216
769
2920
9650
20962
6839057
Trong hai cuộc kháng chiến, chống Pháp rồi đến chống Mỹ, đồng bào Thiên chúa giáo trong cả nước nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng đã đoàn kết lương giáo một long đứng lên chống giặc cứu nước, tô thắm trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.
ഀ
ഀ
Đặc biệt trong phong trào Văn Thân, Cần Vương và Đông Du của cụ Phan Bội Châu, rồi đến ngọn cờ yêu nước và cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lãnh đạo, đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo đã góp một phần to lớn cùng cộng đồng dân tộc cả nước bảo vệ chủ quyền của lãnh thổ Việt Nam.
ഀ
ഀ
Thực tiễn của cuộc sống đã là tấm gương để đồng bào và các linh mục nhận thức một cách đúng đắn răng: Nước có độc lập thì tôn giáo mới được độc lập, đồng bào theo đạo thiên chúa mới được tự do cầu kinh dưới chân đức chúa. Nước có độc lập thì mới chấm dứt được cái nghịch cảnh bất công hàng ngày diễn ra giữa “cố Tây, cụ ta”. Chính các vị có chức sắc trong đạo vẫn phải chịu cảnh nô lệ như chính dân tộc họ vì ngoại bang đô hộ.
ഀ
ഀ
Đồng bào theo đạo “thờ chúa yêu nước” thì nhiều, ở đây trong điều kiện thời gian có hạn, trong buổi toạ đàm khoa học này, tôi muốn nêu lên một số linh mục và giáo dân tiêu biểu trong một giai đoạn lịch sử và trong một địa phương hai tỉnh. Đó là giáo dân trên đất nghệ Tĩnh thuộc địa phận Vinh-Xứ Xã Đoài.
ഀ
ഀ
Tiếng súng kháng Pháp của phong trào Cần Vương rồi đến Đông Du cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân. Hơn bao giờ tiếng gọi cứu nước thiêng liêng bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc đã làm cho okhối đoàn kkết lương, giáo gắn bó mật thiết, cùng nghiêng vai đồng cam, cộng khổ gánh vác nghĩa vụ cao cả. Đó là đứng lên bảo vệ Tổ quốc
ഀ
ഀ
Với chủ trương thôn tính lâu dài đất nước Việt Nam nên thực dân Pháp đã áp dụng một chính sách “đồng hóa”. Chủ trương áp đặt lên xứ sở, đã bị tầng lớp sỹ phu nViệt Nam yêu nước chống lại, những người trí thức Việt Nam đã bài trừ chính sách gọi là “hợp tác” của thực dân và họ không ngừng tuyên truyền, vận động nhân dân lương và giáo chống lại.
ഀ
ഀ
Năm 1885 hưởng ứng hịch Cần Vương của Vua Hàm Nghi, một phong trào kháng Pháp nổi lên mạnh mẽ trong khắp cả 4 tỉnh: Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình dưới ngọn cờ đại nghĩa của cụ Phan Đình Phùng quê ở Đức Thọ. Nhân dân theo đạo Thiên chúa đã đứng lên hưởng ứng cả sức người và sức của, góp phần vào thắng lợi của phong trào và duy trì thời gian kéo dài hơn 10 năm trời.
ഀ
ഀ
Đặc biệt trong phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu, những người giáo dân “thờ chúa yêu nước” như Mai Lão Bạng, cố Thông, cố Truyền và tấm gương của 3 vị linh mục ở giáo phận Vinh (toà giám mục xã Đoài). Đó là linh mục Nguyễn Văn Tường 56 tuổi, linhh mục Nguyễn Thần Đồng 43 tuổi và linh mục Đậu Quang Lĩnh 41 tuổi đã từng là thư ký của đức cha Pineau (Pinô) có cái nhìn thẳng hiên ngang. Tháng 9-1907 Chính phủ toàn quyền đã truất phế Vua Thành Thái và đặt Duy Tân lên kế vị, tình hình có nhiều chuyển biến, nhân dân khắp nơi nổi dậy đấu tranh.
ഀ
ഀ
Năm 1908 sau hai năm mất mùa liên tục nhân dân Trung Kỳ hưởng ứng cuộc đấu tranh bạo động chống sưu cao thuế nặng. Ở Nghệ Tĩnh hưởng ứng phong trào đâư tranh do Nguyễn Hằng Chi và Trịnh Khắc Lập lãnh đạo. Hàng trăm nhân dân lương, giáo đã kéo đến tỉnh lỵ yêu cầu các công sứ giảm thuế. Không chỉ cí những người giáo dân tham gia phong trầo mà ngay tronh đội nggũ tu sỹ và linh mục cũng bất bình, họ đã đứng lên bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác cứu dân lành trong cơn hoạn nạn. Tất cả việc làm yêu nước, vì dân của những người giáo dân “thờ chúa yêu nước” đều bị thực dân Pháp khép vào tội “nhóm phiến loạn” và đưa họ vào danh sách tội phạm.
ഀ
ഀ
Trong bản phúc trình vào tháng 6-1909 ông công sứ Vinh tỉnh lỵ Nghệ An đã báo cáo cho Khâm sửTung kỳ về việc bắt giam 3 linh mụcbản xứ thuộc giáo phận Vinh, là những cộng sự gần gũi của Đức cha Pineau, cai quản địa phận Nam Bắc Kỳ.
ഀ
ഀ
Trong bức thư của toàn quyềnAklobukovvsky đã chứng minh điều đó. “Tôi không ngần ngại kính bấo ông Bộ trưởng bộ thuộc địa rõ về những điều bất lợi khá trầm trọng, có thể xẩy ra trong những hoàn cảnh hiện tại, do hội thừa sai công giáo luôn tìm cách xỉa vào công việc của chúng ta. Đúng như dư luận đồn thổi họ muốn tìm cách phục thù lại xứ thuộc địađối với chính sách của Chính phủ Pháp thi hành tại Mẫu quốc…”.
ഀ
ഀ
Trong bản báo cáo số 8 ngày 26-6-1909 có ghi: “…Tôi đã phải ra lệnh bắt giam 3 linh mục bản xứ ngày 12 tháng trước vì đã vi phạm nghiêm trọng việc liên lạc với những kẻ thù của chúng ta đang lẫn trốn tại Nhật Bản và Thái Lan…lạc quyên tại các gia đình và các làng mạc công giáo, những khoản tiền bạc khác quan trọng để chuyển gửi cho những người nói trên và chi dùng vào việc đào tạo các thanh niên công giáo được gưỉ sang du học tại các trường của nhật Bản, tôi đã theo dõi hành tung của các linh mục ấy”.
ഀ
ഀ
…Ba vị linh mục ấy đã được thuyên chuyển từ giáo phận Vinh tới toà giám mục Xã Đoài ãnh những chức vụ rõ rệt. Cả 3 đều là thành phần thuộc “Sở nhà chung”của Đúc cha Pineau.
ഀ
ഀ
Cha Nguyễn Văn Tường phụ trách quản lý tài sản của địa phận, cha Nguyễn Thần Đồng là linh mục quản xứ nhà thờ chính toà Xã Đoài và cha Đậu Quang Lĩnh là cha giải tội và phụ trách nhà nguyện riêng của giám mục, làm phòng bộ và luôn tháp tùng bên đức cha Pineau. Việc bọn mật thám Pháp cho bắt 3 vị linh mục trên làm cho đức giám mục Pineau bất bình vì đây là những linh mục được đức giám mục thương yêu che chở.
ഀ
ഀ
Như vậy qua một số dẫn chứng trên để khẳng định rằn “khai hoá của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân Việt Na, đồng bào lương, giáo đều oán trách và họ cùng ccó mối thù chung, bởi vậy việc họ liên kết thành một khối đoàn kết đánh Pháp bảo vệ chính mình là vấn đề tất yếu, nước có độc lập đạo mới được tự do là vậy”
ഀ
ഀ
Trước khi người trí thức giáo dân ấy - ông Trương Vân Lĩnh, xuất dương năm 1923 thì đã có những linh mục, những con chiên của chúa vùng xứ nghệ tham gia các phong trào yêu nước của dân tộc. Đạo pháp và dân tộc ở Việt Nam-một xứ thuộc địa nửa phong kiến - đã đi với nhau là vậy. “Thờ chúa yêu nước” đã trở thành phương cách xử thế của người Việt Nam theo đạo. Việc ông Trương Vân Lĩnh ra đi cứu nước là sự tiếp nối ý chí của cả dân tộc, không phân biệt tôn giáo, theo đúng mạch truyền thống yêu nước không ngừng chảy ở Việt Nam.
ഀ
ഀ
Về phần quê hương gia đình và quá trình hoạt động ở nước ngoài cubgx như những ngày ngồi tù, cùng “chung cảnh” như các linh mục khácở trong nhà tù đế quốc chắc rằng đã có nhiều bài của các vị trong cuộc toạ đàm nầy đã đề cập.
ഀ
Tôi chỉ nói một phần khái quất của các giáo dân ở vùng xứ Nghệ, học tập, noi gương ông Trương Vân Lĩnh trên mọi lĩmh vực qua hai cuộc kháng chiến và trong giai đoạn canh tân ngày nay. Giáo lương cùng đoàn kết trong một mặt trận để thực hiện con đường đi của những người như ông Trương Vân Lĩnh đã đi mà chưa tới đích.
ഀ
ഀ
Phải nói rằng không chỉ có một số ít tiêu biêu như ông Trương Vân Lĩnh có tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, mà có được một gương sáng như ông Trương Vân Lĩnh thì có hàng ngàn vạn những người giáo dân “thờ chúa, yêu nước” như: Mậu Lâm (Nghi Lâm - Nghi Lộc), Mộ Vĩnh (Thanh Khê - Thanh Chương) Tràng Đen…Dưới ách thống trị của thực dân đế quốc người dân giáo hay lương đều phải chịu chung cảnh tủi nhục, lầm than của một người dân yêu nước.
ഀ
ഀ
Năm 1930-1931, giáo dân vùng Nghệ Tĩnh đã đứng lên đấu tranh tiếp bước những người như ông Trương Vân Lĩnh đi trước góp phần làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh long trời chuyển đát, thiết lập nên chính quyền Xô Viết đầu tiên.
ഀ
ഀ
Ngày 13-10-1945 hàng ngàn giáo dân, linh mục, tu ssỹ, chủng sing đại và tiểu chủng viện Xã Đoài và các vùng lân cận cầm cờ và biểu ngữ đi biểu tình, biểu thị ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc-một cuộc mít tinh với lực lượng khổng lồđược tổ chức tại thành phố Vinh để thị uy lực lượng toàn dân đoàn kết chống kẻ thù chung của dân tộc.
ഀ
ഀ
Học tập và noi gương ông Trương Vân Lĩnh - người đã có nhiều công đóng góp xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng trường quân sự Việt Nam và xây dựng tình đoàn kết trong mặt trận, hàng trăm ngàn thanh niên giáo dânyêu nước đã hăng hái lên đường bảo vệ tổ quốc. Đó là đại ta Hoàng Đượm-nguyên chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Chủ tịch mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An. Với lối đánh bất ngờ táo bạo ông đã làm cho kẻ thù phải kinh hồn. Phải chăng đó là mạch nguồn yêu nước, là nhựa sống của ông Trương Vân Lĩnh đã truyền lại, chảy mãi trong lòng những người dẩntọn đạo với nước, với đời.
ഀ
ഀ
Học tập và noi gương ông Trương Vân Lĩnh những người mẹ trọn đời thờ chúa như mẹ Tiếp họ đạo Bến Đèn trong buổi lễ truy điệu đứa con trai đầu lòng đã gạt nước mắt tình nguyện cho đứa con trai thứ hai lên đường trả thù nhà, đền nợ nước, trọn đạo với đời.
ഀ
ഀ
Cũng như mẹ Tiếp, mẹ Tình ở Nghi Hoa, Nghi Lộc, mẹ Đồng ở Diễn Hạnh, Diễn Châu…đều cho đứa con độc nhất của minh lên đường bảo vệ Tổ quốc và các anh đã làm trọn đạo và đời, đã hy sinh anh dũng trên các chiến trường đánh Mỹ cứu nước.
ഀ
ഀ
Thi đua lập công, và các con của mẹ đã mãi mãi không về với mẹ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng cùng với hàng trăm gia đình liệt sỹ của giáo dân đã góp phần xương máu của mình cho đất nước nở hoa độc lập kết trái tự do.
ഀ
ഀ
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng Nghệ An đã có 305 gia đình giáo dân là gia đình liệt sỹ, 264 người là thương binh, 5 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
ഀ
ഀ
Theo gương ông Trương Vân Lĩnh, người giáo dân xứ đạo Nam Lĩnh, Nam Đàn đã miệt mài trên đồng ruộng, lấy công sức mồ hôi đổi lấy cuộc đời ấm no, hạnh phúc cho muôn người. Đó là Anh hùng lao động Hoàng Hanh-niềm tự hào của những người dân kính chúa yêu nước trên quê hương Bác Hồ.
ഀ
ഀ
Ngày nay trên quê hương của ông Trương Vân Lĩnh – quê hương Xô-Viết Nghệ An đã có bao điểm sáng trong thời kỳ canh tân, đó là Vạn Xuân (Nghi Lộc), Vạn Lộc (Nam Đàn), là Xuân Bài (Xuân Sơn-Đô Lương)…Họ là những người kế bước theo con đường ông Trương Vân Lĩnh đã chọn-trọn đời chu toàn với nhiệm vụ “thờ chúa yêu nước”.
ഀ
ഀ
Hẳn ông Trương Vân Lĩnh đang thanh thản mỉm cười khi tương lai có hàng triệu, triệu nhân dân giáo, lương đoàn kết đii tiếp con đường mà ông Trương Vân Lĩnh đã đi chưa tới đích.
Linh mục Vương Đình Ái, Chủ tịch Uỷ ban đoàn kết công giáo tỉnh Nghệ An, Đại biểu Quốc hội khoá X