Tác giả: admin
Ngày
2011-08-30 01:20:33
Vi Văn Khang sinh năm 1900 tại bản Thái Hòa, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong một gia đình người Thái khá giả. Là một người thông minh, nhanh nhẹn lại sớm được tiếp xúc với các cụ đồ Nho và nhà buôn dưới xuôi lên dạy học và buôn bán nên sự hiểu biết của anh vượt trội hơn cả mọi người trong bản. Được tắm mình trong những giai thoại về lịch sử xây dựng làng bản, những cuộc đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, với những tấm gương sáng của cha ông, nhất là tù trưởng Lang Văn Út nên anh sớm giác ngộ cách mạng. Ngay từ những năm 1929 – 1930, anh đã được các đảng viên cộng ản thuộc Xứ ủy Trung Kỳ rút lên hoạt động bí mật ở Con Cuông tin tưởng trao cho nhiều nhiệm vụ, qua thử thách, anh đều hoàn thành tốt mọi việc, trở thành cốt cán của phong trào cách mnagj ở địa phương.
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2011-07-26 02:32:39
Nguyễn Thị Phúc ( bí danh: Phi, Phước), quê làng Kim Cẩm, tổng Kim Nguyên ( nay là xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc). Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là Nguyễn Đức Đồng - thường gọi là Hàn Thuyên, mẹ là Cao Thị Táo, một phụ nữ cần cù, đảm đang.
Là một nhà nho có tư tưởng tiến bộ, cụ Hàn Thuyên đã tạo điều kiện cho hai con gái là Nguyễn Thị Nhã và Nguyễn Thị Phúc học hành đến nơi, đến chốn. Thuở nhỏ, cô dược theo học sơ học ở quê.
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2011-03-30 13:59:57
Đồng chí Trần Cảnh Bình sinh năm 1910, trong một gia đình nho học nghèo đông anh em tại làng Đức Thịnh, nay là xã Hưng Lộc, thành phố Vinh. Cụ thân sinh của Trần Cảnh Bình là ông Trần Cảnh Nhuận đậu cử nhân khoa Kỷ Dậu nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học và làm nghề cắt thuốc nam ở làng. Mẹ là bà Uông Thị Thơ, một người phụ nữ cần cù, chịu thương chịu khó.
Trần Cảnh Bình lớn lên trên mảnh đất nghèo, đất đai kém màu mỡ “lúa cấy không có ăn, khoai trồng không ra ngọn…” Nguồn sống chính của nhân dân là bám lấy ruộng đất để bòn từng đấu thóc, mớ khoai. Nhưng trên mảnh đất ấy có nhiều dòng họ lớn như: họ Nguyễn, Trần, Hoàng Uông, Phạm, Đặng…với các bậc tiền nhân là những người tài giỏi, công đức cao được vua Lê, vua Nguyễn ban đạo sắc phong.
Đọc thêm
Tác giả: admin
Ngày
2010-10-04 13:57:47
Trong hồ sơ của thực dân Pháp về đồng chí Lê Viết Thuật, Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ hiện đang lưu tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh có Điện mật ngày 8/12/1931 của Billet “Chánh Liêm phóng Trung Kỳ gửi ngài chỉ huy ở Hà Nội và chuyển tới Liêm Phóng Hà Tĩnh và Hà Nội” về việc: “đã bắt được: 1. Lê Thuật, tức Danh, tức Nguyễn Văn Mưu, tức Nhiên, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ; 2. Trần Thị Minh Châu tức Dung, tức Nam, cựu thành viên ban tuyên truyền Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, hiện là liên lạc của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đến Xứ uỷ Trung Kỳ; 3. Nguyễn Thị Duệ tức Thị Thanh, Thị Vy, cựu thành viên Khu uỷ Bến Thuỷ, hiện là Trưởng ban giao thông của Xứ uỷ Trung Kỳ ...”
Đọc thêm