Đồng chí Lê Mao - nhà cách mạng tiền bối xuất sắc của Đảng

Tác giả: admin
Ngày 2008-12-19 03:30:21

1. Những điều đã biết về đồng chí Lê Mao (tức Cát)

਍ഀ

Tại Nghệ Tĩnh, thời kỳ trước và sau khi thành lập Đảng, có hai nhân vật đều có tên là Lê Mao, hoạt động cách mạng cùng thời. Nhân vật Lê Mao, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư đầu tiên của Tỉnh bộ Vinh- Bến thuỷ, chính là Lê Mao(tức Cát). Còn Lê Mao kia “có vấn đề” trong lúc bị địch bắt. Tôi viết về Lê Mao (tức Cát).

਍ഀ

Qua nhiều nguồn tài liệu mà tôi sưu tầm được, Lê Mao sinh tại phố Đệ Thập, Vinh - Bến Thuỷ. Thân phụ anh là Lê Viết Nhiên, công nhân nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Gia đình Lê Mao rất nghèo. Theo tài liệu của mật thám tả dạng thì Lê Mao là người vạm vỡ, dáng đi chắc chắn, khuôn mặt vuông vức, đôi mắt sáng, cao 1,65 m.

਍ഀ

Thuở nhỏ, Lê Mao không được học hành chu đáo, trình độ văn hoá của anh chỉ ở mức đọc và viết được chữ quốc ngữ, một ít chữ Hán. Lớn lên, Lê Mao lấy vợ và sinh được 4 người con.

਍ഀ

Vào những năm đầu thế kỷ XX, tại Vinh nhiều thanh niên nam nữ rủ nhau xin vào làm việc tại các nhà máy ở Vinh- Nghệ An. Năm Lê Mao 15 tuổi, người chú anh xin cho anh vào làm công việc xay thuốc diêm tại nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Làm việc tại nhà máy Diêm Bến Thuỷ và qua tiếp xúc với công nhân, Lê Mao hiểu rõ tình cảnh của giai cấp công nhân ở nhà máy hoả xa Trường Thi, nhà máy Cưa, nhà máy Điện và ở chính nhà máy của anh. Thời gian này, các nhà tư bản Pháp lợi dụng quyền thống trị đã cướp đất của nông dân quanh vùng để mở mang nhà máy. Sự kiện này đã gây ra mâu thuẫn giưa nông dân Vinh, Nghệ An và các nhà tư bản pháp ở Vinh. Từ mâu thuẫn của nông dân với các nhà tư bản Pháp dẫn đến mâu thuẫn giữa công nhân cũng với các nhà tư bản Pháp. Bởi vì, rất nhiều công nhân có gia đình ở nông thôn. Khi ruộng đất của gia đình, họ hàng, người thân bỗng dưng bị tước đoạt, thì nảy sinh mâu thuẫn giữa những người bị tước đoạt và người đi tước đoạt là ngẫu nhiên. Nhiều cuộc biểu tình phản đối của nông dân và nhiều cuộc bãi công của công nhân nổ ra trong các nhà máy ở Vinh, chủ yếu là do nguyên nhân này. Báo chí thời gian này đã mô tả cảnh đấu tranh của nông dân “hàng nghìn người ra ngồi ngày đêm trên đồng ruộng để giũ đất”. Rồi hàng trăm công nhân trong các nhà máy bãi công đòi các nhà tư bản trả lại ruộng đát cho nông dân Vinh. Rút cục, những cuộc đấu tranh đó không mang lại kết quả bởi thiếu một tổ chức chặt chẽ và thiếu thủ lĩnh. Hàng nghìn mẫu ruộng của nông dân đã bị cướp không. Nông dân bị xô đẩy vào cảnh thiếu ruộng để cày cấy, đẩy nông dân vào cảnh bần cùng hoá, đẩy họ vào làm lao công cho nhà tư bản Pháp. Từ người chủ sở hữu ruộng đất, bỗng chốc người nông dân trở thành người đi làm thuê với đồng lương hết sức rẻ mạt. Sống trong hoàn cảnh đó, Lê Mao thấy thất vọng với thời cuộc. Anh nghĩ phải làm cái gì đây để “ lật ngược ván cờ”. Có tài liệu nói rằng Lê Mao thích chơi cờ và chơi khá giỏi. Cứ sau giờ làm việc, anh ở lại cùng một vài người đánh cờ, có cả xếp, đội. Có lần ngồi chơi cờ với một viên đội, viên đội dồn anh vào nước bí. Lê Mao bình tĩnh nói: “Tôi sẽ lật lại thế cờ, cũng như lật lại cái chế độ này”(Theo lời kể của hai vị lão thành cách mạng, công tác tại ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương: Nguyễn Văn Hoan và Phạm văn Bình, tại cuộc toạ đàm ngày 3/6/1977, do Vụ tư liệu, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương tổ chức).

਍ഀ

Qua hồ sơ của mật thám Pháp, thời trai trẻ, Lê Mao chơi rất thân với bốn người bạn cùng phố: Lê Doãn Sửu, Lê Viết Thuật, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Phúc. Năm người bạn chí cốt này đều là công nhân nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Trong số 5 người này, ngoài Lê Mao, Lê Viết Thuật được mệnh danh là “ nhà cách mạng gan lì”, một trong những người chỉ đạo phong trào đấu tranh của nông dân Thanh Chương vào ngày 1/9/1930. Nông dân kéo đến phá huyện đường Thanh Chương, tuyên bố lập chính quyền nhân dân. Qua sự kiện Thanh Chương, Lê Viết Thuật được bầu bổ sung vào Xứ uỷ Trung Kỳ tại Hội nghị Xứ uỷ họp vào tháng 12/1930. Để mật thám không thể nhận diện, Lê Viết Thuật đốt nóng đồng xu rồi áp vào má và lấy ngải cứu xoa lên, tạo thành khuôn mặt đầy sẹo, nham nhở, trông như người mắc bệnh phong. Song , dù có cải trang và cố gắng đến đâu, cuối cùng Lê Viết Thuật vẫn bị mật thám Trung Kỳ bắt vào cuối tháng 8 đầu tháng 9/1931. Quyết không để rơi vào tay mật thám Trung Kỳ, ngay khi bị bắt, Lê Viết Thuật đã vớ ngay lấy chai nước uống đập tới tấp vào đầu. Thấy vậy, bọn hiến binh xúm lại giằng lấy chai nước, băng bó vết thương và đưa đi cấp cứu tại nhà thương, sau đó giải anh về Sở rmật thám Vinh để lấy cung. Trước các nhà chức trách thực dân, Lê Viết Thuật nói: “Tất cả những hành động cộng sản, những tài liệu cộng sản đểu do ta làm hết. Những ngưòi kia họ không liên quan gì, hãy thả họ ra và giết ta đi”. Qua bảy trận tra tấn rất tàn ác,vẫn không moi được lời khai của Lê Viết Thuật, bọn hiến binh thực dân tống anh vào phong giam đặc biệt. Đêm bị giam, anh thấy đau đớn vô cùng, quyết không để cho nhà chức trách thực dân tiếp tục hành hạ, anh đã lấy mảnh vải băng vết thương trên đầu làm thòng lọng thắt cổ tự tử. Nhà chức trách thực dân đã phải chịu thua Lê Viết Thuật.

਍ഀ

Lại nói về Lê Mao, từ việc bất bình với bao mỗi bất công, anh quyết chí tổ chức công nhân nhà máy lại, đấu tranh đòi chủ tư bản phải giải quyết yêu sách của anh chị em.

਍ഀ

Ngày 14/7/1925, Hội Phục Việt thành lập tại núi Quyết thuộc tỉnh Nghệ An. Những người sáng lập ra Hội Phục Việt gồm đại biểu sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và một số chính trị phạm như các cụ Giải Huân, Tú Kiên(Nguyễn Đình Kiên)..Hội sau này đổi là Hội Hưng Nam, Việt Nam Cách mạng đồng chí. Tháng 7/1928, đổi tên là Tân Việt cách mạng Đảng(gọi tắt là Đảng Tân Việt). Đầu năm 1929, Tổng bộ của Tân Việt cho ra đời bản Đề án thành lập “Khói quốc gia”, chống lại cách mạng. Vì vậy nhiều đảng viên chống lại Đề án này bằng cách tách khỏi tổ chức Đảng, thành lập “Tân Việt Cộng sản liên đoàn”. Đến ngày 1/1/1930, đổi tên là Đông Dương Cộng sản Đảng liên đoàn”. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Đông Dương Cộng sản liên đoàn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận. Cơ sở của Đảng chủ yếu trong tầng lớp giáo viên, học sinh ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, dần dần phát triển ra một số nơi ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ. Đảng Tân Việt tổ chức các đoàn thể quần chúng: Công hội, Nông hội, Phụ nữ đoàn, Học sinh đoàn... Nhận thấy là một tổ chức yêu nước, tiến bộ, Lê Mao xin gia nhập Hội. Anh được Hà Huy Tạp, người đại diện Tân Việt, huấn luyện chính trị và truyền đạt cho những kinh nghiệm đấu tranh. Phải nói rằng, Hà Huy Tập là một trong những người xả thân cho những hoạt động của Tân Việt. Hà Huy Tập rất năng xuống cá xóm thợ Trường Thi- Bến Thuỷ, xuống các làng xã ở Vinh để tìm hiểu tình hình và xây dựng tổ chức cơ sở Hội. Bằng những hoạt động cụ thể, Hà Huy Tập đã góp phần đẩy phong trào yêu nước của Nghệ Tĩnh lên. Tháng 3/1926, Hà Huy Tập đứng ra vận động công nhân các nhà máy ở Vinh, Nghệ An làm lễ truy điệu chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh(Phan Chu Trinh), mất ngày 12/2/1926 tại Sài Gòn. Ảnh hưởng của Phan Châu Trinh lúc ấy là rất lớn, tác động trực tiếp vào phong trào công nhân và nông dân Vinh -Bến Thuỷ. Lễ truy điệu được tổ chức tại Chùa Diệc, thành phố Vinh. Có khoảng 200 công nhân đã bí mật đến dự lễ truy điệu trong đó có Lê Mao.

਍ഀ

Tháng 7/1926, Lê Mao cùng một số người lại vận động công nhân nhà máy Diêm Bến Thuỷ đấu tranh đòi chủ nhà máy tăng lương và không được đánh đập công nhân. Chủ nhà máy đã nhượng bộ công nhân, tăng 25% lương cho thợ là đàn ông và 40% cho thợ đàn bà.

਍ഀ

Tháng 3/1927, Hội bắt đầu xây dựng cơ sở ở nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Đầu năm 1928, theo chủ trương của Tân Việt, công nhân nhà máy Diêm Bến Thuỷ lại tổ chức đấu tranh đòi chủ nhà máy tăng lương, bỏ cúp phạt, hạ giá bán gạo(lúc ấy gạo cũng do chủ buôn bán cho công nhân từ 10 đồng xuống 6 đồng 1 tạ). Lấy số tiền được hạ giá, Lê Mao và nhiều công nhân đã góp tiền từ 2 đến 4 đồng để ủng hộ cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định vừa nổ ra ngày 16/3/1930.

਍ഀ

Qua những cuộc đấu tranh chủ nhà máy Diêm Bến Thuỷ bắt đầu nghi vấn nội bộ công nhân của nhà máy có vấn đề. Về sau họ đã dần dần phán đoán được một số người mà họ cho là “đầu têu” trong đó có Lê Mao, Nguyễn Phúc. Riêng Lê Mao hoạt động rất khéo, nên họ không có chứng cớ đuổi việc hoặc bắt anh.

਍ഀ

Đầu năm 1930, sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Lê Mao được kết nạp vào Đảng. Ngày 14/3/1930, Lê Mao được bầu làm Bí thư chi bộ nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Sau đó Lê Mao được cử làm Bí thư lâm thời đầu tiên Tỉnh bộ Vinh- Bến Thuỷ năm 1930. Đây là một bước ngoặc trong cuộc đời công tác của Lê Mao.

਍ഀ

Trên cương vị Bí thư Tỉnh bộ Vinh- Bến Thuỷ, Lê Mao càng hăng hái hoạt động. Anh biết rằng số phận của bao công nhân được đặt trên đôi vai rắn chắc của anh. Vì vậy anh càng ra sức phấn đấu, lãnh đạo thúc đẩy phong trào ở Vinh - Bến Thuỷ lên cao. Lê Mao đã trải qua những ngày gian khổ, len lỏi khắp xóm thợ này đến xóm làng khác để xây dựng cơ sở và gây dựng phong trào trong công nhân và nông dân. Anh đã biến nhiều cơ sở trắng thành cơ sở Đỏ. Tuy không được một đồng phụ cấp nào của Đảng, nhưng Lê Mao hoạt động như những nhà cách mạng chuyên nghiệp. Nhiều lúc anh phải làm người hành khất, xin ăn để hoạt động. Trước mắt anh ngọn cờ giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc đang vẫy gọi.

਍ഀ

Nhiệm vụ trước mắt lúc này là Lê Mao tập trung vào chuẩn bị tổ chức cho những hoạt động của Tỉnh bộ, nhân ngày 1/5/1930, ngày Quốc tế Lao động của giai cấp công nhân thế giới. Chủ trương của Tỉnh bộ là phải huy động hàng vạn công nhân, nông dân khu vực Vinh -Bến Thuỷ. Đồng chí Thịnh(Nguyễn Phong Sắc), đặc phái viên của Trung ương Đảng tại Trung Kỳ được cử phụ trách chung cuộc đấu tranh quy mô rông lớn này. Tỉnh bộ Vinh -Bến Thuỷ do đồng chí Lê Mao làm Bí thư trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy thuộc khu vực Vinh -Bến Thuỷ. Vì các nhà máy ở riêng biệt, nên Tỉnh bộ quyết định cho mỗi nhà máy có một Ban chỉ huy riêng, mỗi ban có từ 3 đến 7 người. Nhà máy Diêm Bến Thuỷ có 3 người trong Ban chỉ huy là Lê Viết Cường, Nguyễn Thị Duệ, Dương Diên; Lê Mao ngoài việc chỉ huy chung, còn trực tiếp chỉ huy cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Nhà máy Điện có 3 người: Nguyễn Duy Thiện, Tài Dung, Bình. Nhà máy Cưa Lao Xiên gồm 3 người: Lệ, Hậu, Hiến. Nhà máy cưa Kỳ Sùng Thúc gồm: Lê Văn và hai người nữa. Các đơn vị công nhân khuân vác ở Cảng Bến Thuỷ có 7 người do Lê Doãn Sửu chỉ huy. Tại nhà máy Trường Thi, do Lê Viết Thuật trực tiếp chỉ huy.

਍ഀ

Về phía nông dân, Tỉnh uỷ tổ chức Ban chỉ huy chung gồm: Hoàng Trọng Trì, Trần Cảnh Bình, Uông Nhật Vượng, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Tròn, Hoàng Bá, Nguyễn Đình Cận, Phạm Thân, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Thị Sáu, Hoàng Thị Bình, Lữ Đức Nga, Nguyễn Hữu Thanh, Quảng, Tư. Trước ngày đấu tranh hàng nghìn tờ truyền đơn và báo chí cách mạng cùng các khẩu hiệu được phát tớicác cơ sở công nhân và nông dân:

਍ഀ
    ਍ഀ
  • ਍ഀ
    Tăng lương.
    ਍ഀ
  • ਍ഀ
  • ਍ഀ
    Không tăng giờ làm.
    ਍ഀ
  • ਍ഀ
  • ਍ഀ
    Bỏ các thứ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, giảm thuế ruộng đất.
    ਍ഀ
  • ਍ഀ
਍ഀ

“Giờ G” đã đến. Theo đúng kế hoạch, đêm rạng sáng ngày 1/5/1930, nông dân các nơi tập trung lại cây số 4, đường Vinh-Cửa Hội kéo về thành phố Vinh. Đội quân nông dân hùng hậu này mang theo biểu ngữ, cờ và hô vang khẩu hiệu, làm rung chuyển một vùng. Trên đường đi nông dân các làng ven nội như Đức Thịnh, An Hậu, Đức Hậu, Lộc Đa, Yên Dũng Thượng, Yên Dũng Hạ nhập vào làm cho đoàn người mỗi lúc một đông thêm. Đoàn nông dân kéo đến nhà máy Trường Thi và các nhà máy khác gặp công nhân kết thành khối công nông rầm rập đi trên thị xã Vinh.

਍ഀ

Sở mật thám Vinh được lệnh báo động. Hàng đoàn xe Cam nhông chở 200 límh lê dương và lính khố xanh do viên quan Lơ pơti chỉ huy tiến về đoàn biểu tình. Thấy số người quá đông lính lê dương và lính khố xanh không dám bắn mà chỉ “đi theo”. Đến khi đoàn người đến ngã ba Bến Thuỷ thì bọn lính triển khai đội hình vây quanh và chĩa súng vào đoàn biểu tình. Trong lúc này công nhân nhà máy Diêm và nhà máy Điện bị những người bảo vệ nhà máy đóng chặt cổng không cho họ ra ngoài hợp sức đấu tranh. Trước tình hình đó, một người trong Ban chỉ huy nông dân là Trần Cảnh Bình đã dũng cảm trèo lên cột điện, nói như thét lên thông báo cho anh chị em công nhân 2 nhà máy là đoàn biểu tình đã đi đến nơi và kêu gọi họ phá cổng nhà máy để ra ngoài cùng tranh đấu. Trần Cảnh Bình đã bị những tay súng bảo vệ nhà máy bắn trúng. Anh đã hy sinh. Thấy đồng đội bị trúng đạn chết, nhiều công nhân phẫn uất đã hô vang khẩu hiệu đả đảo khủng bố trắng. Cuộc chiến bắt đầu xẩy ra khi những tên lính thực dân chĩa súng bắn vào đoàn biểu tình. Cuộc đụng độ quyết liệt. Một bên có súng. Một bên không có súng. Bên có súng đã thắng. Bên không có súng tạm thời giải tán để bảo toàn lực lượng sau khi có 7 đồng đội hy sinh. Nhiều người bị bắt.

਍ഀ

Cũng trong ngày 1/5/1930, Nghệ An còn có hơn 3000 nông dân huyện Thanh Chương nổi dậy phá đồn Ký Viễn. Cuộc nổi dậy cũng bị đàn áp, hàng chục nông dân bị bắn chết.

਍ഀ

Sau lần nổi dậy không thành công này, Lê Mao và Tỉnh bộ lâm thời Vinh-Bến Thuỷ họp rút kinh nghiệm. Chúng ta chưa biết ngày giờ cụ thể cuộc họp của tỉnh uỷ, chỉ biết trong cuộc họp đó có Nguyễn Phong Sắc tham dự. Tỉnh uỷ nhận định cuộc nổi dậy ngày 1/5/1930 của công nhân và nông dân Vinh-Bến Thuỷ, Nghệ An là cuộc biểu dương lực lượng. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm tổ chức, nên đã không thành công. Tỉnh uỷ quyết định tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng cuộc đấu tranh. Lê Mao bàn với chi bộ nhà máy Diêm tổ chức cuộc bãi công vào ngày 10/5/1930 với những yêu sách: tăng tiền lương cho phụ nữ và trẻ em; lao động đúng 8 giờ một ngày. Nếu làm thêm phải trả công thêm; thi hành chế độ bảo hiểm lao động; đặt chế độ cai phụ nữ để khám xét phụ nữ; bồi dưỡng cho những người bị bắn chết qua 2 cuộc biểu tình; ủng hộ cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định. Yêu sách đã được gửi tới chủ nhà máy vào chiều 10/5/1930. Công nhân tuyên bố nếu chủ không giải quyết các yêu sách công nhân đình công từ ngày 10/5/1930. Chủ không nhượng bộ, công nhân tiếp tục bãi công. Đến ngày 30/5/1930, chủ điều đình với công nhân, chấp nhận giải quyết một số yêu sách. Cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi. Sau đợt đấu tranh này, chi bộ nhà máy kết nạp thêm được 10 đảng viên. Lê Mao xin thôi làm Bí thư chi bộ nhà máy để lên công tác ở Tỉnh uỷ và cử Nghuyễn Lợi thay mình làm Bí thư.

਍ഀ

Tháng 7/1930, Nhà máy Diêm lại nổ ra cuộc đấu tranh tự phát của công nhân với lí do chủ nhà máy cấm không được hội họp biểu tình. Một công nhân tên là Lê Thị Tư, tổ trưởng công hội đỏ của nhà máy được lệnh kéo tấm bảng yết thị “cấm không được hội họp, biểu tình” xuống. Làn sóng bãi công đang dâng cao khắp nhà máy. Trước tình hình nghiêm trọng, chủ nhà máy liền mật báo cho Ty mật thám Vinh biết. Chỉ ít phút sau, hiến binh ập đến bắt một số công nhân đi. Không chịu thua công nhân ùa ra cổng nhà máy chặn xe lại đòi thả những người bị bắt.

਍ഀ

Nhân cơ hội có cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm, Lê Mao liền triệu tập cuộc họp Tỉnh uỷ bàn và ra chỉ thị cho các nhà máy khác, vùng nông thôn, trường học tiếp tục vùng lên. Một làn sóng mới lại trào dâng trong 40 ngày. Một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại làng Yên Dũng Hạ, cách trung tâm thành phố Vinh không xa. Mật thám ập đến bắt diễn giả. Một số người mít tinh liền vây quanh diễn giả, không để cho mật thám bắt đi. Song ngay sau đó, hiến binh lùng sục bắt đi một số người, trong đó có Lê Mao mà chúng nghi là cầm đầu cuộc mít tinh. Lê Mao, Nguyễn Nguyên, Lê Tý...bị giải về ty mật thám Vinh. Được tin đó công nhân kéo nhau lên toà sứ Vinh, đòi thả những người bị bắt. Cuối cùng Lê Mao và những người bị bắt được tha.

਍ഀ

Máu đấu tranh vẫn còn sục sôi. Cuối tháng 7/1930, hơn 1000 công nhân, nông dân lại tập trung ở phố Đệ Thập, Vinh. Một lực lượng lớn hiến binh được điều đến đàn áp. Họ dùng dùi cui và báng súng đánh bừa vào đám đông, bắt đi một người. Trước sự đàn áp của hiến binh, một số người hoang mang dao động đã chạy tản vào các ngõ để trốn. Số đông vẫn hăng hái đấu tranh. Ban chỉ huy phái chị Đoan, nữ công nhân nhà máy Diêm vào đốt nhà cai Học, người đầy tớ trung thành của chủ nhà máy Diêm. Hoả hoạn xảy ra bất ngờ. Hiến binh được lệnh đến chữa cháy. Nhờ vậy mà nhiều người đã chạy thoát.

਍ഀ

Trước tình hình đấu tranh kiên quyết của công nhân, chủ nhà máy Diêm phải xuống thang, giải quyết một số yêu sách: mở thêm cửa sổ nơi có công nhân làm việc; sơn xanh cửa kính; xây nhà vệ sinh, nhà tắm; có nước nóng uống hàng ngày, tai nạn và ốm đau được điều trị tại nhà thương, chi phí do chủ chịu.

਍ഀ

Lê Mao theo dõi sát cuộc đấu tranh. Anh thường xuyên rút kinh nghiệm và có những chỉ thị cần thiết để công nhân đấu tranh. Tuy chưa phải là nhà lãnh đạo tầm cỡ, khả năng cũng có hạn nhưng là một người trung thành và có bản lĩnh, Lê Mao đã gây được lòng tin trong công nhân. Công nhân mến anh ở cái chân chất trong con người anh. Sự gần gũi công nhân, cùng ăn cùng ở, nằm gai nếm mật của Lê Mao đã làm cho công nhân cảm động. Qua đấu tranh, Lê Mao đã cử những công nhân, đảng viên ưu tú đi về các vùng nông thôn hướng dẫn và tổ chức nông dân đấu tranh.

਍ഀ

Khi phong trào đấu tranh lan toả ra một vùng rộng lớn từ Nghệ An vào Hà Tĩnh, vào khoảng tháng 8/1930, Nguyễn Phong Sắc thay mặt cho Trung ương Đảng lâm thời triệu tập hội nghị Xứ uỷ Trung Kỳ lâm thời bàn việc đẩy mạnh hơn nữa phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ Tĩnh và trong toàn xứ, chống nghèo đói và bần cùng. Tại Hội nghị này, Lê Mao người trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng năm 1930 ở Vinh, Nghệ An được cử làm Ủy viên Xứ uỷ Trung kỳ.

਍ഀ

Được tiếp thêm sức mạnh của Đảng, Lê Mao quyết định mở cuộc đấu tranh mới. Sau khi báo cáo với Tỉnh uỷ, được Tỉnh uỷ chấp nhận, ngày 15/9/1930, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Mao, công nhân nhà máy Diêm một làn nữa lại bãi công. Đây là cuộc bãi công lần thứ 3 của nhà máy. Cuộc bãi công lần này dài hơn hai cuộc bãi công lần trước.

਍ഀ

Yêu sách đưa ra lần này có khác lẩn trước là cho thợ thuyền được tham gia quản lý nhà máy; phụ nữ sinh đẻ được nghỉ ăn lương trong hai tháng; tăng lương cho trẻ em dưới 15 tuổi; phản đối vụ tàn sát nhân dân ở Thái Lão. Lần này chủ nhà máy không căng như những lần trước, gặp ngay đại diện công nhân để điều đình. Chủ nhà máy đề nghị không nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm vì nhân công người lớn đang thừa. Còn vụ tàn sát nhân dân ở Thái Lão không liên quan đến nhà máy. Phía công nhân không chấp nhận ý kiến của chủ. Chủ đã sa thải một số người và tuyển một số người vào làm thay thế. Bất bình trước việc làm của chủ, một số người quá khích mưu toan đốt nhà máy. Công việc được giao cho một người tên là Em đảm nhận. Em đốt thuốc diêm. Lửa cháy dữ dội. Lực lượng cứu hoả rất vất vả mới dập được ngọn lửa. Nhà máy bị phá hoại nghiêm trọng. Trong 6 tháng trời không sản xuất được. Một thời gian sau chủ phải di dời nhà máy Diêm ra Hà Nội. Sau cuộc đấu tranh này, Lê Mao họp Tỉnh uỷ để rút kinh nghiệm. Tỉnh uỷ nhận định việc đốt nhà máy Diêm là hành động bột phát, đáng lẽ phải ngăn chặn, không cho làm. Đấu tranh bảo vệ nhà máy để công nhân có việc làm, chứ không phải phá hoại nhà máy. Chúng ta đánh đổ giai cấp thống trị, đánh đổ sự áp bức bất công, còn nhà máy sau này sẽ là tài sản chung của công nhân cần được bảo vệ. Dù sao đây cũng là việc đã rồi, cần được rút kinh nghiệm.

਍ഀ

Hưởng ứng phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm, công nhân bốc vác ở cảng Bến Thuỷ cũng bãi công. Nhiều công nhân nhà máy Diêm hăng hái đến Bến Thuỷ tham gia bãi công cùng công nhân cảng Bến Thuỷ, tạo thành làn sóng bãi công trong một vùng rộng lớn. Hôm ấy Tổng đốc An Tĩnh là Hồ Đắc Khải đến diễn thuyết tại Bến Thuỷ, khuyên công nhân đi làm. Những người bãi công sôi máu, phản đối viên Tổng đốc và hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo phong kiến Nam triều”. Lúc này nhân dân Nghệ Tĩnh rất căm ghét triều đình nhà Nguyễn, cho rằng triều đình là nơi ăn chơi sa đoạ và bất lực trước tình cảnh của nhân dân Việt Nam.

਍ഀ

Tình hình ở Vinh - Bến Thuỷ lúc này rất căng thẳng. Do những cuộc đấu tranh liên tiếp của công nhân, chính quyền thực dân và phong kiến tìm mọi cách đàn áp phong trào. Cuộc truy lùng những người cộng sản diễn ra khắp các xóm thợ. Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao và những người lãnh đạo Xứ uỷ, Tỉnh uỷ phải chui lủi khắp nơi, khi trốn ở nhà ông Nhân, ông Hộ ở Yên Dũng Hạ, khi nằm ở nhà ông Vượng làng Đức Thịnh... Anh lẻn lút rất nhanh, cải trang rất khéo. Lúc mặc bộ quần áo nâu vải, khi mặc áo the quần trắng, lại có lần mặc bộ âu phục photuytxô, đội mũ cát trắng, ung dung dạo bước trên đường phố Vinh. Cái tính gan lỳ của người dân xứ Nghệ đã giúp anh vượt qua được nhiều thử thách. Gặp những lúc gay go nhất, Lê Mao vẫn vững vàng. Anh chấp nhận nghiêm chỉnh Nghị quyết của Trung ương Đảng, Xứ uỷ, Tỉnh uỷ. Tác phong công tác rất đúng mực, dân chủ, hay tranh thủ ý kiến của mọi người. Cuộc vây bắt vẫn ráo riết. Có những đêm Lê Mao phải rúc vào giữa những lùm cây để trốn. Trước tình thế nguy khốn, có người đề nghị chuyển cơ quan lãnh đạo của Tỉnh uỷ đến một vùng nào đó. Anh vẫn kiên trì để cơ quan đóng sát ở Vinh, tiện chỉ đạo và bám sát công nhân.

਍ഀ

Trong các tháng 8 và 9-1930, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tiếp tục lên mạnh. Từ Nghệ An lan toả sang Hà Tĩnh. Tiếng trống kêu gọi vùng lên liên hồi giục giã. Cờ đỏ búa liềm phấp phới tung bay trên bầu trời một vùng khí thiêng sông núi. Làn sóng cách mạng đã cuốn đi từng mảng bộ máy thống trị quan liêu ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Hoảng sợ trước sức mạnh công nông, một số tên tri phủ, tri huyện bỏ trốn. Nhiều tên cường hào đầu hàng cách mạng, tự nguyện đem triện đến nộp cho Nông hội xã. Trong điều kiện địch tan rã ở nhiều nơi, Nông hội đỏ (lúc ấy gọi là xã bộ nông, thôn bộ nông) đứng ra quản lý nông thôn, làm chức năng chính quyền cách mạng của nhân dân. Trong nhà máy, tổ chức Công hội Đỏ, công nhân giữ vai trò giám sát chủ. Sức mạnh của công-nông đập nát xiềng gông nô lệ, xây dựng chính quyền công – nông dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Trong thư gửi Quốc tế nông dân đề ngày 5-11-1930, Nguyễn Ái Quốc viết “Không kể những cuộc đấu tranh và biểu tình đã nổ ra trước ngày 20-8-1930, nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức liên tiếp những cuộc biểu tình lớn hưởng ứng công nhân ở Vinh- Bến Thuỷ (tỉnh lỵ và trung tâm công nghiệp của Nghệ An ). Từ ngày 20-8 đến 6-10-1930, có 39 cuộc biểu tình và mít tinh bao gồm 69350 nông dân, trong đó có những cuộc từ 20.000-30.000 người tham dự. Hiện nay ở một làng đỏ, Xô Viết nông dân đã được thành lập”. Oanh liệt này Đảng ta đã được Hội nghị lần thứ 11 họp vào tháng 4-1931, Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản công nhận là Chi bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Đây là một vinh dự lớn của những người Cộng sản Việt Nam.

਍ഀ

Chính quyền cách mạng ra đời, đưa phong trào Nghệ Tĩnh lên đến đỉnh cao năm 1930-1931, cổ vũ và thúc đẩy phong trào cách mạng của cả nước tiến lên mạnh mẽ. Cao trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh năm 1930-1931 đã được Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản đánh giá cao.

਍ഀ

Tháng 9 năm 1930, Lê Mao nhận được giấy báo sang Hồng Kông dự Hội nghị Trung ương. Anh bàn giao công việc cho những người ở lại và kêu gọi đoàn kết đấu tranh, bảo toàn lực lượng. Người ở lại hứa với người ra đi sẽ cố gắng làm tròn nhiệm vụ và mong “đồng chí Lê Mao sớm trở về với thợ thuyền Vinh - Bến Thuỷ chúng tôi”

਍ഀ

Lê Mao rời Vinh đi Hải Phòng, Nguyễn Phong Sắc cũng xuống Hải Phòng. Trên đường đi đến Hải Phòng, Phạm Hữu Lầu, Hạ Bá Cang ( Hoàng Quốc Việt ) bị mật thám bắt. Nguyễn Phong Sắc và Trịnh Đình Cửu cũng bị truy lùng phải trốn về Hà Nội. Vào một ngày cuối tháng 9/1930, Trần Phú cùng Lê Mao tới Hông Kông để họp Hội nghị Trung ương tại Hồng Kông, Trần Phú gặp 3 đại biểu Nam Kỳ đã đến trước đó nửa tháng.

਍ഀ

Từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, tại Hồng Kông, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương họp. Tại Hội nghị này Lê Mao phát biểu phân tích tình hình cách mạng ở Nghệ Tĩnh, nhất là khu vực Vinh - Bến Thuỷ do anh trực tiếp chỉ huy. Hội nghị đã thông qua bản Luận cương cách mạng Tư sản dân quyền ( gọi tắt là Luận cương chánh trị ), thông qua Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng. Theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương; bầu Ban chấp hành Trung ương chính thức của Đảng. Đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư của Đảng. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc, người phụ trách phong trào cách mạng ở Trung Kỳ tuy không có mặt tại Hội nghị, nhưng vẫn được Hội nghị tín nhiệm bầu làm uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Đồng chí Lê Mao (tức Cát) được bầu làm Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương.

਍ഀ

Cuối tháng 11-1930, Lê Mao trở lại Vinh. Vừa đến nơi anh đã họp Tỉnh uỷ mở rộng phổ biến Luận cương chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, thông báo cho các đồng chí biết anh đã được bầu vào Ban chấp hành Trung ương chính thức của Đảng và yêu cầu mọi người phải giữ bí mật tuyệt đối về tin này. Anh nói “Tính mạng tôi sẽ bị nguy nếu đối phương biết tôi là Uỷ viên Trung ương Đảng”.

਍ഀ

Đầu tháng 3/1931, Nguyễn Phong Sắc và Lê Mao đi dự Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Sài Gòn. Hội nghị khai mạc vào cuối tháng 3/1931 tại số nhà 236, đường Risô (Richaud). Dự Hội nghị có Tổng Bí thư Trần Phú (chủ trì), Uỷ viên thường vụ Trung ương Đảng Nguyễn Trọng Nhã (tức Nhật, tức Sáu), các uỷ viên Trung ương (tức Cát), Trần Văn Lan ( tức Giáp)... Thay mặt Trung ương Đảng, Trần Phú đọc báo cáo của Ban chấp hành Trung ương. Sau khi thảo luận, bổ sung, báo cáo trở thành “án Nghị quyết của Trung ương Hội nghị toàn thể lần thứ hai”. Trong án Nghị quyết, Lê Mao có phần băn khoăn với nhận định “Có những Đảng viên (như ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ) còn hiểu rằng, Đảng Cộng sản chỉ là Đảng của giai cấp vô sản mà thôi, mà chức trách của Đảng Cộng sản là làm hướng đạo cho vô sản giai cấp làm cách mạng vô sản”. Lê Mao tâm sự với Nguyễn Phong Sắc rằng anh luôn ý thức Đảng của giai cấp công nhân.

਍ഀ

Nguyễn Phong Sắc và Lê Mao báo cáo trước Hội nghị về quá trình diễn biến của Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hội nghị công nhận cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 là đỉnh cao của cao trào cách mạng Việt Nam 1930-1931. Hội nghị quyết định tăng cường công tác vận động công nhân, vận động nông dân, thanh niên tham gia đấu tranh. “Bệnh ấu trĩ tả khuynh” của phong trào cũng được uốn nắn.

਍ഀ

Sau Hội nghị, Lê Mao và Nguyễn Phong Sắc tức tốc trở về Trung Kỳ để phổ biến Nghị quyết của Trung ương. Hai người đã triệu tập Hội nghị Xứ uỷ Trung Kỳ từ ngày 22 đến ngày 29/4/1931 tại làng Lộc Đa, ngoại ô Vinh, bàn kế hoạch triển khai thực hiện và chấp hành Nghị quyết Hội nghị trung ương 2.

਍ഀ

Ngày 30-4-1931, Nguyễn Phong Sắc và Lê Mao bí mật, bất ngờ vào nội thành Vinh, gặp các công nhân tại Cống Đệ Nhị để nắm bắt tình hình và bàn kế hoạch phát động cuộc đấu tranh mới nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1931.

਍ഀ

Tối 2/5/1931, Lê Mao đang trên đường trở về cơ quan Xứ uỷ ( lúc này chuyển sang đóng ở làng Đức Thịnh, khi anh đang đi lần theo bờ sông Lam, qua cầu Trị ( cách ngã ba Cầu Trị chừng vài chục mét ), bất ngờ anh gặp bọn lính Tây đi tuần. Một tên chặn anh lại, soi đèn pin vào mặt và hỏi:

਍ഀ
਍ഀ

- Mày đi đâu trong đêm tối mịt mùng này?
਍ഀ - Tôi là người ở đây, đến chơi nhà bạn về.
਍ഀ - Mày làm ở đâu?
਍ഀ - Tôi làm bồi cho ông chủ Saliê.

਍ഀ
਍ഀ

Một tên đội yêu cầu Lê Mao dẫn lính đến nhà Saliê.

਍ഀ

Lê Mao thấy mình đang lâm vào tình thế khó khăn, biết bị lộ, anh liền tìm cách tẩu thoát. Lê Mao nhận lời dẫn đội và lính đến nhà Saliê. Đi được một quãng lợi dụng đêm tối, anh liền vọt chạy ra bờ sông, nhảy ào xuống nước để bơi sang bờ sông phía Nam thuộc huyện Nghi Xuân( Hà Tĩnh) để trốn. Bọn lính vội chiếu đèn pin và bắn theo dữ dội. Một viên đạn trúng vào người và anh đã chết, chìm dưới lòng sông. Ba ngày sau, xác nổi lên ở bờ phía Nam, ty mật thám cho vớt xác lên để khám nghiệm. Báo chí có đăng tin này nhưng không nói rõ là Lê Mao.

਍ഀ

Vì muốn tìm tung tích của người đã chết là ai, thực dân Pháp đã để thi thể anh lại trên bờ sông khu vực Bến Thuỷ để bắt người nhà ra nhận. Được tin dữ, những người thân trong gia đình và họ tộc của đồng chí Lê Mao đã ra nhận diện theo thúc ép của bọn lính. Họ đã lặng lẽ từ biệt đồng chí Lê Mao lần cuối.

਍ഀ

Biết thế nào kẻ địch cũng sẽ lùng sục, khủng bố trắng, các đồng chí trong Đảng đã cùng gia đình đem chôn tài liệu của đồng chí Lê Mao dưới gốc cây mít sau vườn. Họ đau đớn âm thầm, hương khói cúng điếu đồng chí Lê Mao và sang tên chủ hộ đất, nhà của đồng chí Lê Mao đang ở cho người khác, đề phòng gia đình bị liên luỵ, sẽ tịch biên tài sản. Năm ấy đồng chí Lê Mao hy sinh tròn 28 tuổi.

਍ഀ

2. Những điều chưa biết về đồng chí Lê Mao cần tiếp tục nghiên cứu

਍ഀ

Đồng chí Lê Mao là một chiến sỹ cộng sản kiên trung, mưu trí có công đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng Việt Nam từ ngày đầu có Đảng. Lê Mao là người bạn, người đồng chí trung thành, đã kề vai sát cánh cùng đồng chí Nguyễn Phong Sắc – Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ trực chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Cũng như đồng chí Nguyễn Phong Sắc, tên tuổi của đồng chí Lê Mao gắn liền với Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đồng chí Lê Mao đã có công lớn trong việc xây dựng và tập hợp lực lượng cách mạng, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa công nông liên minh từ ngày đầu có Đảng. Máu đào của đồng chí Lê Mao đổ xuống sẽ tô thắm thêm trang sử vàng của thành phố Đỏ trên quê hương Xô Viết, quê hương Bác Hồ.

਍ഀ

Đồng chí Lê Mao hoạt động, nhưng cho đến ngày hy sinh chưa có hồ sơ theo dõi của mật thám Pháp. Bởi vậy quá trình nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Mao gặp không ít khó khăn. Hiện nay về những tài liệu đã có còn rất ít ỏi, chưa làm nổi bật được vai trò và công lao đóng góp của đồng chí. Tôi muốn qua cuộc toạ đàm khoa học này, các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương và Trung ương sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ từng vấn đề. Có thêm tài liệu chắc chắn sẽ làm sáng tỏ chân dung của một con người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho hạnh phúc của muôn dân.

਍ഀ

- Về năm sinh: Có tài liệu cho rằng đồng chí Lê Mao sinh năm Canh Tý (1900), song nhiều tài liệu ghi chép cũng như những người trước đây biết về Lê Mao đều khẳng định Lê Mao sinh năm Quý Mão (1903). Còn ngày tháng sinh thì chưa rõ.

਍ഀ

- Về vấn đề học tập, vì nhà nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng Lê Mao vẫn được đi học ở trường làng, vậy vấn đề học hành của Lê Mao đến đâu, là lớp mấy ? Nếu không được học có bằng cấp cao, thì làm sao Lê Mao lại báo cáo đầy đủ, hấp dẫn và có sức thuyết phục cao tại Hội nghị lần thứ nhất của Đảng? Mọi người tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930?

਍ഀ

- Đồng chí Lê Mao được bầu vào Ban chấp hành Trung ương tháng 10/1930 thì đã rõ, vậy thời gian trước tháng 10/1930? Có tài liệu cho rằng đồng chí Lê Mao được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng lâm thời có đúng không? Nếu có thì ai giới thiệu?

਍ഀ

Qua nghiên cứu tài liệu còn lưu trữ lại cho thấy, Lê Mao là một trong những người lãnh đạo phong trào công nhân Vinh - Bến Thuỷ có uy tín, có bản lĩnh, rất nhạy cảm, có đầu óc tổ chức. Anh là chỗ dựa tinh thần cho công nhân trong các nhà máy. Lê Mao hoạt động không biết mệt mỏi trong phong trào công nhân Vinh - Bến Thuỷ. Đồng chí Lê Mao còn là người bạn thân thiết, gần gũi của nông dân khắp các vùng trong 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Khi cao trào Xô Viết đang gặp nhiều khó khăn, Lê Mao hy sinh là một tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nói riêng trong những ngày đầu gian khổ nhất, khi Đảng cộng sản mới ra đời. Đồng chí Lê Mao đã nêu một tấm gương sáng về phẩm chất cao đẹp của một người cộng sản kiên trung với dân với nước.

Video