195
644
2851
20366
20962
6849773
Trong lịch sử Đảng ta, có biết bao chiến sỹ kiên trung, đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, sự nghiệp giải phóng dân tộc và lý tưởng cộng sản. Nguyễn Phong Sắc là một người như vậy.
ഀĐồng chí Nguyễn Phong Sắc tên thật là Nguyễn Văn Sắc, sinh năm 1902 tại làng Bạch Mai (nay là phố Bạch Mai) Hà Nội.
ഀTừ thủa thiếu thời, Nguyễn Phong Sắc là người thông minh, học giỏ và là người có chí khí. Sau khi tốt nghiệp trường Bưởi, (nay là trường Chu Văn An), Nguyễn Phong Sắc làm thư ký cho Sở Tài chính Đông Dương tại Hà Nội. Với công việc của một công chức Sở Tài chính, đời sống vật chất của Nguyễn Phong Sắc không đến nỗi thiếu thốn. Song với tấm lòng của một thanh niên yêu nước, giàu nhiệt huyết, Nguyễn Phong Sắc rất bất bình với thái độ đối xử mang tính miệt thị của các chủ Pháp ở đây đối với người Việt Nam, vì vậy anh đã thôi việc và xin đi dạy học ở trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội. Trong ngôi trường nổi tiếng là nơi tập trung nhiều người yêu nước làm nghề dạy học và viết báo để kiếm sống và tuyên truyền cách mạng, Nguyễn Phong Sắc sớm được giác ngộ về việc tìm con đường cứu nước, chống quân xâm lược. Cùng với nhiều thanh niên yêu nước khác, Nguyễn Phong Sắc hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu và phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh.
ഀTrưởng thành từ phong trào yêu nước, chống Pháp lại được đọc nhiều sách báo yêu nước và cách mạng, năm 1926 Nguyễn Phong Sắc đã là một trong những người tích cực tham gia xây dựng chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và trực làm Bí thư Tỉnh bộ Hà Nội. Tháng 3 năm 1929, khi Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại số nhà 5D Hàm Long, Hà Nội, tuy không có mặt trong cuộc họp lịch sử này, song Nguyễn Phong Sắc vẫn đuợc công nhận là Đảng viên của Chi bộ.
ഀĐến ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, khi đại biểu các tổ chức cơ sở Đảng ở miền Bắc họp quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, quyết định xuất bản tờ báo Búa Liềm – cơ quan ngôn luận của Đảng và cử ra Ban chấp hành Trung ương của Đảng, đồng chí Nguyễn Phong Sắc được bầu làm uỷ viên Trung ương lâm thời.
ഀTrong bản Tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản Đảng được thông qua trong cuộc họp quan trọng này, căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội và chính trị ở Đông Dương lúc đó, Đảng đã xác định tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là: “thời kỳ đầu tiên cuộc cách mạng ở Đông Dương là tư sản dân chủ cách mệnh”.
ഀSau hội nghị, cùng với Trần Văn Cung, Nguyễn Phong Sắc được Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng phân công vào xây dựng tổ chức Đảng ở Trung Kỳ. Không quản ngại gian lao, nguy hiểm Nguyễn Phong Sắc đã hăng hái vào hoạt động tại các tỉnh miền Trung, tích cực góp phần xây dựng và phát triển phong trào cách mạng và các cơ sở Đảng ở dây, đặc biệt là ở Nghệ Tĩnh.
ഀVào thời gian này, tiếp theo sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng, tháng 7/ 1929, kỳ bộ Nam kỳ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên họp Đại hội ra tuyên bố thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Tiếp đó, tháng 9 năm 1929 những đảng viên ưu tú của Đảng Tân Việt cũng ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
ഀNhư vậy chỉ trong vòng không đầy 4 tháng (từ giữa tháng 6 đến tháng 9/1929 đã có 3 tổ chức dều mang tên Đảng Cộng sản ở Việt Nam được tuyên bố thành lập với cơ sở tổ chức Đảng và cơ sở quần chúng phát triển trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản nêu trên thể hiện xu hướng tất yếu của cách mạng Việt Nam, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Song sự tồn tại 3 Đảng biệt lập có nguy cơ dẫn đến chia rẽ. Chính vì vậy, một yêu cầu bức thiết đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc đó là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. Trong bức thư đề ngày 27/10/1929 gửi những người cộng sản Đông Dương, Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ: “Sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và cuộc đấu tranh giữa các nhóm đó là nguy cơ tai hại nhất cho toàn bộ phong trào cách mạng ở Đông Dương”. Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương.
ഀTrước yêu cầu của cách mạng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đảm nhận trách nhiệm thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất.
ഀĐầu năm 1931, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất ở Việt Nam được tổ chức tại Hương Cảng, Trung Quốc. Tại Hội nghị các đại biểu đã hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tăt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng và định kế hoạch thành lập Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng.
ഀSau ngày hợp nhất và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phong Sắc được bầu làm uỷ viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng, cùng với Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo. Nguyễn Phong Sắc được cử làm Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, Đỗ Ngọc Du làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ và Ngô Gia Tự làm Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ.
ഀHội nghị Trung ương Đảng tháng 10/ 1930 họp tại Hương Cảng dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú và ra quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương chính trị của Đảng, Nghị quyết “về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng”.
ഀHội nghị đã bầu Ban chấp hành Trung ương chính yếu của Đảng do đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc được bầu làm uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và tiếp tục được phân công làm Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ.
ഀ
Là Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã trực tiếp chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Trong phong trào này, tuy bị địch khủng bố rất dã man, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề, Đảng phạm phải những sai lầm, ấu trĩ trong buổi đầu mới ra đời, song thành quả thu được rất có ý nghĩa là đã khẳng định vai trò và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng Công sản, đem lại cho nhân dân Việt Nam, trước hết là nông dân lòng tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào sứ mệnh của bản thân mình chống lại ách áp bức bóc lột của kẻ thù...
Trên bước đường hoạt động cách mạng sôi nổi, ngày 3-5-1931, đồng chí Nguyễn Phong Sắc không may sa vào tay giặc, đồng chí bị chúng bắt ngay tại ga Hàng Cỏ Hà Nội. Biết đồng chí là một lãnh đạo quan trọng của Đảng, thực dân Pháp đã bí mật thủ tiêu đồng chí.
ഀĐồng chí Nguyễn Phong Sắc hi sinh khi còn rất trẻ, mới 29 tuổi để lại nỗi tiếc thương cho đồng bào, đồng chí nhưng đồng thời cũng để lại một tấm gương chiến đấu bất khuất của một chiến sỹ cộng sản kiên trung.
ഀPGS. TS. Trần Đức Cường
ഀ
Viện trưởng - Viện sử học