Họ Đặng xã Thanh Xuân, Thanh Chương với truyền thống yêu nước và cách mạng

Tác giả: admin Ngày 2016-10-25 08:48:13

Thanh Xuân nằm ở mạn núi huyện Thanh Chương, ở bên dòng sông Lam, dưới chân ngọn núi Thai Sơn, thuộc dãy Thiên Nhẫn. Ở đó có khe Hoa, có thành Lục Niên - căn cứ của nghĩa quân Lê Lợi, có thành Bình Ngô của Phan Đà - tức Bạch Mã đại vương, một tùy tướng của Lê Lợi trong những ngày chống quân Minh; Có đồn Nu nơi rộn rã tiếng trống trong những ngày Cần Vương cứu nước; Nơi âm thầm đi về của nhiều chiến sỹ yêu nước - đồng chí của cụ phó bảng Đặng Nguyên Cẩn; Nơi sôi nổi, hào hùng trong những năm XVNT (1930-1931) dưới lá cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trước cách mạng tháng 8, xã Thanh Xuân có tên là Lương Điền, còn tên gốc, theo người địa phương cho biết là Điền Lao, có từ đời Lê. Nhân dân Lương Điền nổi tiếng cứng đầu, căm ghét bọn quan lại, tích cực tham gia các phong trào yêu nước.
Khi phong trào Cần Vương trong cả nước đã lắng hẳn thì ở Đồn Nu vẫn diễn ra những trận đánh cuối cùng của nghĩa quân Phan Đình Phùng. Người dân Lương Điền rất tự hào với lời đánh giá của Văn Thân Nghệ Tĩnh: “Cả nước mất, Nghệ Tĩnh vẫn còn chiến đấu, Nghệ Tĩnh mất, làng Lương Điền vẫn chưa chịu hàng.”

Đọc thêm

Đồng chí Nguyễn Văn Vân (1920-1972)

Tác giả: admin Ngày 2015-03-11 08:19:47

Đồng chí Nguyễn Văn Vân (bí danh Nguyễn Hùng, Bảy An), sinh ngày 20/5/1920, tại xóm Đình, làng Dương Liễu, nay thuộc xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Anh sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, thân phụ là Nguyễn Văn Biên làm nghề dạy học trong làng, thân mẫu là Đặng Thị Tư làm nghề dệt lụa, dệt vải kiếm sống qua ngày.

Lớn lên giữa vùng quê nghèo, từ thủa thiếu thời Nguyễn Văn Vân đã tận mắt thấy cảnh sưu cao thuế nặng của người nông dân và sự đối xử tàn tệ của chính quyền phong kiến thối nát.

Đọc thêm

Hồ Mỹ Xuyên (1920 – 1948)

Tác giả: admin Ngày 2015-02-03 07:59:41

Hồ Mỹ Xuyên tên thật là Hồ Bá Bối, sinh ngày 02/4/1920 trong một gia đình - gia tộc có truyền thống khoa bảng và yêu nước lâu đời ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Hồ Mỹ Xuyên là con duy nhất của nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mậu và bà Nguyễn Thị Thảo, cháu đích tôn của Hồ Bá Kiện, một chí sỹ trong phong trào văn thân chống Pháp, chắt ngành trưởng của Hồ Bá Ôn, là quan Án Sát Nam Định dưới triều vua Tự Đức. Gia tộc Hồ Bá Ôn có 5 danh nhân cách mạng tầm cỡ quốc gia và 4 đời liệt sĩ, Hồ Mỹ Xuyên là liệt sĩ đời thứ tư. Ông hy sinh lúc mới 28 tuổi, để lại 3 người con sau này là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước: Hồ Anh Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Việt Nam; Hồ Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch Viện khoa học xã hội Việt Nam; Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Nguyễn Thị Nhã (1911- 1992)

Tác giả: admin Ngày 2015-02-03 07:55:28

Nguyễn Thị Nhã sinh năm 1911, tại làng Kim Cẩm, tổng Kim Nguyên (nay là xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Thân phụ là nhà nho Nguyễn Đức Đồng và thân mẫu là bà Cao Thị Táo. Vợ chồng thầy Đồng luôn được nhân dân kính trọng, gọi bằng cái tên thân mật là ông bà Hàn Thuông. Gia đình ông Hàn Thuông có truyền thống yêu nước, liên tục tham gia các phong trào từ Cần Vương của Tôn Thất Thuyết đến Đông Du của Phan Bội Châu.

Nguyễn Thị Nhã là con gái thứ tư của gia đình. Thuở nhỏ, Nguyễn Thị Nhã được học chữ Hán và Quốc ngữ do cha dạy ở trường làng. Vốn thông minh, sáng dạ và chăm chỉ nên học rất giỏi. Sau khi học xong chương trình cơ sở ở huyện Nghi Lộc, hai chị em Nguyễn Thị Nhã và Nguyễn Thị Phúc được ông bà Hàn Thuông cho vào học tại trường Nguyễn Trường Tộ ở thành phố Vinh. Từ trường Nguyễn Trường Tộ hai chị em đều thi đỗ vào trường Cao Xuân Dục.

Đọc thêm

Video