Hồ Mỹ Xuyên (1920 – 1948)

 

Hồ Mỹ Xuyên tên thật là Hồ Bá Bối, sinh ngày 02/4/1920 trong một gia đình - gia tộc có truyền thống khoa bảng và yêu nước lâu đời ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Hồ Mỹ Xuyên là con duy nhất của nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mậu và bà Nguyễn Thị Thảo, cháu đích tôn của Hồ Bá Kiện, một chí sỹ trong phong trào văn thân chống Pháp, chắt ngành trưởng của Hồ Bá Ôn, là quan Án Sát Nam Định dưới triều vua Tự Đức. Gia tộc Hồ Bá Ôn có 5 danh nhân cách mạng tầm cỡ quốc gia và 4 đời liệt sĩ, Hồ Mỹ Xuyên là liệt sĩ đời thứ tư. Ông hy sinh lúc mới 28 tuổi, để lại 3 người con sau này là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước: Hồ Anh Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Việt Nam; Hồ Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch Viện khoa học xã hội Việt Nam; Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
...

Chi tiết  

Nguyễn Thị Nhã (1911- 1992)

 

Nguyễn Thị Nhã sinh năm 1911, tại làng Kim Cẩm, tổng Kim Nguyên (nay là xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Thân phụ là nhà nho Nguyễn Đức Đồng và thân mẫu là bà Cao Thị Táo. Vợ chồng thầy Đồng luôn được nhân dân kính trọng, gọi bằng cái tên thân mật là ông bà Hàn Thuông. Gia đình ông Hàn Thuông có truyền thống yêu nước, liên tục tham gia các phong trào từ Cần Vương của Tôn Thất Thuyết đến Đông Du của Phan Bội Châu.

Nguyễn Thị Nhã là con gái thứ tư của gia đình. Thuở nhỏ, Nguyễn Thị Nhã được học chữ Hán và Quốc ngữ do cha dạy ở trường làng. Vốn thông minh, sáng dạ và chăm chỉ nên học rất giỏi. Sau khi học xong chương trình cơ sở ở huyện Nghi Lộc, hai chị em Nguyễn Thị Nhã và Nguyễn Thị Phúc được ông bà Hàn Thuông cho vào học tại trường Nguyễn Trường Tộ ở thành phố Vinh. Từ trường Nguyễn Trường Tộ hai chị em đều thi đỗ vào trường Cao Xuân Dục.
...

Chi tiết  

Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944)

 

Nguyễn Thị Quang Thái sinh năm 1915 tại số nhà 132 Marechal Foch (nay là Phường Quang Trung), thành phố Vinh, Nghệ An. Thân phụ là ông Nguyễn Huy Bình, quê làng Nhân Chính (nay thuộc quận Thanh Xuân), Hà Nội. Mẹ là Đỗ Thị Thơ, quê ở xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Vì nghề nghiệp của cha là viên chức hỏa xa nên gia đình phải theo ông đi từ nơi này qua nơi khác. Mẹ làm nghề buôn bán nhỏ phụ giúp cha để nuôi 7 người con.

Nguyễn Thị Quang Thái có chị gái là Nguyễn Thị Minh Khai, lớn hơn 5 tuổi. Năm 1927, Nguyễn Thị Minh Khai được thầy giáo Hà Huy Tập giác ngộ cách mạng nên chị được kết nạp vào Hội Hưng Nam và được bầu vào Ban chấp hành Đại tổ Hội Hưng Nam, phụ trách phụ nữ.
...

Chi tiết  

Nguyễn Đình Sòng ( 1911-1954)

 

Nguyễn Đình Sòng (bí danh Hạnh) tên thường gọi là Nguyễn Đình Hồ, sinh ngày 11 tháng 11 năm 1911, tại xóm Bắc Sơn, làng Song Nho, xã Hạnh Lâm, (nay là xã Thanh Nho), huyện Thanh Chương. Đồng chí là con trai thứ hai của cụ ông Nguyễn Đình Chuẩn, thường gọi là Nguyễn Đình Bòi và cụ bà Lê Thị Thung vợ cả của cụ Chuân, một gia đình nông dân, có biết chữ Nho.

Vùng Cát Ngạn thuộc thượng huyện Thanh Chương là vùng đất hiểm yếu, từ lâu là căn cứ chống Pháp của các sỹ phu yêu nước. Người dân nơi đây chịu thiên tai khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt, lại bị thực dân phong kiến đàn áp, bóc lột nặng nề. Người dân cứng đầu, cứng cổ, không chịu cúi đầu khuất phục trước uy lực cường quyền.
...

Chi tiết  

Đồng chí Nguyễn Côn

 

Đồng chí Nguyễn Côn (bí danh là Nam), sinh ngày 15/5/1915 trong một gia đình có truyền thống nho học ở thôn Liễu Nha, xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Thân sinh đồng chí Nguyễn Côn là cụ Nguyễn Chính, thi đỗ giải nguyên khoa Nhâm Tý – Duy Tân thứ 6 (1912). Cụ là một trong tám vị đỗ giải nguyên của huyện Thanh Chương kể từ thời khai khoa (triều Lý) đến kỳ thi Hương cuối cùng của triều Nguyễn. Điều đặc biệt là ngay từ lúc còn đi học, người thanh niên Nguyễn Chính đã có chí hướng đi thi chỉ để biết khả năng,
...

Chi tiết  

Đồng chí Nguyễn Thế Lâm ( 1904-1978)

 

Đồng chí Nguyễn Thế Lâm sinh năm 1904 trong một gia đình nhà Nho nghèo tại làng Phong Thịnh, xã La Mạc, tổng Cát Ngạn, nay là xã Phong thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Năm 1928, Nguyễn Thế Lâm được kết nạp vào Đảng Tân Việt khi đang là học sinh của trường tiểu học Pháp - Việt huyện Quỳnh Lưu. Mùa hè năm 1929, Nguyễn Thê Lâm về quê, tích cực tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên tại địa phương. Tháng 3 năm 1930, Nguyễn Thế Lâm vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Sau khi huyện uỷ Lâm thời huyện Thanh Chương thành lập, đồng chí Nguyễn Thế Lâm được phân công phụ trách công tác tuyên truyền cổ động, kiêm Bí thư chi bộ xã La Mạc. Đến tháng 4 năm 1930, cả tổng Cát Ngạn đã có 5 chi bộ, riêng chi bộ Hạnh Lâm đã có gần chục đảng viên.
...

Chi tiết  
Đầu 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Cuối