1568
771
3418
15803
34073
6824248
Nhà thờ họ Nguyễn Bá do bà con họ Nguyễn Bá lập nên để thờ thủy tổ Nguyễn Bá Hây, người có công trong Khởi nghĩa Lam Sơn và các hậu duệ của ông. Đây cũng là cơ sở hoạt động của Đảng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1939 – 1931.
Nhà thờ cách thành phố Vinh 60km về phía Tây bắc. Khách từ bắc vào hay Nam ra, đến ngã ba thị trấn Diễn Châu rẽ theo Quóc lộ 7 đến địa phận xã Công Thành rẽ phải theo đường tỉnh lộ 38 khoảng 2 km, rẽ trái 200 m là đến di tích.
Nhà thờ họ Nguyễn Bá trước đây gồm ba tòa kết cấu theo kiểu chữ Tam, ngoảnh mặt về hướng Nam. Do hậu quả chiến tranh và thiên tai, hiện nay chỉ còn lại hai nhà trung đường và hậu đường tọa lạc trên một khuôn viên rộng 541 m2. Bao quanh khuôn viên nhà thờ có cổng và hàng rào được xay bằng gạch chỉ. Nhà thờ hiền nay thuộc sở hữu của dòng họ.
Các nhân vật chủ yếu được thờ tại đây bao gồm các vị chủ yếu sau:
Nguyễn Bá Hây:
Theo gia phả dòng họ, Nguyễn Bá Hây là vị Đại tôn thần tổ từ Hải Dương di cư vào Nghệ An lập nghiệp tại Hạ Thành ( nay là xã Hoa Thành). Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã gia nhập nghĩa quân do Đinh Liệt chỉ huy và phụ trách công việc rèn vũ khí cho nghĩa quân. Xương rèn lúc đầu được đặt ở Hạ Thành, sau đó chuyển đến vùng bến Mít, bên cạnh song Vũ Giang ( Xã Công Thành hiện nay).
Tháng 6 – 1425, nghĩa quân Lam Sơn từ thành Quy Lai kéo xuống vây thành Trài. Nghĩa quân đã chặn đứng đoàn thuyền lương của quân Minh do Trương Hùng chỉ huy, tiêu diệt hơn 300 tên giặc, thu nhiều vũ khí, lương thảo. Chiến thắng này tạo điều kiện cho đại quân Lê Lợi tiến ra bắc, giải phóng Thanh Hóa và cả nước.
Xưởng chế tạo vũ khí của ông đén nay vẫn còn dấu tích, được nhân dân địa phương đặt tên là núi ông Hây, vực ông Hây…Nhờ có công lớn trong cuộc khánh chiến chống quân Minh xâm lược, ông được Nhà Vua ban cho một thanh bảo kiếm, lúc mất được chon theo thi hài của ông.
Sau khi ông mất, con trai ông là Nguyễn Bá Khê đã lập nhà thờ ông. Đến năm 1818, bà con họ Nguyễn Bá góp công của xây nhà thờ họ, bài vị của ông được rước vào thờ tại nhà thờ họ. Từ đó đến nay, họ Nguyễn Bá đã phát triển qua 20 đời, nhà thờ trở thanh nơi thờ tự chung các vị tiên tổ của dòng họ.
Nguyễn Bá Đàm:
Nguyễn Bá Đàm, bí danh là Mưu, sinh năm 1880 trong một gia đình nông dân nghèo nhưng yêu nước và ham học. Do hoàn cảnh gia đình, ông chỉ được đi học một thời gian ngắn. Nhưng với chút vốn liếng đó, cộng với tinh thần yêu nước, ông đã sớm tham gia vào phong trào truyền bá quóc ngữ và các tài liệu tuyên truyềncủa các tổ cfhức yêu nước.
Trong thời kỳ vận động thành lập Đảng 1929 – 1930, Nguyễn Bá Đàm được đồng chí Nguyễn Ứng, một cán bộ đảng giác ngộ cách mạng. Ông được giao nhiệm vụ tham gia tổ chức cuộc biểu tình nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga ( 7 – 10 – 1930). Nhờ những hoạt động tích cực, tháng 11 – 1930, ông vinh dự là một trong những người đầu tiên của làng Liên Trì được kết nạp vào Đảng. Ông đã cùng chi bộ lãnh đạo nhân dân tổng Vân Tụ chuẩn bị và tham gia cuộc đấu tranh lớn của nhân dân toàn huyện Yên Thành ở Tràng Kè ngày 07 – 02 – 1931 và nhiều hoạt động khác của chính quyền Xô viết. Từ tháng 5 – 1931, địch ra sức càn quýet hòng dập tắt phong trào cách mạng của nhân dân. Chúng bắt giam 257 người trong đó làng Liên Trì có 14 người. Nguyễn Bá Đàm bị bắt ngày 06 -5-1931, bị kết án 2 năm tù, giam ở Nhà lao Vinh.
Mãn hạn tù, ông trở về quê làm nghề bốc thuôc sBắc và bí mật tổ chức hoạt động gây dựng lại phong trào, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Nhờ vậy, sau Cách mạng Tháng 8 - 1945, ông là Chủ tịch Liên Việt xã Vân Tụ. Ông mất tháng 11 năm 1962 tại quê nhà.
Nguyễn Bá Du:
Nguyễn Bá Du sinh ngày 20 -5-1920 trong một gia đình nhà nho. Sống trong cảnh nước mất nhà tan, ông không theo đuổi con đường học hành mà sớm tham gia các hoạt động yêu nước.Vì vậy 17 tuổi, ông được kết nạp vào Đảng. Ông đã tham gia bảo vệ cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Nghệ An hoạt động bí mật ở Liên Trì, tham gia in ấn truyền đơn và báo Cởi ách phân phát đến các tầng lớp nhân dân.
Cuối năm 1941, ông bị địch bắt. Nhận thấy đây là một phần tử nguy hiểm, chúng đưa ông đi đày ở nhà lao Ly Hy. Trong tù ông giữ vững khi tiết cộng sản, tổ chức sinh hoạt, học tập và đấu tranh cho các đồng chí. Vì vậy, tháng 4 – 1944, ông bị địch xử bắn tại nhà lao Ly Hy. Trước họng sung của kẻ thù, ông hiên ngang tuyên bố: “ Tao chết có anh em tao còn sồng, rồi sau này bọn bay sẽ biết.”. Phát đan đầu tiên ông chưa chết, vẫn chửi rủa bọ giặc. Chúng điên cuồng chôn sống ông hòng hăm dọa anh em tù nhân. Còn hơi thở cuối cùng, ông vẫn hô vang khẩu hiệu “Đảng Cộng sản muôn năm, Cách mạng tháng Mười muôn năm!” và dặn dò an hem : Hãy giữ vững ý chí chiến đấu”.
Nhà thờ họ Nguyễn Bá là noi sinh hoạt tâm linh của bà con trong họ. Từ ngày xây dựng đến nay, nhà thờ là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc và địa phương.
Trong phong trào Cần Vương, Liên Thành là noi luyện tập của nghĩa quân do Lãnh Ngợi chỉ huy. tại nhà thờ họ Nguyễn Bá, đội hương binh do ông Nguyễn Bá Nhượng được thành lập và tham gia các hoạt động chống Pháp.
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và trong thời kỳ khủng bố trắng, thời kỳ Mặt trận dân chủ cũng như thời kỳ củng cố lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945, nhà thờ họ Nguyễn Bá là cơ sở cách mạng của Xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Nghệ An, huyện ủy Yên Thành và chi bộ Vân Tụ. Đây cũng là cơ sở in ấn báo chí, tài liệu, truyền đơn của Đảng và là nơi tập hợp quần chúng đi mít tinh, biểu tình, đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai. Nhiều người con ưu tú của dòng họ Nguyễn Bá đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng và anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Tháng 12 năm 1946, Nhà thờ họ Nguyễn Bá là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thành lần thứ nhất với sự tham gia của 23 đại biểu.
Từ năm 1947 – 1955, đây là trụ sở của Ủy ban kháng chiến xã Vân Tụ.
Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con cháu dòng họ Nguyễn Bá đã có những đóng góp xứng đáng, trong đó có một Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 12 liệt sỹ…
Với những giá trị lịch sử và cống hiến cho dân tộc, Nhà thờ họ Nguyễn Bá xã Liên Thành, huyện Yên Thành đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Tỉnh.
Nguyễn Xuân Thủy - BT Xô viết Nghệ Tĩnh