354
769
3058
9788
20962
6839195
Đọc truyện Phạm Hồng Thái tôi tâm đắc ba điều:
ഀĐiều 1: Đó là ở đâu có những người chết vì việc nước, không phải ở ta, mà trên khắp thế giới, tại nhiều nước, trong trường kỳ lịch sử cũng có nhiều người “sát thân vi đại”, “sát sinh thủ nghĩa”, “đương kim chi thế xả ngã kỳ thân”. Song cái chết của Phạm Hồng Thái là một trong những cái chết cao cả, mang tính chất hoành tráng vĩ đại. Không phải là cái chết vì trả thù, đó không phải là cái chết để trả ơn cho người tri kỷ, đó không phải là cái chết để giữ tròn khí tiết, đó cũng không phải là cái chết coi nhẹ như lông hồng. Đành rằng là ám sát cá nhân nhưng đó là cái chết nặng lòng vì nước, có tính toán, có suy nghĩ, nung nấu, tìm thời cơ, nên nói như Phan Bội Châu đó là cái chết của một người anh hùng “mang mối thù nước mênh mông như biển cả” làm “vang động cả núi sông”, “quân thù khiếp vía” và “khua dậy cả quốc dân”.
ഀĐiều 2: Phải đặt cái chết đó trong tình hình đất nước ta, sau những năm rầm rập Duy tân, rầm rập Đông du của:
ഀĐiều 3: Tiếng bom Sa Điện mưu giết Toàn quyền Merlin ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang hy sinh cùng ngày. Chỉ sáu tháng sau đó thôi, tháng 12/1924, Chính phủ Tôn Trung Sơn đã không phân biệt chủng tộc, coi Phạm Hồng Thái, một anh hùng yêu nước Việt Nam, cải táng tại một ngọn núi trước Hoàng Hoa Cương, nơi 72 liệt sỹ anh hùng đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Vũ Xương để Trung Hoa Dân quốc thành lập năm 1912, thì phải coi đó là một nghĩa cử cao đẹp mang tính thần quốc tế của những người lãnh đạo Chính phủ Quốc dân hồi đó.
ഀThơ nói về Phạm Hồng Thái không nhiều. Ngay khi được tin tiếng bom Sa Điện bùng nổ vang dậy và Phạm Hồng Thái hy sinh, Đặng Tử Kính, chú của Đặng Thái Thân lúc đó đang hoạt động cách mạng ở Xiêm La, đã làm một bài thơ Kính dâng hương hồn liệt sỹ Phạm Hồng Thái. Bài thơ nói đến ý chí căm thù giặc, lòng yêu nước sâu sắc, hành động quả cảm bình tĩnh giết Merlin để trả thù cho đồng bào, cho dân nước và cuối cùng là những lời ca ngợi tinh thần cách mạng của Phạm Hồng Thái. Lời thơ mộc mạc chân thành, nói được đầy đủ nghĩa khí của liệt sĩ và nỗi kinh hoàng khiếp đảm của thực dân Pháp. Toàn văn bài thơ như sau:
ഀKính dâng hương hồn liệt sĩ Phạm Hồng Thái
ഀNước Việt Nam bốn ngàn năm lẻ,
ഀ
Bảy mươi hai năm đáo để lầm than.
ഀ
Mịt mù một áng khí oan,
ഀ
Sông sôi máu chảy, non chan lệ sầu.
ഀ
Hồn liệt sỹ ù ù gió quạt,
ഀ
Dạ anh hùng tím ngắt lá gan
ഀ
Nhớ xưa người ở Nghệ An
ഀ
Là Phạm Hồng Thái cả gan anh hùng
ഀ
Thẹn vì nước mắc vòng tơi tả
ഀ
Giận Mặc lanh (Merlin) là đứa gian hùng.
ഀ
Ra tay một tiếng sấm vang,
ഀ
Năm châu dậy đất Mặc lanh đi đời.
ഀ
Tám giờ tối tàu binh ghé lại,
ഀ
Hắn lần lên Sa Điện rong chơi
ഀ
Bây giờ cơ đã đến nơi,
ഀ
Lòng người có chí thì trời cũng bênh
ഀ
Ông khi ấy một mình lẻn tới,
ഀ
Một chiếc thuyền theo dõi bờ sông.
ഀ
Toàn quyền Đông Pháp Mặc- lanh,
ഀ
Hắn lên xe điện thảng dong cửa hàng.
ഀ
Thành Sa Điện phố phường đón rước.
ഀ
Mời vào nhà thiết tiệc hoan nghênh.
ഀ
Ông vào thám thính phân minh,
ഀ
Lại gần chú lính đang canh nạt dồn.
ഀ
Tám giờ tối bàn hoàn chưa định,
ഀ
Việc gấp rồi phải tính mau mau,
ഀ
Khen người kế hoạch mưu cao,
ഀ
Tốc ngay cửa sổ ném vào một khi
ഀ
Người trong tiệc còn chi đâu nữa,
ഀ
Chúng kinh hoàng hồn rữa phách tan
ഀ
Tây kia mới hết khoe khoang,
ഀ
Xương tan xác pháo, thịt tan bụi hồng.
ഀ
Chốn Sa Điện một vùng tối mịt,
ഀ
Thuyền Châu Giang trăm chiếc đón đưa.
ഀ
Hy sinh cứu nước bấy giờ,
ഀ
Hồn thiêng cao phất ngọn cờ tự do.
ഀ
“Anh hùng vị quốc quyên khu”
ഀ
Sông Châu Giang ấy nghìn thu lưu truyền.
Cũng năm đó đang ở Sài Gòn, nghe tin Phạm Hồng Thái hy sinh, Trần Huy Liệu rất khâm phục tinh thần nặng lòng vì nước của liệt sỹ, ông đã viết về Phạm Hồng Thái qua mấy vần thơ sau:
ഀNGHE TIN PHẠM HỒNG THÁI HY SINH
ഀNgồi trông non nước dạ không đành,
ഀ
Nên nhắc đồng cân chữ tử sinh.
ഀ
Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ,
ഀ
Tấm gương trung nghĩa động thần minh.
ഀ
Chiếc thân đã gửi cho dòng nước,
ഀ
Trong sử còn ghi mãi tính danh.
ഀ
“Hết chuyện” thương cho đồ “chó chết”.
ഀ
Chết mà như bác, chết quang vinh.
Đâu chỉ nhân dân ta, các chiến sĩ yêu nước của dân tộc ta cảm khái, ngợi ca cái chết của Phạm Hồng Thái, mà một người Trung Quốc (chưa rõ là ai) đi đến Hoàng Hoa Cương, được biết nghĩa cử anh hùng của Phạm Hồng Thái cũng đã hết lời ca ngợi, nhỏ lệ khóc thương. Vì hành động của Phạm Hồng Thái chẳng khác gì hành động của Trương Tử Phòng đời Tần, đành rằng sự so sánh nào cũng khập khiễng. Để trả thù cho nước Hàn bị Tần Thuỷ Hoàng chinh phục, Trương Tử Phòng người nước Hàn đã bán sạch gia tài, sắm một cái chuỳ, thuê một tráng sỹ đứng ở đất Bác Lãng chờ Tần Thuỷ Hoàng đi kinh lý qua sẽ xông ra giết chết, nhưng Thuỷ Hoàng chưa đến Bác Lãng đã đột ngột qua đời ở dọc đường. Phạm Hồng Thái cũng tương tự như vậy. Để hả lòng các bậc tiên liệt của nước ta ở trên trời dưới đất, Phạm Hồng Thái cũng đã rắp tâm tiêu diệt tên đầu sỏ của chính quyền thực dân để thức tỉnh quốc dân đồng bào trong nước và làm chấn động dư luận năm châu. Tần Thuỷ Hoàng chưa đến Bác Lãng đã chết. Còn Merlin chết hụt ! Bài thơ của tác giả Trung Quốc như sau:
ഀVịnh Phạm Hồng Thái
ഀNhất sỹ hào thiên quốc khẳng khư
ഀ
Tất thân thôn thán dị hương cư.
ഀ
Trường Sa hữu nguyện hư tiền tịch,
ഀ
Bác Lãng hà oan trách phó sư?
ഀ
Tích thử tính dang lưu nhiễm hiệp
ഀ
Vị quân thế hệ khấp quyên khu.
ഀ
Chú kim toạ hữu Sa Di tượng.
ഀ
Phủ ngưỡng diên sinh quý bất như.
Phỏng dịch:
ഀHào khí của một tráng sỹ được cả nước tôn vinh,
ഀ
Tiếc thay khi mất thì mộ phần không được nằm ở quê nhà.
ഀ
Đã nguyện đem thân mình liều cho việc nước ở đất Trường Sa.
ഀ
Thì cũng không oán thán cho việc lớn không thành
ഀ
(như Trương Lương thuê người tráng sỹ cầm dùi đứng đợi) ở đất Bác Lãng!
ഀ
Sự nghiệp đó của ông đáng ghi trong sử sách.
ഀ
Ta cảm động nhỏ đôi dòng lệ khóc thương cho ông vì đã quên mình.
ഀ
Công tích đó đáng được đúc tượng vàng như tượng Phật,
ഀ
Người đời có tai mắt cũng lấy làm thẹn không được như ông!
Một vố chuỳ của Trương Tử Phòng đã làm cho binh lính cả cõi Trung Hoa thời đó nổi lên giết Tần, thì chắc một tiếng bom của Phạm Hồng Thái cũng đã làm cho các chiến sỹ ta, nhân dân ta nổi lên chống Pháp. Bằng chứng là sau đó Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài về Trung Quốc để đổi Tâm tâm xã thành Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Rồi Tân Việt cách mạng Đảng ra đời, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời…và ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Và tiếng bom Phạm Hồng Thái báo hiệu một phong trào cách mạng mới sẽ nổ ra mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931.
ഀĐể kết thúc bài viết sơ sài này, tôi xin lấy một đôi câu đói của Đặng Đoàn Bằng điếu Võ Quán, một chí sỹ yêu nước ở thế hệ trước Phạm Hồng Thái, cũng trẫm mình chết ở sông Châu Giang:
ഀNhất xoang nhiệt huyết cánh phó đông lưu, thành bại cục nhân nại thiên hà, thiên thu lệ sái Châu Giang thuỷ;
ഀ
Thập tuế hùng đồ đục phiên tây hỉ, cảm khái trường kim do tạc dã, vạn lý hồn tri cố quốc sơn.
Dịch:
ഀMột bầu nhiệt huyết, phó mặc dông lưu, cuộc thành bại người biết trời sao, nước Châu Giang ngàn thu lệ rưới;
ഀ
Mười năm hùng đồ, muốn lay Tây hải, trường cảm khái nay như xưa vậy, non cố quốc muôn dặm hồn về!
ഀ
GS. Ninh Viết Giao