Lê Cảnh Nhượng là con của một gia đình nghèo làm nghề thợ mộc ở làng Phong Nậm, tổng Xuân Lâm, (nay là xã Ngọc Sơn), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Bố Nhượng là Lê Cảnh Nhương, mất sớm, lúc Nhượng lên tám tuổi và Tốn (em Nhượng) chưa được nửa năm. Mẹ Nhượng là Nguyễn Thị Vinh, ngày ngày phải đi làm thuê cuốc mướn để nuôi con. Ở Phong Nậm, gần như cả làng đều đi làm thuê, cày ruộng rẽ, do đó, mẹ Nhượng phải lên tổng Bạch Hà (Anh Sơn) mới kiếm được việc làm.
Đọc thêmNgày 5 tháng 12 năm 1942, tại nhà tù Đắc Min, Buôn Ma Thuột, xẩy ra vụ vượt ngục của bốn người tù cộng sản quê ở Nghệ Tĩnh. Bọn thực dân Pháp và chính quyền tay sai ở Trung Kỳ đã huy động nhiều binh lính vây quét các khu rừng xung quanh Buôn Ma Thuột, bủa lưới ngăn chặn các ngả đường từ Tây Nguyên về Nghệ Tĩnh hòng đón bắt những người tù vượt ngục. Chúng còn dán yết thị treo giải thưởng mỗi đầu người tù 300 đồng và sức cho bọn tổng lý ở Nghệ Tĩnh đón bắt ở quê nhà. Nhưng tất cả những thủ đoạn của địch đều không thu được kết quả.
Đọc thêmTôn Thị Quế thuở nhỏ, có tên là Tôn Thị Em, sinh ngày 10 – 8 – 1902 tại làng Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An (theo hồ sơ của thực dân Pháp theo dõi những hoạt động Cộng sản: Tôn Thị Quế sinh 1906). Khi lấy chồng thì mang theo tên chồng là Nho Định. Từ năm 1927, đi tham gia cách mạng, để giữ bí mật, Tôn Thị Quế đổi tên là Yêm, Quế, Vân, Bốn, Đô, Phương, Xu, Năm. Tôn Thị Quế là bí danh từ ngày trở thành đảng viên Đảng cộng sản (1930), tên được dùng cho đến hết đời. Tôn Thị Quế là con ông Tôn Thúc Đích (1875 – 1929) làm nghề dạy học và bà Nguyễn Thị Hảo, làm ruộng. Gia tộc và gia đình Tôn Thị Quế đều có tinh thần yêu nước và kháng Pháp.
Đọc thêmHồ Hảo sinh ra và lớn lên trên một vùng đất trù phú nằm ven đường số Tám (Vinh – Napê), xưa gọi là làng Hữu Bằng, tổng Hữu Bằng nay là xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây, từ xưa đã nổi tiếng không chỉ có cảnh sơn thủy hữu tình mà còn có truyền thống hiếu học. Đây còn là một địa bàn quan trọng của nghĩa quân Phan Đình Phùng trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Thân sinh của Hồ Hảo mất khi anh chưa đầy 3 tuổi. Mẹ anh, bà Trần Thị Thái là một người rất đảm đang, cương trực. Ngoài việc cần mẫn chăm lo công việc ruộng vườn, nuôi dạy 5 con ăn học, nhiều phen bà phải chống chọi với cường quyền áp bức để duy trì cuộc sống gia đình.
Đọc thêm