lộn vào công tác xây dựng cơ sở Đảng cũng như các tổ chức công hội đỏ của anh em Việt Nam làm việc trên các tàu biển tuyến Hương Cảng - Sài Gòn -Thái Lan, coi đó là một đường dây liên lạc hết sức quan trọng của Đảng ta từ trong nước ra, từ nước ngoài về. 
਍ഀ
਍ഀ Sẽ là thiếu sót lớn khi đánh giá cuộc đời và hoạt động cách mạng của đồng chí Trương Vân Lĩnh mà không đề cập thời gian đồng chí bị bọn đế quốc thực dân, phản động cầm tù. Cuối năm 1930, đồng chí bị cảnh sát Anh ở Hương Cảng bắt giam nhưng sau đó được thả tự do vì thiếu nhiều chứng cứ. Đầu năm 1932, đồng chí Trương Vân Lĩnh bị bắt lần thứ hai, lần này tại Thượng Hải (Trung Quốc), sau đó bị giải về Việt Nam, thực dân Pháp giam đồng chí ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội).
਍ഀ Cả một chuỗi thời gian sau đó là cuộc lưu đày khắp các nhà tù: Vinh, Đắc Min, Lao Bảo, Kon Tum, Buôn Ma Thuột,…Bị kết án khổ sai chung thân, bản thân đồng chí bị tra tấn rất dã man, gia đình ở Nghi Lộc bij địch tịch biên hết tài sản, nhưng Trương Vân Lĩnh vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản kiên cường, bị giam cầm trong những năm sục sôi cách mạng của cao trào tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 12 năm 1942, đồng chí Trương Vân Lĩnh cùng với một số đồng chí khác vượt ngục Đắc Min thành công trở về tham gia thực hiện các nhiệm vụ cách mạng khẩn trương mà Đảng đã giao phó. 
਍ഀ
਍ഀ Trước và ngay sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Trương Vân Lĩnh phụ trách trường Quân chính. Hăm hở, không nề hà, trung kiên, dũng cảm nhưng có lúc cũng mềm lòng…đó cũng là đức tính thường thấy ở đồng chí Trương Vân Lĩnh và một vài đồng chí khác trong những hoàn cảnh rất éo le. Lịch sử lầ người thầy công minh nhất. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đồng chí Trương Vân Lĩnh ra đi. Công lao của đồng chí đã được Đảng và dân tộc ghi nhớ. 
਍ഀ
਍ഀ 3. Những bài học cho hôm nay. 
਍ഀ
਍ഀ Cuộc đời cách mạng của đồng chí Trương Vân Lĩnh cho chúng ta thấy rằng, khi con người ta đã giác ngộ về con đường cách mạng bằng cả tình cảm và lý tri9s thì không một trở ngại nào có thể ngăn nổi sự dấn thân theo con đường đó. Kiên cường, bất khuất, trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, Đảng và Bác Hồ đã phân công nhiệm vụ nào cũng làm và cố gắng làm cho tốt, đó là phẩm chất cao đẹp của đồng chí Truơng Vân Lĩnh và cũng là phẩm chất chung của những người cộng sản chân chính. Đây cũng là bài học chung cho ngày hôm nay: cần phải kiên định cho lý tưởng cách mạng, luôn luôn giữ vững khí tiết, không sợ gian khổ hy sinh, lúc nào cũng nghĩ đến cách mạng, luôn luôn tin tưởng vào tương lai của cách mạng. 
਍ഀ
਍ഀ Cuộc đời 43 năm của đồng chí Trương Vân Lĩnh, thêm một lần nữa chứng minh rằng, chỉ có đoàn kết, đại đoàn kết thì mới có thành công, đại thành công.Tronh xã hội có bao nhiêu giai cấp, tầng lớp, nhóm người và cá nhân…thì có bấy nhiêu nguyện vọng và lợi ích nhiều khi không giống nhau, thậm chí trong số đó, nhiều người có đời sống tâm linh khác nhau do tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Cuộc sống vốn đa dạng, phong phú, nó vận động theo một quy lật khách quan của xã hội. Song như thế không có nghĩa là quá trình vận động cách mạng cứ cứng nhắc theo một công thức nhất định. Cái tài của người cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một điển hình là ở chỗbiết “dùng cán bộ”, là tạo ra khối đoàn kểt trong nội bộ, biết thu hút, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ nhiều nguồn khác nhau. 
਍ഀ
਍ഀ Trong tình hình hiện nay, khối đại đoàn kết toàn dân vẫn là một nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm thành công cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cuộc đời của đồng chí Trương Vân Lĩnh đã giải đáp được nhiều câu hỏi cho hiện tại. Chẳng hạn: người theo đạo vẫn có thể là người yêu nước và có thể troẻ thành người cộng sản; đồng bào theo đạo có thể và cần phải đứng trong một mặt trận chung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
਍ഀ
਍ഀ Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trương Vân Lĩnh cho chúng ta một bài học nữa về công tác cán bộ mà cụ thể là đối với việc đánh giá cán bộ. Thận trọng, công minh, khách quan…vẫn là yêu cầu không thể thiếu trong công việc đánh giá từng cán bộ, đặc biệt là đối với những người đã từng có thời gian trong tù và những người hoạt động nội gián. Cái án chung thân khổ sai và sự đày ải trên thân thể của đồng chí Trương Vân Lĩnh là một bằng chứng cho sự trung thành với cách mạng. Việc đồng chí Trương Vân Lĩnh hoạt động nội gián trong hàng ngũ Tưởng Giới Thạch là nhiệm vụ mà Bác Hồ đã trực tiếp giao cho. Việc đồng chí Trương Vân Lĩnh báo trước để Bác thoát khỏi sự bắt bớ của bọn Tưởng Giới Thạch cũng như một loạt tin tức mà đồng chí thu được báo cho Đảng để bảo vệ Đảng trước sự khủng bố của kẻ thù là một bằng chứng nói lên tính hiệu quả của công tác nội gián mà Bác Hồ đã chú ý từ rất sớm. Cảnh giác cách mạng không có nghĩa là nghi kỵ nhau. Biết cách dùng cán bộ, tin cán bộ, đánh giá đúng cán bộ, đó là quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là bài học qua cuộc đời của đồng chí Trương Vân Lĩnh. 
਍ഀ
਍ഀ Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta cùng nhân loại sắp bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở đầu thiên niên kỷ thứ ba. Trong hành trình của dân tộc ta đi tới những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, có những giá trị bất diệt của quá khứ, của truyền thống cách mạng, có sự đóng góp vô giá của những người cách mạng tiền bối. Ăn quả nhớ người trồng cây, với ý nghĩa đó, bài viết này xin được coi như là lời chúc tốt đẹp kỷ niệm 95 năm ngày sinh đồng chí Trương Vân Lĩnh, người con quê hương xứ Nghệ, bởi vì sự nghiệp của đồng chí vẫn sống, sống mãi. 

਍ഀ

PGS.TS Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Video