Vai trò của đồng chí Nguyễn Phong Sắc đối với việc thành lập Xứ uỷ Trung Kỳ và cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

Tác giả: admin
Ngày 2009-01-08 08:21:38

TS Trịnh Mưu - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng

਍ഀ

Trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam những năm đầu xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phong Sắc là một trong số ít đảng viên có những đóng góp rất to lớn in đậm dấu ấn cá nhân trong lịch sử toàn Đảng.

਍ഀ

Là trí thức ở Hà nội tham ga đóng góp tích cực vào việc tổ chức thành lập đảng cộng sản ngay từ những ngày đầu thành lập, trên cương vị là một cán bộ lãnh đạo của Đảng ông được tổ chức phân công vào công tác tại trung Kỳ- nơi có phong trào đấu tranh sớm, mạnh mẽ nhất, bị đế quốc phong kiến đàn áp khốc liệt nhất, một địa bàn khó khăn nhất. Chính ở nơi lửa thử vàng này, ông trở thành người lãnh đạo, nhà tổ chức tài ba của xứ uỷ Trung Kỳ - lãnh tụ tinh thần của Xô Viết Nghệ Tĩnh, đỉnh cao của cao trào công nông 1930-1931, một cao trào được Quốc tế cộng sản thừa nhận là nơi đi đầu giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân thuộc địa, nêu “một thành tích đặc biệt trong phong trào cộng sản và công nhân”.

਍ഀ

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nguyễn phong Sắc chúng tôi mong muốn từ góc độ lịch sử Đảng nhìn nhận lại vai trò của ông đối với việc thành lập Xứ uỷ Trung Kỳ và cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Xứ uỷ trực tiếp lãnh đạo những năm 1930-1931.

਍ഀ

1. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc với việc thành lập Xứ uỷ Trung Kỳ

਍ഀ

Sau khi yêu cầu của đoàn đại biểu thanh niên Bắc Kỳ về việc phải tiến tới thành lập ngay một Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam không được Đại hội của tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên họp ở Hương Cảng, Trung Quốc tán thành vào tháng 5/1929, ngày 17/6/1929 Nguyễn Phong Sắc cùng với các đồng chí của mình tại Hà Nội đã họp thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên: Đông Dương cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ của Đảng. Đây là tổ chức cộng sản đầu tiên trên đất Việt Nam theo tư tuởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

਍ഀ

Với tư cách là uỷ viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời, Nguyễn Phong Sắc được Trung ương phân công ngay vào xây dựng cơ sở Đảng, tổ chức Đảng, lãnh đạo phong trào cách mạng ở Trung Kỳ.

਍ഀ

Hiểu rõ nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không huy động được quần chúng tham gia thì cách mạng không thể giành thắng lợi và Đảng cách mạng chỉ có thể lãnh đạo quần chúng nếu Đảng đại diện được cho quyền lợi của họ. Ở Việt Nam nói chung cũng như ở miền Trung nói riêng quần chúng đông đảo nhất, động lực cua rmọi cuộc cách mạng là công nông. Nhận rõ Trung Kỳ nói chung đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung Kỳ là nơi có phong trào cách mạng sớm, có truyền thống đấu tranh cách mạng ìư trước cần tập trung lãnh đạo, hơn nữa đây cũng là nơi tập trung một lượng lớn công nhân ở Vinh- Bến Thuỷ, Nguyễn Phong Sắc nhanh chóng cùng các đồng chí chắp nối cơ sở, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức quần chúng chuẩn bị một giai đoạn đấu tranh mới.

਍ഀ

Trong bộn bề công việc cách mạng Nguyễn Phong Sắc đã rút ra những bài học kinh nghiệm công tác trong những năm hoạt động ở Bắc Kỳ từ xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng rộng rãi, đến chọn lọc phát triển tổ chức cơ sở Đảng tiến tới thành lập Bộ tham mưu cao cấp áp dụng vào Trung Kỳ.

਍ഀ

Nhận rõ vị thế của Vinh - Bến Thuỷ, Nguyễn Phong Sắc không từ một công việc gì để có điều kiện hoà mình vào quần chúng công nông. Ông làm lao công ở nhà máy Trường Thi để có điều kiện tìm hiểu tâm tư, tình cảm của thợ thuyền, có điều kiện tuyên truyền giác ngộ quần chúng. Cùng lăn lộn với công nhân và nông dân các vùng xung quanh khu vực công nghiệp, ông vạch rõ cho quần hiểu sự cấu kết của chế độ thực dân phong kiến, ách áp bức dã man của chủ nghĩa đế quốc và con đường đứng lên lật đổ ách áp bức dân tộc, ách áp bức giai cấp hiện thời. Những nơi ông phụ trách trực tiếp như Vinh - Bến Thuỷ, trường Quốc học Vinh, một số nơi ở Dương Xuân(Anh Sơn), Võ Liệt(Thanh Chương), Yên Dũng(Hưng Nguyên), phong trào dần có những chuyển biến về chất. Với tất cả tinh thần tận tuỵ dồn hết tâm lực, trí lực cho cách mạng và một phương pháp làm việc khoa học, chỉ trong một thời gian ngắn Nguyễn Phong Sắc không chỉ giác ngộ, tổ chức quần chúng dẫn đến sự ra đời của Tổng Công hội Nghệ An(tháng 10/1929), Tổng Sinh hội và các tổ chức cách mạng ở Nghệ An- Hà Tĩnh, hai tỉnh có nhiều mối gắn bó với nhau trong lịch sử. Kết quả của những đợt tuyên truyền, của những khoá huấn luyện, của những thông tin trên tờ báo Bôn sơ vích, báo Xích sinh đã góp phần thúc đẩy quần chúng, tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa cộng sản trong dân chúng. Trên cơ sở của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức Đảng đã lần lượt ra đời trên một “nền nhân dân rộng rãi”. Cuối năm 1929, Nuyễn Phong Sắc cùng với Trần Văn Cung, Võ Mai đã lập ra Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, tuyển chọn các chi bộ của tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Nghệ An sang Đông Dương Cộng sản Đảng.

਍ഀ

Vốn là một trí thức có hiểu biết rộng, ông thường kết hợp việc tuyên truyền vận động theo con đường “vô sản hoá” với việc mở nhiều lớp huấn luyện cho đội ngũ cốt cán, chuẩn bị lâu dài. Những vấn đề đường lối cách mạng, về kinh nghiệm đấu tranh của phong trào công nhân trong nước và quốc tế được truyền đạt đến quần chúng công nông Nghệ An: đây là tiền đề của những trận chiến đấu sinh tử trong cao trào 1930-1931.

਍ഀ

Cũng trong năm 1929, Nguyễn Phong Sắc cùng với các đồng chí Lê Thế Tiết và Nguyễn Xuân Luyện xem xét lãnh đạo phong trào cách mạng ở Quảng Trị. Ông đã đóng góp ý kiến với các đồng chí cốt cán trong phong trào cách mạng ở Quảng Trị, kinh nghiệm tổ chức vận động quần chúng đấu tranh chống áp bức của đế quốc, chủ nghĩa thựcdân, chủ trương thành lập Đảng cộng sản và chuyển Đảng bộ Tân việt, Đảng bộ Thanh niên ở Quảng Trị thành Đông Dương cộng sản Đảng, thành lập Tỉnh uỷ Quảng trị.

਍ഀ

Khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hợp nhất hai nhóm Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng, Nguyễn Phong Sắc đã đi xuống nhiều tỉnh ở Trung Kỳ để truyền đạt kết qủa hội nghị. Ông nói rõ ý nghĩa việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đáp ứng những đòi hỏi của giai cấp công nhân và toàn dân tộc. Tại nhiều tỉnh ở Trung Kỳ Nguyễn Phong Sắc đã phổ biến những nội dung cơ bản nhất của Đảng thể hiện trong các văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh khởi thảo được Hội nghị hợp nhất thông qua. Đó là Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Những thông tin cập nhật của ông đã giúp cho các Chi bộ Cộng sản của Đảng ở Trung Kỳ thống nhất trong nhận thức tư tưởng và hành động, liên kết phong trào công nông cả nước.

਍ഀ

Tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi những trăn trở của cán bộ, đảng viên và quần chúng của ta xung quanh những câu hỏi, lập đảng gì? Đảng của giai cấp nào và mục tiêu lý tưởng, con đường đấu tranh của Đảng như thế nào đã được Nguyễn Phong Sắc kết hợp truyền đạt đến những người cộng sản. Các tỉnh uỷ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi được thành lập làm cho tổ chức cơ sở Đảng ở hầu khắp các tỉnh miền Trung được xây dựng.

਍ഀ

Sự thống nhất về tư tưởng, hành động, sự ra đời của các cơ sở cách mạng trong vùng đã tạo điều kiện cho Nguyễn Phong Sắc hoàn thành sứ mệnh do Đảng giao cho là thành lập Bộ tham mưu lãnh đạo cách mạng ở Trung Kỳ.

਍ഀ

Thay mặt cho ban chấp hành Trung ương lâm thời được bầu tại Hội nghị hợp nhất đồng chí nguyễn Phong Sắc đã triệu tập Kỳ bộ Đông Dương cộng sản Đảng và các đại biểu của các tổ chức Đảng cộng sản ở các tỉnh miền Trung họp tại Vinh để thành lập Phân cục Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ. Các đại biểu dự Hội nghị đã nhất trí bầu Ban chấp hành Phân cục gồm các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật do đồng chí Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Cuối năm 1930 Nguyễn Phong Sắc đã triệu tập Đại hội Đảng toàn xứ uỷ Trung Kỳ, lập Xứ uỷ Trung Kỳ chính thức do ông làm Bí thư.

਍ഀ

Trách nhiệm của Trung ương giao cho Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung đã được ông nhanh chóng triển khai ở Trung Kỳ, lập ra một bộ tham mưu của Đảng giúp cho Trung ương Đảng lãnh đạo cao trào đấu tranh quyết liệt trong cao trào đấu tranh công nông toàn quốc những năm 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

਍ഀ

2. Xứ uỷ Trung Kỳ và vai trò Nguyễn Phong Sắc trong Xô Viết Nghệ Tĩnh

਍ഀ

Hệ quả của những đóng góp của Nguyễn Phong Sắc trong những năm trước và sau thành lập Đảng ở Trung Kỳ là một trong những nguyên nhân cắt nghĩa vì sao trong cao trào công nông những năm 1930-1931 bắt đầu nổ ra ở Nam Kỳ rồi lan ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ nhưng đến Nghệ - Tĩnh đạt đến đỉnh cao.

਍ഀ

Giới nghiên cứu lịch sử Đảng đã có nhiều thành công để lý giải nguyên nhân này trong đó khẳng định sự lãnh đạo của Đảng nói chung và của Xứ uỷ Trung Kỳ nói riêng là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất, mà người lãnh tụ chính trị của phong trào là Bí thư Xứ uỷ Nguyễn Phong Sắc.

਍ഀ

Nếu nghiên cứu những phản ứng của chính quyền thuộc địa về cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và đánh giá của Quốc tế Cộng sản với Xô Viết Nghệ Tĩnh chúng ta sẽ thấy rõ vai trò của Xứ uỷ Trung Kỳ.

਍ഀ

Chính giới Pháp trong báo cáo của Rôbin chánh mật thám Trung Kỳ gửi về Pháp mô tả rằng “Từ khi nước Pháp đặt đô hộ trên đất nước này chưa bao giờ có một nguy cơ nào đe doạ an ninh nội bộ lớn hơn, thực sự hơn”.

਍ഀ

Cùng với các Đảng cộng sản và công nhân cùng chiến tuyến chống chủ nghĩa thực dân với Đảng cộng sản, nhân dân Việt Nam thì có những đánh giá hết sức cao. Tại phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Quốc tế cộng sản đã thừa nhận Xô Viết Nghệ Tĩnh là một minh chứng rằng Đảng đã trưởng thành, đã thực sự được Bôn sơ vích hoá trở thành một phân bộ trực thuộc Quốc tế Cộng Sản như Đảng cộng sản Pháp. Và về lĩnh vực thuộc địa Đảng cộng sản Pháp phải “học tập các đồng chí Đông Dương”. Cơ sở của những kết luận trên được đưa ra khi Quốc tế cộng sản đã chỉ rõ Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự thể hiện trên thực tế “những hình thức chủ yếu của phong trào cách mạng dân tộc” trong cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, rằng nó đã “giáng một đòn trực diện vào hệ thống đế quốc chủ nghĩa” và nGhệ Tĩnh đã đóng góp cho phong trào cộng sản và công nhân “Những thành tích đặc biệt to lớn”. Đó là kinh nghiệm phát động đấu tranh, các hình thức và phương pháp thích hợp. Kinh nghiệm biết thắng từng bước trong cách mạng giải phóng dân tộc.

਍ഀ

Dấu ấn sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ do đồng chí Nguyễn Phong Sắc đứng đầu trong Xô Viết Nghệ Tĩnh thể hiện trên những điểm chính sau đây:

਍ഀ

1. Phát động và lãnh đạo một phong trào đấu tranh sâu rộng, quyết liệt thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được nêu ra trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng thông qua trong Hội nghị hợp nhất

਍ഀ

Là người nắm vững lý luận và hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của công nông Nghệ Tĩnh, Nguyễn Phong Sắc cùng Xứ uỷ Trung Kỳ đã chỉ đạo các Đảng bộ, các chi bộ lãnh đạo quần chúng, huy động quần chúng dồn dập tấn công vào chế độ cũ nêu ra các khẩu hiệu chính trị của phong trào. Các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành đưa yêu sách đến các cuộc đấu tranh võ trang từ quy mô xã, đến huyện các khẩu hiệu chính trị được nêu lên hàng đầu là: Chống đế quốc, chống phong kiến. Đây là sự kiểm chứng trong thực tiễn đường lối chiến lược của cách mạng. Việc hàng chục vạn quần chúng đứng lên theo hiệu triệu của Đảng và việc kẻ thù hoang mang, dao động hốt hoảng trước một cao trào mới lạ khẳng định tính đúng đắn của kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến ngay từ phong trào đầu tiên. Kết quả các Xã bộ nông làm việc trong Xô Viết đã chứng minh Xứ uỷ lãnh đạo phát triển cách mạng theo đường lối của Trung ương trên một xứ và thu được kết quả bước đầu.

਍ഀ

2. Khác với phong trào đấu tranh chống đế quốc Pháp và Nam triều phong kiến diễn ra trước đó, lần đầu tiên Xứ uỷ đã liên kết được hai lực lượngchính của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là công nhân- nông dân cùng phối hợp đấu tranh cho một mục tiêu chung, cùng đứng dưới ngọn cờ của một đảng chính trị lãnh đạo. Các cuộc biểu tình quy mô xã, thôn, huyện ở nhiều nơi nhất là Vinh- Bến Thuỷ có công nhân cùng sát cánh cùng nông dân tham gia. Liên minh công nông được thực hiện đã làm nền tảng cho việc thu hút các lực lượng quần chúng khác đi theo. Đây là một thắng lợi lớn trong lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ.

਍ഀ

3. Phong trào diễn ra liên tục, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn với rất nhiểu hình thức và phương pháp đã được Xứ uỷ và các cơ sở Đảng rút ra nhiều bài học bổ ích. Qua lãnh đạo thực tiễn cao trào sự lãnh đạo của Xứ uỷ cũng đã dần được điều chỉnh kịp thời. Đó là không nên duy trì những hình thức và phương pháp lặp đi lặp lại. Phải từ thấp đến cao. Phải có sự phối hợp và liên kết thống nhất và có kế hoạch tấn công và rút lui thích hợp, có xây dựng lực lượng tự về vũ trang bảo vệ phong trào.

਍ഀ

4. Thực tiễn lãnh đạo phong trào lúc giành thắng lợi và khi phong trào gặp khó khăn Xứ uỷ thường xuyên chú trọng giáo dục đảng viên trau dồi học tập lý luận, năng lực tổng kết thực tiễn, chống tả khuynh, chống tư tưởng tiểu tư sản đấu tranh Bôn sơ vích hoá Đảng để Đảng đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng. Trước những dấu ấn tả khuynh xuất hiện trong cao trào, Xứ uỷ đã lãnh đạo các Đảng bộ nhanh chóng khắc phục. Trong bối cảnh Quốc tế có một số sai lầm về chiến lược và sách lược trong đường lối dân tộc, thuộc địa nhất là nhận định tả khuynh đối với giai cấp tư sản, địa chủ trong cách mạng thuộc địa, những biểu hiện tả khuynh trong Xô Viết là khó tránh khỏi. Xứ uỷ Trung Kỳ đã nhanh chóng khắc phục được biểu hiện tả khuynh đưa phong trào dần hồi phục, là một thắng lợi lớn. Dấu hiệu của một Đảng trẻ tuổi làm tốt sự tự chỉ trích Bôn sơ vích đầu tiên chính từ sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

਍ഀ

Vừa ra đời, trong một bối cảnh Quốc tế Cộng sản có sai lầm Xứ uỷ Trung Kỳ dưới sự lãnh đạo của Bí thư Xứ uỷ Nguyễn Phong Sắc đã lãnh đạo một cao trào công nông mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là thành công lớn của Đảng, để lại một trang sử vàng oanh liệt của lịch sử Đảng

਍ഀ

Đóng góp của Nguyễn Phong Sắc cho Đảng mặc dù ngắn ngủi nhưng những gì Ông làm được trên cương vị uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, người chỉ đạo trực tiếp cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh được lịch sử toàn Đảng ghi công và sống mãi với lịch sử Đảng ta trong niềm kính trọng, tự hào của các thế hệ trẻ Việt Nam.

Video