186
644
2842
20357
20962
6849764
Nguyễn Phong Sắc sinh năm 1902, trưởng thành và tham gia hoạt động cách mạng trong hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, rồi Đông Dương Cộng sản Đảng ở Hà Nội. Từ giữa năm 1929 ông được cử vào Vinh công tác, từ đó ông lăn lộn với phong trào Xô Viết, rồi hy sinh anh dũng trước mũi súng quân thù tháng 5-1931, năm đó ông mới 29 tuổi, còn rất trẻ. Vậy là, ông Nguyễn Phong Sắc có 2 quê: Hà Nội, nơi ông sinh trưởng và Nghệ An, nơi ông về với vĩnh hằng. Vì thế cuộc hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp của ông được Thành uỷ Hà Nội và Tỉnh uỷ Nghệ An đồng phối hợp tổ chức nhân 100 năm ngày sinh của ông, thật có ý nghĩa. Là người nghiên cứu lịch sử và đã công bố nhiều công trình về thời đoạn lịch sử này, tôi xin được nói đôi lời về ông, một cuộc đời ngắn nhưng rất đẹp, nhất là quảng đời gắn bó với phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh.
ഀÔng Nguyễn Phong Sắc từ giã gia đình và quê hương Hà Nội vào Vinh công tác theo sự điều động của một tổ chức chính trị vừa mới ra đời vào tháng 6 -1929 tại Hà Nội - Đông Dương Cộng sản Đảng. Cùng đi với ông còn có một người quê Nghệ An, ông Trần Văn Cung, chắc ngụ ý của tổ chức để ông bớt đi sự bỡ ngỡ vào nơi đất lạ. Và ông gắn bó với xứ Nghệ từ đó cho đến lúc mất. Tại sao ông được cử vào Vinh công tác khi Đông Dương Cộng sản mới ra đời? Như chúng ta đã biết, sau cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản tại Đại hội I Thanh niên không thành, những phần tử cấp tiến trong kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, trong đó có Nguyễn Phong Sắc họp tại ngôi nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm 17-6-1929 tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Hội nghị đã thông qua những văn kiện quan trọng có tính chất nền tảng như Tuyên ngôn, Điều lệ, thành lập của cơ quan tuyên truyền,, trong đó có báo Búa liềm, bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời mà ông là một thành viên, và cử người vào Trung Kỳ và Nam Kỳ phát triển cơ sở Đảng. Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Vinh, Ngô Gia Tự và Trần Tư Chính vào Sài Gòn nằm trong chủ trương chung của Hội nghị thành lập Đảng.
ഀViệc Đảng Cộng sản Đông Dương cử hai đoàn vào Vinh và Sài Gòn để phát triển cơ sở Đảng có nghĩa là quá trình Bôn sê vích hóa Thanh niên đã phát triển từ một vùng (Bắc Kỳ) lên quy mô cả nước. Đó là một chủ trương đúng của Đông Dương Cộng sản Đảng. Trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Phong Sắc tới Vinh như là vị sứ giả mang Thông điệp về những hiện hữu của một Đảng Cộng sản mà bấy lâu mong đợi, tới đội ngũ công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ và người dân lao động Nghệ Tĩnh, hơn nữa ông trở thành người cổ động và một tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên ở đây. Cũng phải nói thêm ở đây là trên đất Nghệ Tĩnh không chỉ có Thanh niên hoạt động, mà còn là địa bàn hoạt động quan trọng của Tân Việt trong quá trình “khuynh tả” dưới sự tác động của Thanh niên. Với sự hoạt động năng nổ của những người tiên phong này, nhiều chi bộ Đảng được thành lập trong các xí nghiệp và các xóm thợ của khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy. Những hoạt động đó đã làm giải thể toàn bộ cơ sở Thanh niên ở Trung Kỳ, một phần của Nam Kỳ, hơn thế nữa đã thu hút cả cánh tả Đảng Tân Việt. Nha mật thám Đông Dương cho biết kết quả của việc tuyên truyền của Đảng Cộng sản đông Dương như sau: “Sự tuyên truyền rất hăng hái của Đảng mới này chẳng những đem lại kết quả là ở Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ ảnh hưởng của Thanh niên bị tiêu tan, mà Thanh niên ở Nam kỳ cũng mất nhiều địa bàn. Sự tuyên truyền đó đã làm cho các Đảng phái chính trị khác như Hội kín của Nguyễn An Ninh ở Nam kỳ và Tân Việt ở Trung kỳ thực sự chuyển sang chủ nghĩa cộng sản”.
ഀSau khi thống nhất Đảng, đặc biệt là sau khi Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, số lượng các chi bộ và đảng viên đông lên đòi hỏi Xứ uỷ Trung Kỳ phải kiện toàn tổ chức, trước hết là cơ quan Xứ uỷ. Một hội nghị liên tịch gồm Xứ ủy Trung Kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung kỳ được tổ chức và bầu ra Ban chấp hành lâm thời Phân cục Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Kỳ gồm 3 đồng chí. Nguyễn Phong Sắc, người của Đông Dương Cộng sản Đảng, Lê Mao và Lê Viết Thuật, người của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn, do đồng chí Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư (đến giữa năm 1930 Phân cục được đổi thành Kỳ bộ Trung Kỳ và tháng 10-1930 tăng cường thêm Nguyễn Đức Cảnh từ Xứ uỷ Bắc Kỳ).
ഀKỳ bộ Trung Kỳ đứng đầu là Bí thư Nguyễn Phong Sắc đã triển khai nhiều hoạt động và đã đạt được nhiều kỳ tích trên đất Nghệ Tĩnh, đặc biệt thời kỳ Xô Viết. Vì khuôn khổ của một tham luận tại một hội thảo khoa học được giới hạn bởi thời gian, tôi chỉ tập trung vào hai hoạt động quan trọng nhất có vai trò to lớn của Nguyễn Phong Sắc.
ഀ1.Người phát động và chỉ đạo sâu sát phong trào cách mạng.
ഀVới kinh nghiệm đã được tích luỹ trong đợt kỷ niệm 12 năm cách mạng tháng 11- 1929 sau khi Đông Dương Cộng sản ra đời, Nguyễn Phong Sắc cùng với các đồng chí lãnh đạo trong Xứ uỷ Trung kỳ, Tỉnh đảng bộ Vinh - Bến Thuỷ, Tỉnh đảng bộ Nghệ An đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc ra quân của công nông ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930.
ഀNgày 20-4-1930 tại một địa điểm làng Yên Dũng Hạ Nguyễn Phong Sắc đã triệu tập một cuộc họp bàn về kế hoạch huy động quần chúng biểu tình, các khẩu hiệu biểu tình và người lãnh đạo. Theo đúng kịch bản đã được vạch ra từ hội nghị đó, sáng ngày 1-5-1930 hơn 1200 nông dân Hưng Nguyên và Nghi Lộc hàng ngũ chỉnh tề theo nhiều ngả đường kéo về Vinh cùng với công nhân các nhà máy khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ kết thành một cuộc biểu tình khổng lồ, gương cao cờ búa liềm, biểu ngữ ghi khẩu hiệu đấu tranh, hát vang bài ca Quốc tế, mở đầu cho cuộc đấu tranh trên đất Nghệ Tĩnh. Cuộc biểu tình hoà bình đó đã bị thực dân Pháp và tay say đàn áp, dìm trong biển máu:
ഀ“ thằng giám binh, thằng chánh cảnh sát, trưởng mật thám đều chĩa súng bắn liên thanh. Lại cả thằng Colabi cũng đứng trong nhà máy bắn ra. Thế là quân đế quốc và tư sản thẳng tay giết anh em dân cày và thợ thuyền...Cuộc biểu tình phải giải tán, để lại 6 người chết và 18 người bị thương”.( Báo Người lao khổ ra ngay 2-5-1930).
ഀTrong lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh,cuộc đấu tranh của công nông Vinh - Bến Thuỷ được ghi nhận như là sự khởi đầu, như đi “đứng đầu dậy trước”, để rồi “ Thanh Chương tiếp bước đứng lên, Nam đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên , Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi”. (Đặng Chánh Kỷ. Bài ca cách mạng).
ഀNhững cuộc đấu tranh với khí thế xung thiên kế tiếp nhau trên đất Nghệ Tĩnh đã hợp thành một đợt sóng thần cuốn trôi chính quyền địch ở một số làng xã và các huyện và trên đất truyền thống đó hình thành tự phát một kiểu chính quyền mới chưa từng có các đội quân cách mạng - Chính quyền Xô Viết.
ഀCó thể nói, với cương vị Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, Nguyễn Phong Sắc đã khởi động cho phong trào tới đỉnh điểm và cuối cùng đã góp bàn những giải pháp chống trả kẻ thù bảo vệ chính quyền cách mạng cho đến khi bị địch bắt và lén lút xử bắn tại đồn Song Lộc, Cửa Hội.
ഀ2. Người khởi động và duy trì dòng báo chí cách mạng trên đất Nghệ Tĩnh.
ഀChưa bao giờ trên đất Nghệ Tĩnh lại xuất hiện nhiều báo chí như ở thời Xô Viết, từ báo chí của Xứ uỷ Trung kỳ, báo chí của các Tỉnh uỷ, báo chí của các Huyện uỷ và các giới chẳng hạn, Xứ uỷ Trung kỳ có các tờ báo: Lao khổ, Người Lao khổ, Công Nông binh, Chỉ đạo, Vô sản, Tranh đấu; Tỉnh uỷ Nghệ An có tờ Tiến lên; Tỉnh uỷ Hà Tĩnh có tờ: Bôn sê vích, Bước tới; Huyện uỷ Hưng nguyên có tờ: Sản Nghiệp; Nam Đàn có tờ Giác ngộ; Thanh Chương có tờ Nhà quê; Anh Sơn có tờ Gương vô sản; Quỳnh Lưu có tờ Tia sáng và Lao động; Nghi Lộc có tờ Dân nghèo; Can Lộc có tờ Tự cứu; Thanh Hà có Tiếng gọi; Cẩm Xuyên có tờ Bước tới, Xích Sinh của Tổng Sinh hội Nghệ An, rồi tờ Cổ động... Xem đó, thời kỳ Xô Viết là thời kỳ nở rộ của báo chí cách mạng trên một địa bàn nhỏ hẹp. Và như vậy ta có thể hình dung được sinh hoạt báo chí thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh thật phong phú, đa dạng và sôi động
ഀXin dẫn một vài tờ báo làm ví dụ:
ഀBáo Lao khổ, số ra ngày 13-7-1930 có viết: “ Thực dân Pháp thẳng tay bóc lột anh chị em. Chúng rất tàn ác nhưng anh chị em biết đấu tranh thì chúng phải sợ. Chỉ bằng đấu tranh, anh chị em mới đòi được lợi quyền. Chỉ có Đảng Cộng sản mới bênh vực được lợi ích của anh chị em. Chỉ có Đảng Cộng sản mới là Đảng của anh chị em”.
ഀBáo “ Người Lao khổ” số ra ngày 6-9-1930 đã miêu tả tâm trạng phấn khởi của nhân dân khi thành lập chính quyền Xô Viết ở các làng xã: “Không ai đóng thuế chợ mà cũng không ai dám thu, không ai đi tuần, lính không canh gác, đế quốc bắt triệt hạ, không ai thi hành. Anh em tự tha cho quốc sự phạm, tự chia cho dân cày nghèo đồn điền Ký Viễn (ở Thanh Chương) và ruộng đất của địa chủ. Anh em tự do tập dượt, tự do biểu tình. Thế là luật lệ của đế quốc bị tan tành”.
ഀBáo Tiến lên của Tỉnh uỷ Nghệ An, xuất bản vào tháng 6-1931 biểu dương tinh thần anh dũng của tự vệ Anh Sơn: “ Ngày 28-5-1931 ở xã Yên Phúc, tổng Đặng Sơn mở cuộc diễn thuyết. Sáng ngày 29 thì tuần hành thị uy bắt một thằng mật thám ra giết ở chợ Yên Phúc. Thằng Đông chợ Dừa nghe tin cùng 4 lính đạp xe xuống để đàn áp. Tự vệ mai phục tiến đánh 2 tên. Đang lúc thằng Đồn chạy xe đạp qua, một người tự vệ đánh ngay vào mặt ngã lăn quay, nó bò dậy định chạy, nhưng đã bị một mác của người khác đâm vào lưng. Tên Đồn một tay đỡ mặt, một tay cởi áo bỏ chạy, tự vệ đuổi theo đến đỉnh cồn bên cạnh, nó đã hết sức, ngã lăn xuống thở hồng hộc... Trong lúc giết thằng Đồn, tiếng trống, tiếng reo hò rất náo nhiệt, 4 người lính cách nhau một cây số hồn lên ngọn cây phải bỏ thẳng mà chạy”.
ഀVậy là, báo chí Xô Viết thực sự là hơi thở của thời đại, là tấm gương phản chiếu trung thực cuộc sống sôi động và cuộc chiến đấu anh dũng để xây dựng cuộc sống mới.
ഀCó được một thê đội báo chí như vậy công đầu thuộc về người khởi xướng, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ Nguyễn Phong Sắc, kế đó là Nguyễn Đức Cảnh, Thường vụ Xứ uỷ, phụ trách công tác tuyên huấn, người đã có rất nhiều kinh nghiệm làm bí mật thời Thanh niên và Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ.
ഀNhững điều tôi đã trình bày ở trên ít nhiều cho ta nhận diện được những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Phong Sắc đối với phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh.
ഀPGS, TS. Phạm Xanh