10
423
3089
20604
20962
6850011
Nguyễn Đình Liễn sinh năm 1898 tại làng Lương Điền, tổng Thổ Ngoạ(nay là xã Cẩm Hưng), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra trong một gia đình nông dân khá giả, có buôn bán, Nguyễn Đình Liễn được học hành tử tế và sớm có tinh thần yêu nước, chống bất công. Tuổi ấu thơ Nguyễn Đình Liễn đã thuộc lòng bài thơ của ông Dương Xuân Dù, tề đốc phó lãnh binh của phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo:
Hai vai trung hiếu nặng trìu trìu
Biết đến bao giờ đặng chút chiu
Bể rộng thênh thang buồm nửa cánh
Trời cao lồng lộng gió trăm chiều
Tòng tiên luống thẹn cùng Lương kế
Thổ lộ còn e với Lượng mưu
Đã trót xoang tay thời nhúng lấy
Cho cam sấm sét lưỡi dao rìu
(Lương kế là kế của Trung Lương, vị tướng thời nhà Chu; Lượng mưu là mưu của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc ở Trung Quốc)
Năm 20 tuổi, Nguyễn Đình Liễn thi hỏng kỳ thi hương nên xin đi dạy chữ Hán và Quốc ngữ tại trường làng Hoa Dục(nay là xã Cẩm Lĩnh). Nhân thực dân Pháp bắt phu các huyện đi nạo vét đào kênh sông Rác(Kỳ Anh), Nguyễn Đình Liễn đã giúp đỡ đấu tranh quyền lợi cho họ, anh được mọi người mến phục. Nghệ Tĩnh có phong trào xuất dương từ sau tiếng bom của liệt sỹ Phạm Hồng Thái ở Sa Điện(Quảng Châu, Trung Quốc) mưu giết tên toàn quyền Đông Dương.Méc lanh. Tiếp đến là phong trào đấu tranh đòi ân xá cụ Phan Bội Châu và lễ tang Phan Chu Trinh cùng với việc ra đời và hoạt động của tổ chức Hội Phục Việt, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đã thôi thúc người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Đình Liễn tìm cách liên lạc tham gia hoạt động cách mạng.
Đầu năm 1927, Nguyễn Đình Liên vào Quảng Trị tham gia hoạt động và được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Hội Thanh niên ở Quảng Trị đã cử anh về xây dựng cơ sở Hội ở quê nhà. Thời gian này đồng chí Hà Huy Tập trong Tổng bộ Phục Việt đã có xu hướng hoạt động theo đường lối của Hội Thanh niên. Là người cùng làng nên Nguyễn Đình Liễn thưùơng gặp gỡ trao đổi trò chuyện với đồng chí Hà Huy Tập, qua đó biết thêm tình hình hoạt động yêu nước ở các địa phương, hiểu thêm về lý luận và phương pháp tiến hành cách mạng. Trong một thời gian ngắn, nhờ vào sự nỗ lực hoạt động tích cực của nGuyễn Đình Liên, tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Cẩm Xuyên đã phát triển mạnh với 32 hội viên sinh hoạt trong 5 chi bộ.
Việc xây dựng cơ sở Hội đang phát triển thì bị thực dân Pháp khủng bố gắt gao. Hai người em của Nguyễn Đình Liễn hoạt động trong Hội Thanh niên bị bắt giam nên Hội bố trí cho anh tạm lánh sang Lào vào tháng 7/1929. Ở Lào anh nhận làm thầu khoán cho Công ty làm đường của Pháp. Công việc mới bắt đầu được ít lâu, được tin Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, Nguyễn Đình Liễn bỏ về quê tìm mối liên lạc hoạt động cách mạng. Về quê anh bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Hà Tĩnh, nhưng không đủ chứng cớ để làm án, tháng 1/1930 bọn Pháp buộc phải trả tự do cho anh. Về nhà Nguyễn Đình Liễn lien lạc với đồng chí Trần Hữu Thiều, Bí thư Lâm thời tỉnh uỷ Hà Tĩnh. Anh được đồng chí Trần Hữu Thiều nói rõ việc hợp nhất các nhóm cộng sản trong nước thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(3/2/1930) và anh được chuyển thành người đảng viên Cộng sản đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên. Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của đồng chí Trần Hữu Thiều, Nguyễn Đình Liễn lựa chọn một số đồngc hí tích cực trong tổ chức Tân Việt và Thanh niên ở Cẩm Xuyên thành lập 4 chi bộ cộng sản là Lương Điền, Kim Nặc, Khả Luật, Kiều Mộc, đặt nền móng cho việc thành lập Huyện Đảng bộ sau này. Ngày 17/7/1930 huyện uỷ Cẩm Xuyên được thành lập tại Cồn Thờ, đồng chí Nguyễn Đình Liễn đựơc bầu làm Bí thư. Sau ngày thành lập, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Đình Liễn, một cao trào đấu tranh mới phát triển về chất bùng nổ mạnh mẽ ở các làng xã trong huyện.
Trong cao trào đấu tranh cách mạng 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Cẩm Xuyên đã tham gia một cách tích cực, co hiệu quả. Chiều ngày 7/9/1930 dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, hàng ngàn nông dân các tổng kéo về tập trung tị quán Gia Dù, làng Phương Cần nghe cán bộ diễn thuyết rồi kéo đến bao vây huyện đường Cẩm Xuyên. Quần chúng xông vào mang giấy tờ sổ sách trong huyện đường ra đốt. Một lực lượng khác tuần hành thị uy trấn áp bọn địa chủ cường hào ở các làng xã và cổ động quần chúng biểu tình.
Sáng ngày 8/9/1930 hàng nghìn nông dân huyện Cẩm Xuyên cùng với nông dân huyện Thạch Hà, Can Lộc dưong cao cờ đỏ búa liềm rầm rập tiến vào tỉnh lỵ đấu tranh. Bọn thực dân Pháp hoảng hốt huy động lính khố Xanh, cảnh sát chặn các ngả đường đánh đập những người biểu tình. Đoàn biểu tình tiến thẳng đến gặp tên giám binh Pháp nói rõ yêu sách và đấu tranh đòi bọn chúng không được khủng bố nhân dân. Ngay tức khắc đồng chí Nguyễn Đình Liễn bị bắt cùng nhiều đồng chí và người dân biểu tình, nhưng cuộc đấu tranh vẫn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Đồng chí Nguyễn Đình Liễn bị bắt giam ở nhà lao Hà Tĩnh. Biết Nguyễn Đình Liễn Bí thư Huyện uỷ và là người cầm đầu cuộc biểu tình nên thực dân Pháp đã tra tấn đồng chí hết sức dã man trong 4 tháng ròng. Không khuất phục được ý chí cách mạng và niềm tin vào thắng lợi cách mạng của Nguyễn Đình Liễn, bọn chúng chuyển sang đánh vào tình cảm của người cộng sản. Chúng bắt giam cha mẹ, anh em thân thuộc của đồng chí Nguyễn Đình Liễn và nhà lao tra tấn hòng uy hiếp tinh thần. Người cha già bị đánh chết, me bị đánh gãy tay càng nung nấu ý chí căm thù bọn đế quốc phong kiến, một lòng một dạ giữ vững khí tiết của người cộng sản. Cuối cùng bọn chúng chỉ căm cứ vào tội “cầm đầu cộng sản:” để tịch thu toàn bộ tài sản của gia đình và xử tử hình đồng chí.
Ngày 2/1/1931, thực dân Pháp xử bắn đồng chí Nguyễn Đình Liễn tại Chợ Hội(Cẩm Xuyên) trong ngày chợ phiên hòng uy hiếp tinh thần nhân dân. Nhưng bọn chúng đã lầm. Với thái dộ hiên ngang, đồng chí Nguyễn Đình Liễn đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, kêu gọi nhân dân đoàn kết chống kẻ thù xâm lược và khẳng khái chắc chắn rằng:
Cách mạng Việt Nam nhất định thắng. tao chết nhưng nhân dân Việt nam vẫn còn, rồi đây sẽ vùng lên đánh đổ chúng mày !
Khí phách anh hùng của người cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Đình Liễn, người Bí thư Huyện uỷ đầu tiên trước giờ phút hy sinh đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Cẩm Xuyên một tấm gương sáng về chủ nghiã anh hùng cách mạng, củng cố lòng tin tất thắng cho nhân dân trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.