Hoạt động phục vụ lễ hội “Sông nước Cửa Lò” năm 2011

 

Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và ngày Quốc tế lao động (1/5), được sự đồng ý của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Văn hóa - Thể thao & Du Lịch, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh lại phối hợp với Thị xã Cửa Lò tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ lễ hội sông nước, khai trương muafu lịch biển Cửa Lò.

Năm nay, hưởng ứng chương trình “Thiên đường du lịch biển đảo” do Bộ VH, TT & DL phát động, Lễ hội sông nước Cửa Lò 2011 có rất nhiều hoạt động trước, trong và sau lễ hội. Riêng công tác chuẩn bị đã được Thị xã triển khai ngay từ đầu năm 2011. Từ chiều 25/4, đã có một số hoạt động diễn ra, mở màn cho chuỗi các hoạt động phong phú …
...

Chi tiết  

Hà Huy Tập – một tấm gương cộng sản kiên trung

 

Hà Huy Tập ( còn có tên, bút danh là Hà Huy Kiêm, Ba, Xinhitxkin, Hồng Thế Công, Josep Marat, Thanh Hương…) sinh ngày 24 tháng 4 năm 1906 trong một gia đình Nho học có nguồn gốc nông dân, tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Cha là Hà Huy Tường, tuy đậu cử nhân nhưng không ra làm quan phục vụ chế độ thực dân phong kiến mà ở nhà dạy học và bốc thuốc cứu giúp dân nghèo. Mẹ là Nguyễn Thị Lộc, một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, suốt đời hy sinh vì chồng, vì con.

...

Chi tiết  

Hoạt động kỷ niệm 105 năm ngày sinh đồng chí Hà Huy Tập

 

Kỷ niệm 105 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Hà Huy Tập (1906-2011), được sự đồng ý của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Văn hóa - Thể thao & Du Lịch hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh phối hợp với huyện Cẩm Xuyên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nhằm ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Hà Huy Tập – Tổng Bí thư của Đảng từ năm 1936-1938.

Từ ngày 19/4/2011, trở về với huyện Cẩm Xuyên, chúng ta bắt gặp một không khí náo nức, tưng bừng với những băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích lớn về lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh đồng chí Hà Huy Tập. Hòa vào không khí đó, ngày 20/4/2011 Bảo tàng Xô Viết tổ chức trưng bày lưu động với chủ đề “Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh” và phong trào cách mạng của nhân dân Cẩm Xuyên năm 1930-1931 tại trụ sở Ủy ban nhân dân Xã Cẩm Hưng. Bộ trưng bày đã thu hút đông đảo nhân dân, học sinh địa phương tham quan.

...

Chi tiết  

Hoạt động kỉ niệm 80 năm thành lập Chi bộ Đảng Môn Sơn, Con Cuông (4/1931 - 4/2011)

 

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng Môn Sơn, Con Cuông (4/1931 – 4/2011), được sự đồng ý của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh phối hợp với huyện Con Cuông tổ chức những hoạt động: trưng bày, giao lưu văn hóa để phục vụ nhân dân, góp phần làm cho lễ hội thêm phong phú.

Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ tổ chức vào ngày 14&15 tháng 04. Đây là dịp để thế hệ trẻ, nhân dân và đồng bào các dân tộc miền Tây tưởng nhớ tới các đồng chí cán bộ tiền bối, những người con ưu tú của quê hương đã một lòng đi theo Đảng làm cách mạng, góp phần phát huy bản sắc văn hóa mà người dân nơi đây đã xây dựng, gìn giữ qua hàng ngàn năm.

 

...

Chi tiết  

MÔN SƠN, CON CUÔNG, NGÀY ẤY – BÂY GIỜ

 

Cuối năm 1930, khi phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở miền xuôi bị đàn áp đẫm máu, các cơ quan của Đảng phải sơ tán, rút vào hoạt động bí mật. Đầu năm 1931, đồng chí Lê Xuan Đào ( Chắt Lũ), Lê Mạnh Duyệt được cử đến Môn Sơn, Con Cuông xây dựng cơ sở cách mạng, họ đã tập hợp được một số thanh niên yêu nước, có học vấn như Vi Văn Khang, Vi Văn Quý, Vi Văn Hanh vào hoạt động cách mạng. Được sự chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Nghệ An và Phủ ủy Anh Sơn, sau một thời gian chuẩn bị, tháng 4 năm 1931, Chi bộ Môn Sơn được thành lập với 6 đảng viên do đồng chí Vi Văn Khang làm bí thư. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây Nam Nghệ An. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, các tổ chức quần chúng được thành lập bao gồm 12 tổ Nông hội đỏ với 65 hội viên, 3 đội Tự vệ đỏ với 20 hội viên…

...

Chi tiết  
Đầu 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Cuối