254
644
2910
20425
20962
6849832
ഀ
ഀ | Tên gọi : TRẦN PHÚഀ
Bí danh : Lý Quý, Nam ഀ
Ngày sinh : 1/5/1904 ഀ
Ngày hy sinh : 6/9/1931 ഀ
| ഀ
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, quê ở làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; con ông Trần Phổ và bà Hoàng Thị Cát.
ഀTrần Phú lên 4 tuổi thì cha chết (khi ông đang làm tri huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi); đến 6 tuổi thì mẹ chết (năm 1910). Trần Phú về ở với anh chị ruột ở Quảng Trị. Năm 1914, Trần Phú được cậu ruột giúp đỡ cho ra Huế học trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và học trường Quốc học Huế. Sau khi đỗ đầu kỳ thi thành chung (năm 1922), Trần Phú được bổ làm giáo viên ở trường tiểu học Cao Xuân Dục( thành phố Vinh, Nghệ An).
ഀTháng 7/1925, Anh gia nhập Hội Phục Việt và hoạt động tích cực để xây dựng cơ sở. Anh cùng Hà Huy Tập mở lớp dạy học trong xóm thợ nghèo cho những công nhân chưa biết chữ...
ഀNgày 18/7/1926, Trần Phú và một số thanh niên được Hội Hưng Nam cử sang Quảng Châu( Trung Quốc) để gặp Nguyễn Ái Quốc và Tổng bộ Thanh niên. Sau khi tham dự khoá huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy, anh xin gia nhập tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Tháng 10/1926, Trần Phú được đồng chí Nguyễn Ái Quốc kết nạp vào nhóm “Cộng sản đoàn”, với bí danh là Lý Quý. Tháng 11/1926, Trần Phú trở về nước hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng. Do yêu cầu của phong trào cách mạng Trung Kỳ và để tránh sự truy lùng của thực dân Pháp, Trần Phú trở lại Quảng Châu làm việc tại Tổng bộ Việt nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.
ഀTháng 1/1927, Trần Phú được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu sang học trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Tại đây, anh được cử làm bí thư của nhóm cộng sản Đông Dương mới thành lập. Năm 1928, Trần Phú tham dự Đại hội lần thứ VI của Quốc tế cộng sản.
ഀTháng 8/1929, sau khi tốt nghiệp khoá học tại trường Đại học Phương Đông, Trần Phú trở về Việt Nam. Trải qua nhiều chặng đường gian nan vất vả, anh về đến Sài gòn ngày 8/2/1930.
ഀỞ Sài gòn ít ngày, Trần Phú lên đường sang Hồng Kông gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thông báo cho anh biết các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã được thống nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 4/1930, Trần Phú rời Hồng Kông xuống tàu trở về nước hoạt động trong phong trào công nhân, nông dân ở Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Hòn Gai...
ഀTháng 7/1930, đồng chí Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam, được phân công Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
ഀTháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông, Bản Luận cương chính trị được thông qua và đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Sau hội nghị đồng chí trở về Sài Gòn để chỉ đạo phong trào cách mạng.
ഀCuối tháng 12/1930, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng bàn về việc đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận cho đảng viên và công tác tuyên truyền của Đảng. Thường vụ Trung ương ra báo “ Cờ Vô sản”, tạp chí “Cộng sản” mỗi tháng 1 kỳ. Tiếp theo Trung ương tổ chức Hội nghị bàn về công tác giao thông liên lạc từ Trung ương đến tận các Xứ uỷ, khu uỷ, tỉnh uỷ...và từ Trung ương đến Quốc tế cộng sản và một số Đảng anh em.
ഀNgày 20/1/1931, đồng chí Trần Phú chủ trì Hội nghị bàn về công tác vận động Công nhân Đông Dương, bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Quốc tế Công hội Đỏ và Nghị quyết công vận của Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 đề ra.
ഀTháng 3/1931, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Sài gòn đã phân tích, đánh giá một cách sâu sắc tình hình cách mạng Đông Dương và nhiệm vụ của Đảng cộng sản Đông Dương trong giai đoạn mới. Trong Hội nghị này đã ra Nghị quyết thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương.
ഀNgày 18/4/1931, đồng chí Trần Phú bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Bị địch tra tấn dã man và bệnh phổi tái phát, đồng chí Trần Phú đã hy sinh tại nhà thương Chợ Quán ngày 6/9/1931. Trước khi hy sinh đồng chí Trần Phú nhắn nhủ lại “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu”.
ഀ