Nguyễn Xuân Linh (1909-1988)

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Linh (bí danh Nam, Xuân), sinh năm 1909 tại làng Xuân La (nay thuộc xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Thân sinh của Nguyễn Xuân Linh là một nhà nho, giữ chức giáo thụ, từng tham gia phong trào Văn thân, thường quan hệ với ông Lê Văn Huân, một nhà trí thức đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt vào tháng 7/1925.
...

Chi tiết  

Nguyễn Sỹ Quế ( 1913 - 1995 )

 

Đồng chí Nguyễn Sỹ Quế, bí danh là Xuân Sỹ, sinh năm 1913 trong một gia đình nghèo tại làng Yên, xã Yên Dũng Thượng, huyện Chân Lộc, phủ Hưng Nguyên (nay là khối Xuân Tiến, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh). Cha là Nguyễn Sỹ Điệu làm nghề dạy học, mẹ là Nguyễn Thị Ái làm ruộng.

Yên Dũng Thượng là một làng quê nghèo, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Nhân dân nơi đây có lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống cách mạng cao. Trước ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều người của mảnh đất này đã tham gia các hội yêu nước như: Hưng Nam ( tức Hội Phục Việt ) về sau đổi thành Tân Việt, Việt Nam Cách mạng Thanh Niên. Cùng với công nhân nhà máy Xe lửa Trường Thi, nhà máy Diêm Bến Thủy, nhân dân Yên Dũng Thượng đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925),

...

Chi tiết  

Nguyễn Trương Khoát (1913-2008)

 

Đồng chí Nguyễn Trương Khoát còn có tên là Nguyễn Trường Khoát, sinh ngày 7/2/1913 tại xã Thượng Xá (nay là xã Nghi Xá) huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Trương Khoát sinh ra trong một gia đình và dòng họ có truyền thống yêu nước và hiếu học. Cha là cụ Nguyễn Trương Diễm, một nhà nho yêu nước, thương dân. Cụ đậu tú tài Hán học nhưng không đi theo con đường quan lại mà về quê dạy học. Do vậy nhân dân quanh vùng thường gọi cụ với tên thân mật Cụ Hàn Diễm.

Từ nhỏ Nguyễn Trương Khoát được nghe anh trai là Nguyễn Trương Nhĩ kể về chuyện lịch sử nước nhà và hoạt động của hai nhà yêu nước nổi tiếng Phan Bội Châu và Nguyễn Aí Quốc. Được anh hai là Nguyễn Trương Thúy giác ngộ cách mạng. (Từ những năm đầu thập kỷ 30, Anh Thúy đi dạy học ở Nam Định và thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở huyện Xuân Trường là Bí thư Huyện ủy Xuân Trường.) Mỗi lần về quê anh thường động viên em noi gương cha anh tham gia hoạt động cách mạng, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình.

...

Chi tiết  

Phan Hữu Khiêm (1905 – 1984)

 

Phan Hữu Khiêm ( bí danh là Hoa) sinh ngày 25 tháng 9 năm 1905 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ là ông Phan Bá Viễn ( tức Phan Hữu San), là thầy dạy chữ hán. Thân mẫu là bà Dương Thị Huệ làm nghề dệt lụa. Thời thơ ấu, cậu bé Khiêm sống trong hoàn cảnh thật đáng thương, mới được 15 ngày tuổi thì mẹ mất, lên 6 tuổi cha ông cũng chẳng may qua đời. Ba chị em sống côi cút, may được ông nội đón về nuôi và cho học chữ hán. Mười tuổi ông nội và bà dì kế mất, thương cháu bơ vơ, côi cút nên ông chú đã đưa 3 chị em về cưu mang. Phan Hữu Khiêm được chú tạo điều kiện cho học tiếp trường Pháp - Việt vì cậu học rất giỏi. Đến 15 tuổi thì cậu phải bỏ học để làm đồng giúp chú.

...

Chi tiết  

Nguyễn Xuân Thành (1912 – 2005)

 

Nguyễn Xuân Thành (tên thường gọi là Nguyễn Phơn), sinh năm 1912 tại làng Phúc Mỹ, tổng Văn Viên nay là xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng giàu lòng yêu nước, ông nội là Nguyễn Đức Điều tuy làm cai tổng nhưng chỉ lo bỏ tiền nhà ra tu sửa đền chùa miếu mạo và xây dựng cầu cống, đường sá cho nhân dân. Cha anh là đồng chí Nguyễn Ngô Dật - một trong những cán bộ lãnh đạo cốt cán của cách mạng huyện nhà. Mẹ anh là bà Nguyễn Thị Hoét quê làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, xuất thân trong một gia đình nhà Nho chống Pháp. Nguyễn Xuân Thành là con thứ 3 trong gia đình có 9 người con (3 trai, 6 gái), trong đó có người em gái tên là Sim lấy Đặng Thúc Thực (con trai tú tài Đặng Thúc Hứa, là người xây dựng Trại Cày làm cơ sở hoạt động cách mạng ở Xiêm). Hai vợ chồng người em thường đưa đón những thanh niên yêu nước sang Xiêm huấn luyện cách mạng.

...

Chi tiết  

Ngô Minh Loan (1915 - 2001)

 

Ngô Minh Loan sinh năm 1915 tại làng Ngò, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ khi tham gia cách mạng, viết văn, làm thơ, lấy bút danh là Minh, Quang Minh. Thân phụ là ông Ngô Văn Tư, thân mẫu là bà Hồ Thị Tư. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên Ngô Minh Loan không được đi học. Lên 7 tuổi, Ngô Minh Loan đã phải vào làm việc trong nhà máy Diêm - Bến Thủy. Được các anh Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc, Vi Nình… làm việc trong nhà máy Diêm tận tình giúp đỡ, Ngô Minh Loan nhanh chóng hòa chung cuộc sống với giai cấp công nhân Vinh - Bến Thủy nên sớm giác ngộ cách mạng.
...

Chi tiết  
Đầu 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Cuối