Đồng chí Phan Thái Ất với việc xây dựng cơ sở cách mạng ở miền Trung, Trung Kỳ, từ năm 1929-1931

Tác giả: admin
Ngày 2009-01-08 03:20:15

Phan Thái Ất quê ở xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình, một miền quê có truyền thống yêu nước và cách mạng, Phan Thái Ất tiếp thu được tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân và truyền thống quý báu ấy đã khơi dậy trong anh lòng căm thù bọn thực dân cướp nước và bọn phong kiến bán nước.

਍ഀ

Phan Thái Ất sớm tham gia nhiều hoạt động yêu nước. Bước vào tuổi 19, anh đã cùng các bạn lập ra Hội Tâm giao ủng hộ phong trào xuất dương và đọc sách báo để tiếp thu những tư tưởng tiến bộ “mưu” việc cứu dân cứu nước.

਍ഀ

Cuối năm 1925, Hội Tâm giao của Phan Thái Ất bắt liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập hiệu Yên Xuân góp phần xây dựng phong trào.

਍ഀ

Giữa năm 1929, khi Đông Dương Cộng sản Đảng vào Nghệ An xây dựng cơ sở hoạt động đã bắt liên lạc với Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Anh Sơn, Chi bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên của Phan Thái Ất trở thành lực lượng nòng cốt cho việc vận động gây dựng cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

਍ഀ

Với việc lập ra Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung kỳ, trụ sở được đặt tại làng Vang (nay thuộc phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh), ra tờ báo Bônsêvích của Kỳ bộ và các hoạt động tuyên truyền vận động cách mạng một cách tích cực, Đông Dương Cộng sản Đảng đã gây dựng cơ sở Đảng cũng như các tổ chức quần chúng cách mạng ở Nghệ Tĩnh một cách nhanh chóng.

਍ഀ

Tháng 11-1929, Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng triệu tập hội nghị thành lập Tổng Nông hội Nghệ An; đồng chí Phan Thái Ất được Kỳ bộ chỉ định làm Bí thư Nông hội Đỏ đầu tiên ở Nghệ An. Với cương vị được đảm trách, đồng chí bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, say sưa xây dựng cơ sở cách mạng ở các địa phương: Anh Sơn, Thanh Chương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu…góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng trong vùng phát triển.

਍ഀ

Tại các huyện Anh Sơn, Thanh Chương các tổ chức quần chúng nổi lên chống mê tín, dị đoan, chống hào lý bắt dân đóng góp tiền bạc tế lễ. Tiếp đó các đồng chí trong chi bộ Tri Lễ tổ chức trừng trị tên mật thám làm tay sai cho Pháp.

਍ഀ

Để trả thù cách mạng, hòng dập tắt phong trào, địch tập trung khủng bố quyết liệt, nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng bị bắt. Đồng chí Phan Thái Ất là đối tượng bị kẻ thù truy nã gắt gao. Trong tình hình đó, để bảo vệ cán bộ, Kỳ bộ Trung Kỳ đã điều động đồng chí vào hoạt động ở các tỉnh miền Trung Trung Kỳ. Con đường hoạt động của đồng chí Phan Thái Ất từ xứ Nghệ (sông Lam) đến xứ Quảng (sông Trà) bắt đầu từ đó.

਍ഀ

Sau này Phan Thái Ất kể lại, trước khi được phân công vào hoạt động ở các tỉnh miền Trung Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ dặn rằng: “Các tỉnh trong ấy việc vận động mới bắt đầu; địch còn đề phòng gay gắt; đồng chí phải cẩn thận”. Và trước khi lên đường Phan Thái Ất suy nghĩ: “Mình là Đảng viên thì phải tìm đến dân, bám vào dân để sống, để hoạt động và gây cơ sở”. Lời dặn của đồng chí Bí thư Xứ uỷ Trung kỳ và suy nghĩ đúng đắn của đồng chí Phan Thái Ất tạo thêm sức mạnh và định hướng đúng đắn để đồng chí lao vào hoạt động ở những miền quê mới.

਍ഀ

Từ khi rời Nghệ An cuối năm 1929 đến tháng 4-1930 đồng chí Phan Thái Ất đã ngụy trang dưới nhiều hình thức để đi đến phủ, huyện ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…để bắt mối liên lạc xây dựng cơ sở Đảng, nhen nhóm phong trào.

਍ഀ

Đồng chí Phan Thái Ất kể lại: “Để hoạt động và gây cơ sở…tôi tự tìm công việc để làm. Từ làm nghề kéo xe, làm thợ sơn, phu khuân vác, rồi trở lại nghề kéo xe…Tôi cùng anh em cu ly xe ngồi ở sân ga để đợi tàu. Ngồi rỗi rãi tôi thường kể chuyện cho anh em nghe…Từ đó được anh em quý mến và tôi gây được cơ sở cách mạng. Tôi lập được đoàn thể Công hội Đỏ trong anh em công nhân đề-pô và anh em cu ly kéo xe kéo” ở Quảng Nam.

਍ഀ

Vào Quảng Ngãi, Phan Thái Ất đã tìm hiểu và bắt liên lạc được với ông trợ Dung dạy học. Ông vốn là một đảng viên Tân Việt, đã tìm cách phối hợp với nhau điều tra hoàn cảnh gia đình học sinh để bắt liên lạc gây dựng cơ sở cách mạng. Mặc dù lúc này kết quả vẫn chưa được nhiều, nhưng đây là cơ sở để Phan Thái Ất đi lại tiếp tục bắt liên lạc tạo dựng cơ sở sau này.

਍ഀ

Đến Bình Định, Phan Thái Ất đã tìm gặp anh Tuân người Võ Liệt, Thanh Chương vào dạy học ở Phù Mỹ để gây dựng cơ sở trong nhà trường. Khi sơ sở đã được nhen nhóm đồng chí giao trách nhiệm cho anh Tuân tiếp nối công việc của mình rồi tiếp tục đi vào Quy Nhơn.

਍ഀ

Tới Quy Nhơn, anh Phan Thái Ất vào Nhà đèn liên lạc với anh Hoàng, anh Trứ quê ở Nghệ Tĩnh là đảng viên làm công nhân ở nhà máy Trường Thi được Xứ uỷ Trung Kỳ phân công vào xây dựng cơ sở. Phan Thái Ất đã bàn bạc và cùng với các đồng chí đó đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở cách mạng. 

਍ഀ

Khi đặt chân lên đất Phú Yên, Phan Thái Ất đã liên lạc với Phan Thanh (lái xe cho Công sứ Pháp) xây dựng cơ sở vùng sông Cầu, góp phần thúc đẩy phong trào ở đây phát triển.

਍ഀ

Qua nhiều lần đi lại vừa lần hồi liên lạc bắt nhân mối, vừa xây dựng tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng cách mạng, đến tháng 5-1930 Phan Thái Ất gặp được Nguyễn Nghiêm - một chiến sỹ cộng sản quê ở Quảng Ngãi – là một trong những đảng viên còn sót lại sau những lần địch khủng bố trước đây. Sau khi báo cáo với Kỳ bộ Trung Kỳ, Phan Thái Ất được giao trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đồng chí Nghiêm trong hoạt động và từ đây tập trung phụ trách hẳn tỉnh Quảng Ngãi - một địa bàn quan trọng của miền Trung, thúc đẩy phong trào cách mạng nơi đây để có tác dụng lan toả đến phong trào các tỉnh trong vùng.

਍ഀ

Thực hiện sự chỉ đạo của Xứ uỷ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phan Thái Ất, Tỉnh uỷ Lâm thời tỉnh Quảng Ngãi được thành lập do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư và đồng chí Nguyễn Nghiêm làm Phó bí thư Tỉnh uỷ, phát động quần chúng đấu tranh theo các khẩu hiệu của Đảng.

਍ഀ

Phong trào của các tỉnh miền trung Trung Kỳ đang lên thì giữa tháng 9-1930, phong trào đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh phát triển tới đỉnh cao chưa từng có, các Xô Viết ra đời, cần phải có sự chỉ đạo của Đảng và sự ủng hộ của phong trào đáu tranh trong cả nước. Nhận được chỉ thị của Phân cục Trung ương Trung Kỳ, đồng chí Phan Thái Ất cùng với Tỉnh uỷ Quảng Ngãi phát động phong trào quần chúng vùng dậy đấu tranh để ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tại cuộc mít tinh của 3000 nhân dân huyện Đức Phổ ngày 8/10/ 1930, đồng chí Phan Thái Ất thay mặt cho Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đứng ra hiệu triệu quần chúng đấu tranh. Sau khi vạch tội ác của đế quốc Pháp và phong kiến Nam triều đối với nhân dân Việt Nam, ca ngợi tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Nghệ Tĩnh, đồng chí kêu gọi:

਍ഀ

“…Giờ có Đảng Đông Dương Cộng sản
਍ഀ Đảng dẫn đầu cách mạng chúng ta
਍ഀ Đảng mưu độc lập nước nhà
਍ഀ Tự do cơm áo làm đà tiến lên
਍ഀ Đảng kêu gọi Công – Nông – Binh
਍ഀ Cùng nhau xiết chặt giành quỳên lợi chung
਍ഀ Đảng kêu gọi cả nước anh hùng
਍ഀ Phá tan nô lệ quyết cùng đương lên…”

਍ഀ

Buổi diễn thuyết đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi, một trong những địa phương có bề dày truyền thống yêu nước chống Pháp. Sau buổi diễn thuyết, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, hàng ngàn quần chúng biểu tình đã kéo lên huyện đường Đức Phổ đưa yêu sách. Trước sức mạnh của đoàn biểu tình, tri huyện, nha lại bỏ trốn. Cuộc đấu tranh đã gây được tiếng vang lớn và khích lệ phong trào đấu tranh trong toàn tỉnh. Sau cuộc đấu tranh này hàng loạt cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra.

਍ഀ

- Ngày 31-10-1930, biểu tình của gần 1000 người huyện Sơn Tịnh bao vây huyện lỵ.

਍ഀ

- Ngày 16-11-1930, biểu tình của 500 người huyện Mộ Đức.

਍ഀ

- Ngày 17-01-1931, biểu tình của hàng ngàn người huyện Sơn Tịnh.

਍ഀ

- Ngày 19-01-1931, khoảng 2000 người lập kế hoạch đánh chiếm huyện Sơn Tịnh.

਍ഀ

- Ngày 21-01-1931, nhiều đoàn người tập trung ở vùng ngoại ô tỉnh lỵ, tuần hành thị uy.

਍ഀ

- Ngày 2-2-1931, mít tinh lớn ở làng Ky Thọ (Quảng Ngãi).

਍ഀ

- Ngày 8-02-1931, khoảng 1000 người kéo về đồn binh Châu Mỹ Đông biểu tình…

਍ഀ

Từ Quảng Ngãi phong trào đấu tranh nhanh chóng lan toả sang các tỉnh, góp phần tạo thành cao trào cách mạng ở các tỉnh miền Trung Trung Kỳ, phối hợp tranh đấu ủng hộ và chia lửa với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

਍ഀ

Hoảng hốt trước cơn bão táp cách mạng, kẻ thù điên cuồng đàn áp, khủng bố. Ngày 17-2-1931 đồng chí Nguyễn Nghiêm, phó Bí thư Tỉnh uỷ bị bắt. Nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng bị sa vào tay giặc. Tỉnh uỷ Quảng Ngãi bị mất liên lạc với Xứ uỷ. Trong bối cảnh cực kỳ khó khăn nhưng đồng chí Phan Thái Ất vẫn kiên trì liên lạc, khâu nối tổ chức, tiếp tục lãnh đạo duy trì phong trào tranh đấu.

਍ഀ

Trong hồi ký của mình, đồng chí Phan Thái Ất kể lại “Xô Viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp, phong trào Quảng Ngãi và các tỉnh trong này cũng bị khủng bố. Tôi càng thấm thía sự liên quan mật thiết giữa các tỉnh, giữa hai miền.

਍ഀ

Chúng tôi vẫn chưa bắt liên lạc được với Xứ uỷ. Nhưng càng bị lùng bắt, chúng tôi càng hoạt động dữ. Ngày làm việc ở trong nhà, đêm ra ngoài đồng. Ngày làm việc ở một nơi, đêm lại dời đi nơi khác. Dựa vào nhân dân, cứ thế chúng tôi giữ vững được phong trào và cơ sở cách mạng”.

਍ഀ

Qua nhiều lần vây bắt, ngày 22-7-1931 đồng chí Phan Thái Ất bị sa lưới địch. Bọn thực dân Pháp đưa đồng chí vào giam ở nhà lao Quảng Ngãi – nơi người anh họ của đồng chí đã anh dũng hy sinh. Dụ dỗ tra tấn không đem lại kết quả gì, ngày 26-8-1931 thực dân Pháp kết án tử hình đồng chí Phan Thái Ất. Trước phản ứng mạng mẽ của dư luận, lo sợ phong trào đấu tranh lại bùng lên, bọn chúng hạ xuống án chung thân và đày đồng chí đi nhà lao Buôn Ma Thuột, rồi chuyển đi tù Côn Đảo. Tại đây chúng nhốt đồng chí Phan Thái Ất ở “Hầm xay lúa” cùng với nhiều chiến sỹ cộng sản mà chúng coi là “cứng đầu”. Trong hoàn cảnh lao tù hà khắc, đồng chí Phan Thái Ất vẫn tham gia sinh hoạt chi bộ Đảng và tiếp tục rèn luyện, chiến đấu cho tới ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được ra tù tiếp tục hoạt động cống hiến cho cách mạng.

਍ഀ

Đồng chí từ trần ngày 24-6-1967 tại quê nhà.

਍ഀ

Để ghi nhớ công lao của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng đồng chí Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

਍ഀ

Bảy mươi tư tuổi đời, hơn 50 năm hoạt động liên tục, Phan Thái Ất từ một thanh niên yêu nước tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trở thành một chiến sỹ cộng sản kiên cường. Con đường hoạt động cách mạng “Từ sông Lam” (Nghệ An) “Đến sông Trà” (Quảng Ngãi) cũng như sa vào tay giặc, “Trải qua tù ngục” đồng chí vẫn kiên cường, dũng cảm, mưu trí đấu tranh để được “Đi tiếp” trên con đường cách mạng Việt Nam và bè bạn quốc tế.

਍ഀ

Có thể khẳng định rằng, trên con đường dài hoạt động ấy, thời gian được điều động vào xây dựng cơ sở Đảng và cách mạng ở các tỉnh miền Trung Trung Kỳ từ năm 1929 đến năm 1931 của đồng chí Phan Thái Ất là rất quan trọng và đáng ghi nhớ.

਍ഀ

Với cương vị được giao, với năng lực hoạt động thực tiễn và phẩm chất đạo đức cách mạng của đồng chí đã góp phần quan trọng vào việc gây dựng cơ sở Đảng và các đoàn thể quần chúng cách mạng ở các tỉnh miền Trung Trung Kỳ trong những năm 1929-1931. Phong trào đấu tranh được thổi bùng lên một mặt đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi cũng như toàn vùng miền Trung, Trung Kỳ, mặt khác góp phần vào việc đấu tranh ủng hộ, chia lửa cùng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong những năm 1930-1931. 

਍ഀ

Hoàng Minh Truyền
਍ഀ Trưởng tiểu ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh Nghệ An

Video