Ông Nguyễn Công Diệu (bí danh là Sinh, Dật), sinh năm 1901, làng Mỹ Ngọc, xã Phượng Nghi, tổng Thuần Trung, phủ Anh Sơn (nay là Xóm 4, xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Năm 1928 - 1929, Xã Phượng Nghi có các đồng chí Nguyễn Tất Ngạn, Nguyễn Đình Mậy, Nguyễn Kim Ái, Đào Văn Khánh hoạt động trong tổ chức “Hội thanh niên”, chủ yểu là truyên truyền, giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong quần chúng nhân dân, vận động mua sách báo và giải thích công khai những mục đích tôn chỉ hoạt động của hội, tổ chức các hình thức ái hữu, tương tế như: phường quốc đất, phường tranh lợp nhà, hội hiếu hỷ...
Cuối tháng 3/1930, Hội nghị Phủ uỷ lâm thời Anh Sơn họp cử đồng chí Trần Dụ làm bí thư, Hội nghị quyết định việc thành lập các chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam.
Tổng uỷ Thuần trung lúc bấy giờ do đồng chí Nguyễn Duy Mận làm bí thư. Tháng 5/1930, dưới sự chỉ đạo của Tổng uỷ Thuần Trung, chi bộ Đảng ở các thôn Mỹ Ngọc, Lễ Nghĩa, Trung Hậu lần lượt được thành lập. Chi bộ Mỹ Ngọc gồm các đồng chí: Nguyễn Đình Mậy, Nguyễn Công Diệu, Nguyễn Đức Báo, Nguyễn Đức Quyên, Nguyễn Đình Vạc, Nguyễn Đức San, Bùi Văn Yêm, Trần Quốc Châu, Trần Quốc Phô, Phạm Văn Ngũ, Đào Công Vạn, Nguyễn Đức Nga, Nguyễn Văn Dược…do đồng chí Nguyễn Đình Mậy làm bí thư. Ngay sau khi thành lập Chi bộ đảng đã nhanh chóng củng cổ tổ chức, phát triển thêm đảng viên.
Song song với việc củng cổ tổ chức Đảng, chi bộ chủ trương xây dựng các tổ chức quần chúng Như: Nông hội đỏ, Tự vệ đỏ, Thanh niên, Phụ nữ giải phóng…nhằm đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp nhân dân làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó phong trào cách mạng ở Phượng Nghi phát triển mạnh. Nhà Ông Nguyễn Công Diệu là địa điểm liên lạc của chi bộ trong thời gian đó, ông Diệu và vợ ông là bà Nguyễn Thị Biềng được chi bộ phân công nhiệm vụ làm liên lạc và rải truyền đơn. Thời gian này có đồng chí Tôn Thị Quế - cán bộ tỉnh ủy, đồng chí Hưng - phó bí thư huyện uỷ, Nguyễn Duy Mận - bí thư tổng uỷ Thuần Trung thường lui tới họp bàn công việc, các đồng chí nghỉ lại nhà, được gia đình ông Nguyễn Công Diệu nuôi dấu, bảo vệ an toàn. Bà Nguyễn Thị Biếng vợ ông Diệu đã dùng mâm gỗ, bát, đĩa dọn cơm, nước cho các đồng chí ăn. Nhất là sau cuộc biểu tình của nhân dân hai tổng Thuần Trung và Bạch Hà. Các đồng chí đã họp bàn, vạch ra kế hoạch tổ chức làm lễ truy điệu các chiến sỹ bị hy sinh trong cuộc biểu tình ngày 8/9/1930 ở Phủ lỵ, đồng thời bố trí đồng chí Nguyễn Công Vỹ - bí thư tổng uỷ Bạch Hà đọc điếu văn, nêu bật tinh thần của những người hy sinh… Họp kiểm điểm vai trò lãnh đạo và quản triệt tinh thần chỉ thị của trung ương... Lần này ông Nguyễn Công Diệu được cán bộ cấp trên giao tài liệu, truyền đơn để đi rải nhằm vận động nhân dân tham gia thật đông đủ. Mỗi lần nhận tài liệu, truyền đơn từ đồng chí Trần Phô về ông thường dấu trong ống cắm hương và mâm quả bồng để trên bàn thờ, Ống cắm hương và Mâm quả bồng là đồ thờ tự luôn luôn được để trên bàn thờ nhà ông, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ Đảng giao ông đã dấu tài liệu vào đó nhằm che mắt địch rồi đợi đền khi trời tối chập choạng mới mang đi rải ở trong làng và các làng lân cận. Từ đó đã có rất nhiều cuộc tập trung quần chúng vào ban đêm do tổng ủy tổ chức để nghe diền thuyết về chủ trương của đảng đồng thời kêu gọi quần chúng hăng hái đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Riêng bà Nguyễn Thị Biềng vợ ông được đồng chí Trần Phô là cán bộ giao thông Phủ ủy giao cho đi rải truyền đơn từ Chợ Om đến Triều Dương, bởi bà Biềng làm nghề buôn chè tươi thường đi lại vùng Anh Sơn nên bà lúc nào cũng hoàn thành công việc được giao.
Vào những ngày đầu năm 1931, hạn hán kéo dài, nạn đói xảy ra nghiêm trọng, thực hiện chủ trương của cấp trên, tổng ủy phát động quần chúng đấu tranh đòi các đại địa chủ cho nông dân "vay" lúa, nếu không cho vay thì kiên quyết đấu tranh trưng vay. Kết quả thu được trong những cuộc thu vay lúa của địa chủ Nguyễn Tất Tướt và Nguyễn Kim Thiện ở Trung Hậu, Lễ Nghĩa thu được khoảng 500 tạ lúa, đồng thời tịch thu hết các loại công quỹ mà bọn chúng thu của nông dân các làng ở Mỹ Ngọc, Trung Hậu, Lễ Nghĩa khoảng 100 tạ lúa chia cho dân nghèo.
Thực dân Pháp và nam triều hết sức hoảng sợ trước làn sóng cách mạng của quần chúng lên cao, chúng tìm mọi cách đàn áp để tiêu diệt phong trào bằng các cuộc khủng bố trắng. Chúng dựng lên hai đồn lính ở Mỹ Ngọc và Trung Hậu, bày trò "rước cờ vàng, phát thẻ quy thuận". Đứng trước tình hình đó, Tỉnh ủy ra chỉ thị: Phát động quần chúng đấu tranh, Phủ ủy Anh Sơn, Tổng ủy Đệ Tử quyết định tổ chức biểu tình vũ trang trên phạm vi hai tổng Thuần Trung và Yên Lăng.
Ngày 1/5/1931, lực lượng tự vệ đỏ giáo mác, gậy gộc sẵn sàng cùng nhân dân các lành kéo về tập trung tại Rú Dâu (xã Trung Sơn) nghe cán bộ diễn thuyết và tổ chức tiến đánh các đồn lính, do đồng chí Nguyễn Kim Ái và đồng chí Nguyễn Quang chỉ huy. Đoàn biểu tình tiến đến địa điểm Vện Da Dù thì tên đồn Tây Mỹ Ngọc ra lệnh cho lính nổ súng bắn vào đoàn biểu tình làm 23 người chết và một số người bị thương.
Sau đó chúng lùng sục bắt bớ các cán bộ, đảng viên, đồng chí Nguyễn Kim Ái ở Trung Hậu bị bắt, bị tra tấn rất dã man, chúng nung đỏ mâm thau tại Đình làng Thôn bắt đồng chí ngồi vào. Chúng còn dỡ đi 6 gian nhà của đồng chí làm nhà giam các cán bộ Đảng ta.
Tháng 4/1931, ông Nguyễn Công Diệu bị thực dân Pháp bắt giam tại đồn Trung Hậu và đồn Triều Dương, sau đó ông bị giải xuống giam tại nhà lao Vinh đến năm 1935 được ra tù.
Trong thời gian ông Diệu bị bắt tù dầy, ở nhà bà Biềng, đồng chí Tôn Thị Quế cán bộ Khu ủy đến ở trong nhà được bà Biềng nuôi dầu rất chu đáo.
Năm 1939 - 1940, ông Nguyễn Công Diệu tham gia hoạt động trong Ban chấp hành Đảng ủy xã, bà Biềng nuôi dấu cán bộ Đảng và tham gia các phong trào đấu tranh, phong trào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
Hai ông bà được Thủ tướng Chính phủ nghi nhận: "Đã hăng hái đấu tranh chống đế quốc, tích cực giúp đỡ và bảo vệ cách mạng". Gia đình được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng bằng có công với nước, ngày 24/3/1967.
Đến nay ông Nguyễn Công Diệu và bà Nguyễn Thị Biềng đã qua đời, những hiện vật gắn với một thời hoạt động cách mạng của ông bà vẫn được con cháu trân trọng cất giữ, nay ông Nguyễn Công Thiều (82 tuổi) con trai ông Nguyễn Công Diệu đã nhượng lại cho Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh lưu giữ.
Võ Thị Hoa