Đồng chí Lê Sỹ Thận, sinh năm 1909 trong một gia đình nông dân nghèo yêu nước tại làng Phú Lộc, xã Tiên Lý, tổng Lý Trai, phủ Diễn Châu (nay là xóm Đông Lộc, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Với những truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình, đồng chí đã sớm giác ngộ, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, đi theo con đường yêu nước của các bậc tiền bối.
Đọc thêmĐồng chí Lê Công Liên, tức Lê Công Tiệu, bí danh là Đức, sinh năm 1906 ở làng Ngọc Luật, tổng Vân Tụ, nay là xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, ông nội và ông ngoại đều tham gia phong trào nghĩa quân của cụ Nguyễn Xuân Ôn. Thân phụ là ông Lê Liệu, anh trai là đồng chí Lê Điều, hai người đều có đóng góp tích cực trong phong trào cách mạng địa phương. Thuở nhỏ, được cha kể cho nghe nhiều câu chuyện về những tấm gương anh dũng trong các phong trào Văn Thân, Cần Vương, từ đó nhen nhóm trong Lê Công Liên ngọn lửa yêu nước.
Đọc thêmĐồng chí Nguyễn Tiềm (hay còn gọi là Quảng, Cát, Nhung), sinh ngày 10/11/1912 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại xóm Hạ, làng Dương Liễu, tổng Nam Kim (nay là xã Trung Phúc Cường), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ một thanh niên yêu nước, trưởng thành từ phong trào đấu tranh của học sinh, đồng chí Nguyễn Tiềm đã trở thành Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đầu tiên khi mới 18 tuổi. Sau hai năm lăn lộn với phong trào cách mạng của nhân dân, đồng chí đã anh dũng hy sinh trong lao tù đế quốc. Quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Tiềm tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp của đồng chí cho phong trào cách mạng trên quê hương Nghệ An lại rất to lớn, được Đảng, Nhà nước ta khẳng định, tôn vinh, tri ân và ghi vào trang sử quê hương với niềm ngưỡng mộ, tự hào.
Đọc thêm