Chuyên đề: Đồng chí Trương Vân Lĩnh

Tác giả: admin
Ngày 2018-09-19 02:57:22

Kính thưa quý vị đại biểu! 

Kính thưa gia đình thân nhân đồng chí Trương Vân Lĩnh ! 


Hôm nay tại Nghệ An quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta long trọng tổ chức kỷ niệm 95 năm sinh của đồng chí Trương Vân Lĩnh, người công giáo lính chúa yêu nước, nhà cách mạng, người đảng viên cộng sản trung kiên bất khuất của Đảng cộng sản Việt Nam. Người cvon trung hiếu của dân tộc và nhân dân ta, người học trò trung thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì nội dung buổi toạ đàm chưa nhiều vấn đề, do đó trong phạm vi bài viết này chỉ xin nêu một số vấn đề về những hoạt động của đồng chí Trương Vân Lĩnh trong việc xây dựng Trường quân sự Việt Nam. 

Bắt đầu từ năm 22 tuổi đồnh chí đã cùng đoàn thanh niên Nghệ Tĩnh vượt núi băng rừng sang Xiêm bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng, được Bác Hồ kết nạp vào nhóm bí mật của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội (tháng 2-1925) sau đó được nggười giới thiệu gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc, được dự lớp học cấp tốc “nông dân vận động” ở Quảng Châu, lớp quân sự cấp tốc ở Quế Lâm do Đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức. Để đào tạo cán bộ cho cách mạng phía nam, Bác Hồ cử đồng chí vào học trường Võ Bị Hoàng Phố. Ra trường đồng chí Trương Vân Lĩnh trực tiếp chỉ huy một đơn vị quân đội Quốc dân Đảng, đây là điều kiện thuận lợi để anh góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng Việt Nam. 

Như vậy đồng chí Trương Vân Lĩnh đã từ một giáo dân yêu nước trở thành một người cộng sản chân chính, đồng chí liên tục hoạt động cách mạng, trải qua 3 lần bị địch bắt, bị giam cầm, tra tấn dã man trong các nhà tù Hoả Lò,nhà lao Vinh, Buôn Ma Thuột, Lao Bảo, Đắc Min…nhưng đồng chí luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng. Sau khi ra tù, được Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách quan trọng, trong đó đồng chí đã có nhiều đóng góp rất to lớn chô việc xây dựng trường Quân chính kháng Nhật, tiền thân của trường Sỹ quan Lục quân I Việt Nam hiện nay. 

Để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa toàn quốc và bảo vệ chính quyền cách mạng sau này, Đảng và Bác Hồ đã cho mở trường Quân chính kháng Nhật. Việc xây dựng trường, Bác giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp phụ trách, với mục đích cực kỳ quan trọng là để thu phục nhân tài, đặc biệt là những người hiểu biết về quân sự. 

Tại xóm Khuổi Kích, xã Tân Trào, Châu Tự Do (nay là huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) Trường quân chính kháng Nhật được ra đời, đồng chí Hoàng Văn Thái được Bác cử làm giám đốc. Trong ban giám hiệu còn có các đòng chí Trương Vân Lĩnh và Nguyễn Văn Lý. Đồng chí Trương Vân Lĩnh vốn đã được học tại trường Hoàng Phố nên được Bác hồ giao cho nhiệm vụ đăc bệt đó là làm công tác tu thư, tức là biên soạn các tài liệu giảng dạy. Đây là nhiệm vụ hết sức hệ trọng và nặng nề. Tổ tu thư biên soạn các bài giảng, tài liệu nhất thiết phải viết bằng tiếng Việt, vì lúc bấy giờ từ ngữ quân sự Việt Nam hiện đại chưa hình thành, cho nên nhà trường phải tự xây dựng lấy, có khi phải tạm dùng một số từ Hán Việt như “lập chính” về sau đổi thành “đứng nghiêm” rồi “nghiêm” , “cơ bẩm” về sau đổi thành “khoá nòng”…Có thể nói đây là giai đoạn đồng chí Trương Vân Lĩnh đã tập trung tất cả tâm huyết và trí tuệ của mình với lòng yêu nước thiết tha cùng ban giám hiệu nhà trường biên soạn được nhiều tài liệu cho khoá học đầu tiên của quân đội ta. 

Sau ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định đổi tên thành Trường Quân chính Việt Nam. Theo đề nghị của ban quân sự toàn quốc Hồ Chí Minh bổ nhiệm đồng chí Nguyễn An (tức Trương Vân Lĩnh ) làm giám đốc thay đồng chí Thanh Phong, đồng chí Thanh Phong chuyển sang làm Chủ tịch Uỷ ban lâm thời tỉnh Hà Giang. 

Với cương vị là người chủ trì, giám đốc trường quân chính Việt Nam, đồng chí Trương Vân Lĩnh đã cùng ban giám hiệu tổ chức nơi ăn ở cho cán bộ vaf học viên ngay sau ngày đất nước giành độc lập. Lúc này các vị trí quân sựchủ chốt của ta còn do quân Nhật chiếm đóng và chuẩn bị bàn giao cho quân Tưởng, ta chỉ có thể chọn vị trí chiến đấu, Trường học Đỗ Hữu Vị (nay là trường Nguyễn Trãi ở phố Cửa Bắc - Hà Nội), để tiến hành mở khoá 4 của trường quân chính. Khoá 4 chiêu sinh 156 học viên, chủ yếu là đoàn viên thanh niên, công nhân cứu quốc, tự vệ chiến đấu của các địa phương (kể cả Nam Bộ). Đồng chí Trương Vân Lĩnh đã chủ trì soạn thảo đại cương huấn luyện với mục đích: “…Đào tạo một số cán bộ trung đội và chính trị viên đủ năng lực chỉ huy trung đội…vì vậy chương trình huấn luyện gồm một phần quân sự, một phần công tác chính trị trong quân đội…thông qua chương trình huấn luyện sẽ rèn luyện cho học sinh có tính khẩn trương, hoạt bát, xung phong, anh dũng, kỷ luật, đoàn kết, phấn đấu hy sinh”. 

Về phương pháp, đại cương chỉ rõ “…phải luyện tập ở trương tập, ngoài đồng, ban đêm, kết hợp lên lớp với nghiên cứu bàn cát, bản đồ, dẫn chứng trận đánh”. 

Đại cương huấn luyện (chương trình huấn luyện) của khoá học được ban giám hiệu ghi thành văn bản và được Bộ tổng tham mưu thông qua. Đây là một trong những giáo trình quan trọng nhất, đã được kế thừa rút kinh nghiệm các khoá trước mà trực tiếp là đồng chí Trương Vân Lĩnh được Đảng và Bác Hồ tin cậy giao cho nghiên cứu và soạn thảo ra. Đại cương huấn luện đã góp phần rất quan trọng trong việc đào tạo cán bộ cho kháng chiến sau này. 

Ngày 7-10-1945 đúng 2 tuần lễ sau khi bùng nổ kháng chiến ở Nam Bộ, sục sôi lòng căm thù đối với quân cướp nước, 100% học viên khó 4, mà trực tiếp là đồng chí Trương Vân Lĩnh làm giám đốc đã xung phong Nam tiến…lịp thời bổ sung cán bộ cho khắp cả nước. Ngày 23-11-1945, đồng chí Trương Vân Lĩnh đột ngột qua đời tại trường, đây là một tổn thất vô cùng to lớn đối với quân đội ta. 

Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trương Vân Lĩnh, đặc biệt là những đóng góp về mặt quân sự để xây dựng trường quân sự cách mạng sớm nhất của Việt Nam là trách nhiệm, tình cảm thiêng liêng của lớp cán bộ chúng ta sau này. Đồng chí Trương Vân Lĩnh thực sự là một trong những người đã đặt viên gạch đầu tiên, xây dựng nền móng cho công tác nhà trường của quân đội ta. Những đóng góp to lớn của đồng chí xứng đáng đúng như lời tuyên dương của Chủ tịch Hội đồng nhà nước Võ Chí Công đối với nhà trường: “…Xứng đáng với lòng tin yêu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Xứng đáng là nhà trường đầu tiên trong hệ thống nhà trường quân đội, được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lương vũ trang nhân dân”. 

Học tập và noi gương đồng chí Trương Vân Lĩnh, người công giáo kính chúa yêu nước, nhà cách mạng tiền bối đã đào tạo nhiều cán bộ chính trị, quân sự cho Đảng, người đặt nền móng xây dựng trường quân chính đầu tiên của Việt Nam…lớp lớp thanh niên quê hương Nghệ Tĩnhnói riêng và quân khu 4 nói chung đã lên đường đi kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Liên khu 4 đã có 134.600 thanh niên nhập ngũ. Bổ sung đi các chiến trường gần 10.000 người. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ 1965-1975 các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có 405.161 thanh niên vào quân đội. Riêng Nghệ An có 197.658 thanh niên nhập ngũ. (Trong đó thanh niên công giáo có 8.044 người lên đường đi chiến đấu). 

Bên cạnh đóng góp chung còn có những tấm gương điển hình của đồng bào công giáo hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, vì giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc: Ông Trần Văn Quán ở Mỹ thành-Yên Thành và mẹ Nguyễn Thị Luận ở Nghi Lâm - Nghi Lộc theo đạo thiên chúa đã có 5 con nhập ngũ. Cụ Võ Tá An ở Thạch Hà - Hà Tĩnh có tất cả 5 người con theo đạo theo đạo thiên chúa, các con của cụ đã ra đi mãi mãi không bao giờ trở về. Đó là những tấm gương hy sinh vô bờ bến vì Tổ quốc thân yêu của chúng ta. 

Tóm lại cuộc đời hoạt động của đồng chí Trương Vân Lĩnh là một tấm gương tiêu biểu cho sự bền bỉ kiên trì và liên tục góp phần làm phong phú thêm lý luận quân sự Việt Nam, đặc biệt là công tác nhà trường. Đồng chí xứng đáng là người con trung hiếu của quê hương, của dân tộc, người học trò trung thành chủa Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Thiếu tướng Cao Xuân Khuông, Phó tư lệnh Quân khu 4

Video