Tác giả: admin
Ngày
2014-08-08 08:19:04
Trần Hữu Quán sinh năm 1909, ở một vùng quê đồi núi chập chùng nằm cạnh sông Lam rì rào sóng vỗ, tổng Cát Ngạn, huyện Thanh Chương – vùng đất cổ có bề sâu văn hóa và truyền thống yêu nước.
Đầu thế kỷ XX ai có dịp về đây nhìn mấy ngọn đồi xanh um bóng cây với những ao cá, những ngôi nhà, những lẫm thóc…hỏi dân bản địa: đó là vùng nào do ai dựng nên, họ sẽ trả lời: đó là rú Cố Mân. Từ bao đời nay, gia đình cố nổi tiếng cần cù, gan góc, bằng sức lao động của mình mà bạt đồi trồng cây, kinh tế ngày càng khá giả mà cũng luôn che chở cưu mang giúp đỡ người nghèo khó. Họ tên khai sinh của cố là Trần Hữu Hoằng, vợ là bà Giản Thị Chuẩn.
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2014-08-08 08:07:53
Đồng chí Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1905 tại làng Ngò, xã Quỳnh Sơn, huyện Quỳnh Lưu. Thân phụ là Nguyễn Đức Vĩnh, một người hiền lành chuyên làm nghề ươm tơ, kéo sợi thuê để nuôi sống cả gia đình. Mẹ mất khi lên 9 tuổi, tuy nhà neo đơn nhưng sống giữa vùng đất văn vật, có truyền thống hiếu học, Nguyễn Đức Mậu cũng được theo học chữ Hán, sau đó học tiếp lên trường Tiểu học Pháp – Việt Quỳnh Lưu. Vốn thông minh, cởi mở, hiểu biết rộng nên ngoài giờ học anh thường sang nhà ông Hàn Phơn (một người hay ủng hộ cái mới và yêu mến lớp thanh niên tân học) để mượn thêm sách báo đọc chung với các bạn. Sách báo cùng những lời giảng của thầy giáo có tư tưởng tiến bộ như Trần Văn Đắc đã kích thích lòng yêu nước, khinh ghét bọn cường quyền trong anh.
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2014-08-04 08:10:19
Nguyễn Thị Nhuận sinh ngày mồng 1 tháng 6 năm 1910 tại Tổng Phù Long, Phủ Hưng Nguyên, Nghệ An nay là huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, thân phụ là ông Nguyễn Đình Lộc làm liên lạc đưa đón thanh niên xuất dương sang Thái Lan hoạt động và thân mẫu là bà Vương Thị Loan – người phụ nữ hiền thục, tảo tần sớm hôm lo cho chồng con để chồng con yên tâm tham gia cách mạng.
Năm 1929 sau khi cụ Nguyễn Đình Lộc hy sinh, gia đình bà Loan chuyển đến làng Yên Nghị, khu vực Cổng Chốt, thuộc phố Đệ Nhất (nay là phường Đội Cung, Thành Phố Vinh) sinh sống. Bà Loan buôn bán nhỏ, một mình nuôi dạy 3 con là Nguyễn Đình Liên, Nguyễn Thị Nhuận, Nguyễn Đình Hoành ( tức Nhật Tân, Siêu Hải) trưởng thành và cả 3 người con của bà đều tham gia hoạt động cách mạng.
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2014-07-30 09:22:56
Đồng chí Chu Văn Biên sinh ngày 15/10/1912 tại xã Tràng Thành, nay là xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ thời niên thiếu Chu Văn Biên được nghe những câu chuyện của các thủ lĩnh phong trào Văn Thân, Cần Vương chống Pháp như: Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Nguyễn Văn Ngợi và cuộc khởi nghĩa của Chu Trạc- người bác họ cùng làng. Từ đó hun đúc nên tinh thần và khí phách của người thanh niên yêu nước Chu Văn Biên.
Thuở nhỏ Chu Văn Biên được học chữ Hán ở trường làng, về sau chuyển sang học chữ quốc ngữ tại trường tiểu học Yên Thành. Vốn thông minh nên sau khi tốt nghiệp tiểu học, Chu Văn Biên thi đậu vào trường Quốc học Vinh đạt loại giỏi.
Đọc thêm