Vài nét về thuế thân trước năm 1945 ở Việt Nam và giới thiệu sưu tập thẻ thuế thân được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

 

Thuế thân (thuế sưu, thuế đinh) là một trong những loại thuế khóa có từ thời phong kiến đã được thực dân Pháp tận dụng triệt để để bóc lột nhân dân Việt Nam và là nguồn thu chính cho ngân quỹ nhà nước, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện đang trưng bày, lưu giữ và phát huy giá trị nhiều sưu tập độc đáo, đặc biệt phải kể đến bộ sưu tập hiện vật thẻ thuế thân trước năm 1945. Bộ sưu tập gồm 06 hiện vật, có mốc thời gian từ năm 1931 cho đến năm 1942, nằm trong giai đoạn thực dân Pháp áp dụng thuế thân ở Việt Nam. Những hiện vật này là kết quả của một quá trình sưu tầm lâu dài của cán bộ bảo tàng. ...

Chi tiết  

PHÒNG TRƯNG BÀY: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA V.I LÊNIN

 

Nói về ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế.” ...

Chi tiết  

Sáng mãi ngọn cờ Đảng trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

 

 Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, Đảng đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, làm nên một cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

...

Chi tiết  

Một số báo chí, truyền đơn tuyên truyền, cổ động của Đảng ở Nghệ An thời kỳ 1930-1931 đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

 

Cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử nước ta kể từ khi có Đảng. Tuy chưa thành công nhưng phong trào đã cổ vũ, tạo tiền đề và để lại nhiều bài học kinh nghiệm để cách mạng dân tộc dân chủ giành được thắng lợi cuối cùng. Để làm nên “Xô Viết Nghệ Tĩnh” có một không hai ấy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền, cổ động kịp thời của Đảng ta. Điều đó đã được thể hiện trong bộ sưu tập báo chí, truyền đơn cổ động hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. 

...

Chi tiết  

Đĩa sứ của gia đình ông Nguyễn Tấn (Tờn), xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

 

Ông Nguyễn Tấn (Tờn), sinh năm 1900, xuất thân trong một gia đình nông dân, làng Tư Cung Nam, Tổng Châu, Phủ Sơn Tịnh (nay xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh), tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm 1930-1931, gia đình ông là nơi nuôi dấu các đồng chí hoạt động cách mạng ở tỉnh Quảng Ngãi.

Tịnh Khê, một xã đồng bằng ven biển nằm dọc hai bên Quốc lộ 24B, cách trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh về hướng Đông 12km. Trước đây Tịnh Khê gồm có 3 làng: Tư Cung, Vĩnh Lại và Tân An, thuộc tổng Bình Châu, huyện Bình Sơn, phủ Chương Nghĩa. Năm 1890, huyện Bình Sơn chia làm hai là Bình Sơn và Sơn Tịnh.
...

Chi tiết  

Khay đồng, đĩa sứ của gia đình đồng chí Lê Tử Trâm - Đảng viên 1930 - 1931 ở xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

 

Đồng chí Lê Tử Trâm sinh năm 1903 trong một gia đình thuần nông nhưng giàu lòng yêu nước và cách mạng tại làng Vĩnh Hòa, tổng Canh Hoạch, phủ Thạch Hà (nay là xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Thủa nhỏ đồng chí được gia đình cho đi học 3 năm chữ Hán và 2 năm học chữ Quốc Ngữ do thầy giáo Nguyễn Xuân Phương dạy. Trong thời gian theo học, đồng chí đã sớm tiếp thu thơ văn yêu nước và tư tưởng tiến bộ, dần dần hiểu biết thêm về thời cuộc, căm thù bọn đế quốc và cường hào, thông cảm với nỗi thống khổ của nhân dân.
...

Chi tiết  
Đầu 1 2 3 4 5 6 7 Cuối