Hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lê Mao - Bí thư Tỉnh uỷ Vinh – Bến Thuỷ năm 1930.

 

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lê Mao (1903-2013), thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch và kế hoạch số 86 KH/ThU của Thành uỷ Vinh, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh phối hợp với Thành đoàn, Phòng Giáo dục - Đào tạo TP Vinh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như trưng bày lưu động, giao lưu văn hóa nhằm giáo dục tuyên truyền về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Mao – Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Thành phố Vinh.
...

Chi tiết  

Hoạt động kỷ niệm 83 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9/2013-12/9/2013)

 

Xô Viết nghệ Tĩnh 1930-1931 là cuộc đấu tranh rung trời chuyển đất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, những người dân Xứ Nghệ đã dũng cảm đứng lên chống đế quốc phong kiến, thiết lập chính quyền Xô Viết công nông ở nhiều nơi trong hai tỉnh. Từ cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của hơn 1200 công nông Vinh- Bến Thuỷ và các vùng phụ cận mở đầu cho phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đến các cuộc biểu tình ngày 1/8/1930 của nhân dân Can Lộc, ngày 30/8 của nhân dân Nam Đàn, ngày 1/9 của 2 vạn nhân dân Thanh Chương, phong trào Xô Viết đã phát triển đến đỉnh cao, điển hình là cuộc biểu tình lịch sử tại Thái Lão, Hưng Nguyên ngày 12/9/1930.
...

Chi tiết  

Hoạt động trưng bày lưu động ở Quảng Trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ

 

Quảng Trường Hồ Chí Minh nằm ở vị trí trung tâm thành phố Vinh, từ lâu đã trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Nghệ, một điểm đến của du khách muôn phương mỗi khi hành hương về quê Bác. Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và quốc khánh 2/9, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tổ chức trưng bày hai bộ pa nô ảnh tại Quảng Trường Hồ Chí Minh từ ngày 19/8 đến ngày 3/9 năm 2013 nhằm giới thiệu toàn bộ tiến trình của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931 và cuộc đời, sự nghiệp Đại tướng Chu Huy Mân - người con ưu tú của Thành phố Vinh.
...

Chi tiết  

Trưng bày phục vụ lễ hội Đền Cửa và mộ tướng Ninh Vệ (xã Nghi Khánh huyện Nghi Lộc, Nghệ An)

 

Đền Cửa nằm ở phía Tây thị xã Cửa Lò, tọa lạc trên khu đất bằng phẳng, thoáng rộng với diện tích trên 4000m2.. Đền được xây dựng từ thời nhà Trần theo kiểu chữ Tam, gồm Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Đền thờ Quốc mẫu Âu Cơ, thần Cao Sơn, Cao Các, Tam tòa Thánh Mẫu và các bậc hiền tài có công trong sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước như Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, tướng quân Ninh Vệ - hy sinh trong cuộc chiến chống giặc Chiêm Thành, Quận công Nguyễn Cảnh Quế, nho sư Phùng Thời Tá… Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, Đền Cửa còn là nơi hội họp bí mật của tổ chức Đảng ở Nghi Lộc.
...

Chi tiết  

Hoạt động phục vụ lễ hội Đền Nguyễn Xí

 

Đền Cương quốc công Nguyễn Xí thuộc xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An được xây dựng vào năm 1467 dưới thời Vua Lê Thánh Tông. Đền được xây dựng trên một khu đất rộng, gồm 3 nhà chính: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện với tổng diện tích khoảng 1,6 ha, được bao bọc bởi núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi trông thật hùng vĩ và khoáng đạt.

Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu 1379 tại làng Thượng Xá, huyện Châu Phúc nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi lộc, Nghệ An - ông là một trong những vị khai quốc công thần triều Lê đã có công lớn trong việc đánh tan quân Minh với những chiến công vang dội như: trận Bồ Đằng “sấm vang chớp giật”, trận Trà Lân “trúc chẻ tre bay”, trận Chúc Động, Tốt Động… góp phần hết sức đắc lực trong việc giúp Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế.

...

Chi tiết  

Hoạt động kỷ niệm 82 năm thành lập Chi bộ Đảng Môn Sơn, Con Cuông (4/1931 – 4/2013)

 

Trong thời kỳ địch khủng bố trắng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, đầu năm 1931, Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An đã cử đồng chí Lê Xuân Đào - Trưởng ban Tài chính Xứ ủy, Lê Mạnh Duyệt - Cán bộ Tỉnh ủy Nghệ An, Nguyễn Hữu Bình - Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An lên Môn Sơn, Con Cuông gây dựng cơ sở cách mạng. Đến tháng 04/1931, Chi bộ Đảng Môn Sơn đã được ra đời tại nhà đồng chí Vi Văn Khang, do đồng chí làm Bí thư. Chỉ sau một thời gian ngắn, các tổ chức: Nông hội đỏ, Tự vệ đỏ, Phụ nữ đoàn được thành lập, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển. Ngày 09/08/1931, Chi bộ Đảng lãnh đạo 300 quần chúng nhân dân các dân tộc Thái, Đan Lai, Lý Hà, Kinh tham gia biểu tình. Từ đây, phong trào cách mạng ở miền núi cùng hòa nhịp vào làn sóng đấu tranh ở miền xuôi.
...

Chi tiết  
Đầu 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Cuối