Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện đang lưu giữ và bảo quản một số hiện vật, tư liệu về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946, góp phần gìn giữ những thời khắc lịch sử thiêng liêng của đất nước, thời khắc rất đáng tự hào và không thể nào quên của người dân Việt Nam.
Đọc thêmBảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện nay đang lưu giữ và bảo quản hàng ngàn tài liệu hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc, trong đó có một số Sắc phong. Xin trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc một số Sắc phong của triều đình nhà Nguyễn ban cho thần Độc Lôi Sơn đã được phiên âm, tạm dịch nghĩa như sau:
Đọc thêmNhận thức rõ vị trí, ý nghĩa của cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh và để tôn vinh sự kiện này, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình để lưu niệm sự kiện cũng như để phát huy giá trị Xô viết Nghệ Tĩnh như: thành lập Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1960, đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích Xô viết Nghệ Tĩnh, xây dựng các công trình tưởng niệm, đặt tên cho đường phố ở nhiều địa phương đồng thời tổ chức nhiều hoạt động khác như Hội thảo, Tọa đàm, Lễ kỷ niệm, các chương trình nghệ thuật, phim tài liệu, ấn phẩm văn hoá, tác phẩm âm nhạc, sân khấu điện ảnh được sáng tác…
Đọc thêmCách đây 91 năm, khi đất nước đang chìm đắm trong đêm trường nô lệ, nhân dân chịu cảnh áp bức, lầm than của chính quyền thực dân, phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa xuân năm 1930 đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên một cao trào cách mạng rộng lớn trên toàn quốc với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Đây là mốc son chói lọi, mở đầu trang sử oanh liệt của cách mạng Việt Nam. Để hiểu rõ vai trò lãnh đạo và tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh cần nghiên cứu quá trình vận động cách mạng, sự truyền bá và tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào yêu nước ở Việt Nam nói chung, Nghệ Tĩnh nói riêng thông qua những hoạt động tích cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những học trò của Người từ năm 1925-1929.
Đọc thêm