Tác giả: admin
Ngày
2014-09-18 01:13:41
Nguyễn Xuân Thành (tên thường gọi là Nguyễn Phơn), sinh năm 1912 tại làng Phúc Mỹ, tổng Văn Viên nay là xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng giàu lòng yêu nước, ông nội là Nguyễn Đức Điều tuy làm cai tổng nhưng chỉ lo bỏ tiền nhà ra tu sửa đền chùa miếu mạo và xây dựng cầu cống, đường sá cho nhân dân. Cha anh là đồng chí Nguyễn Ngô Dật - một trong những cán bộ lãnh đạo cốt cán của cách mạng huyện nhà. Mẹ anh là bà Nguyễn Thị Hoét quê làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, xuất thân trong một gia đình nhà Nho chống Pháp. Nguyễn Xuân Thành là con thứ 3 trong gia đình có 9 người con (3 trai, 6 gái), trong đó có người em gái tên là Sim lấy Đặng Thúc Thực (con trai tú tài Đặng Thúc Hứa, là người xây dựng Trại Cày làm cơ sở hoạt động cách mạng ở Xiêm). Hai vợ chồng người em thường đưa đón những thanh niên yêu nước sang Xiêm huấn luyện cách mạng.
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2014-09-17 08:41:05
Ngô Minh Loan sinh năm 1915 tại làng Ngò, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ khi tham gia cách mạng, viết văn, làm thơ, lấy bút danh là Minh, Quang Minh. Thân phụ là ông Ngô Văn Tư, thân mẫu là bà Hồ Thị Tư. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên Ngô Minh Loan không được đi học. Lên 7 tuổi, Ngô Minh Loan đã phải vào làm việc trong nhà máy Diêm - Bến Thủy. Được các anh Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc, Vi Nình… làm việc trong nhà máy Diêm tận tình giúp đỡ, Ngô Minh Loan nhanh chóng hòa chung cuộc sống với giai cấp công nhân Vinh - Bến Thủy nên sớm giác ngộ cách mạng.
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2014-08-27 01:45:50
Đồng chí Võ Thúc Đồng sinh vào tháng 9/1914 tại xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đồng chí xuất thân trong một gia đình khá giả, giàu lòng yêu nước, trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng.
Thân phụ là cụ Võ Thúc Thưởng, vốn tính hiền lành hay giúp đỡ kẻ nghèo khó, nhất là đóng góp vào việc công đức, việc nghĩa. Cụ từng mở lớp dạy chữ nho cho con em trong vùng nên dân làng còn gọi là ông đồ Thưởng. Cụ cũng làm nghề bốc thuốc, được tôn là lương y trong vùng. Mặc dù không đỗ đạt nhưng cụ thông hiểu luân thường đạo lý, thấu hiểu nỗi tủi nhục
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2014-08-22 08:59:16
Đồng chí Nguyễn Phúc (tức Nguyễn Hữu Phúc, Đính, Quảng Bình) sinh ngày 20-2-1904 tại làng Yên Dũng Hạ, nay thuộc phường Bến Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An.
Thân sinh là ông Nguyễn Hữu Thệp, gia đình không có ruộng đất, ông phải làm nghề lấy củi bán kiếm sống. Khi nhà máy Diêm Bến Thuỷ ra đời, ông xin vào làm thợ. Mẹ là Lê Thị Út, chuyên nghề bán nước chè xanh và gặt cấy lúa thuê. Bản thân Nguyễn Phúc mới 12 tuổi đã phải đi làm công nhân trong nhà máy Diêm, mỗi ngày công chỉ được 6 xu (0,06đ), dần tăng lên 7 xu, sau 2 năm mới lên được 10 xu.
Đọc thêm