Đình làng Tứ Mỹ

 

Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá, nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 50km về phía Nam. Từ Vinh, theo đường quốc lộ 1A đến thị xã Hồng Lĩnh rẽ đường quốc lộ 8 đến cột mốc 38 đi vào 100m là đến di tích.

Trong những năm 1927-1929, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Tân Việt, nhân dân tổng Đậu Xá đã đoàn kết chống lại bọn hương hào, lý trưởng, buộc chúng phải giảm tế lễ, ma chay, biếu xén và sửa sang đường sá cho dân.

...

Chi tiết  

Khu di tích lịch sử cách mạng Roộc Cồn

 

Khu di tích lịch sử cách mạng Roộc Cồn thuộc xóm Bính (hay còn gọi là khe Tù Và) nay thuộc xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Khu di tích gồm có: địa điểm Rọôc Cồn và đền Cây Chay.

Du khách đi đến di tích bằng phương tiện ô tô, xe máy rất thuận lợi. Từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh theo hướng Tây (đường đi Khe Giao) khoảng 40km đến huyện lỵ Hương Khê, rẽ phải đi vào 2km là đến di tích.

...

Chi tiết  

Di tích xóm Chùa

 

Xóm Chùa còn có tên gọi khác là xóm Rú Đất hay xóm Chiến Thắng thuộc xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tên gọi di tích mang ý nghĩa địa danh.

Trước năm 1945, di tích thuộc xã Bát Trạc, tổng Nga Khê. Năm 1949, Bát Trạc nhập với xã Đông Lâm thành xã Hồng Phong. Năm 1953, xã Hồng Phong tách thành các xã: Yên lộc, Nhân Lộc, Khánh Lộc và Vĩnh Lộc; di tích Xóm Chùa thuộc xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc. Hiện nay di tích thuộc xóm Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

...

Chi tiết  

Nhà lao Hà Tĩnh

 

Nhà lao Hà Tĩnh (còn gọi nhà giam hoặc đề lao), được ra đời và tồn tại cùng với việc lập thành Hà Tĩnh năm 1831.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn bỏ trấn lập tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh thành ở xã Trung Tiết (nay là thành phố Hà Tĩnh). Công cuộc xây đắp lũy thành kéo dài trong 3 năm (1831-1833). Nhà lao cùng các tổ chức bộ máy cai trị chuyển về đây và được xây bằng gỗ, lá.
...

Chi tiết  

Đền Đệ Nhất

 

Đền Đệ Nhất do nhân dân làng Đệ Nhất xây dựng tại xóm Tân Phong, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trải qua các thời kỳ lịch sử, địa danh đã thay đổi, nhưng di tích vẫn giữ được vị trí ban đầu.

Từ trung tâm thành phố Vinh, đi theo quốc lộ 1A khoảng 40m, đến Ngã Ba Diễn Châu, rẽ trái theo quốc lộ 7A khoảng 7km rẽ phải theo đường liên xã khoảng 3km đến đầu làng Tân phong, rẽ phải theo đường liên thôn 200m thì đến di tích.

...

Chi tiết  

Đền Đậu ( xã Thanh Hà, Thanh Chương)

 

Đền Đậu là công trình kiến trúc thời Nguyễn, được nhân dân xây dựng để thờ Quận công Đậu Bá Toàn, người có nhiều công lao trong việc bình định đất nước và khai cơ lập làng ở thế kỷ 18. Di tích có tên gọi khác là đền Báo Đức, nhằm chỉ ý nghĩa nhân dân báo đáp công đức của Quận công Đậu Bá Toàn.

Đền Đậu hiện nằm trên núi Động Truốc thuộc địa phận xóm 13, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Trải qua hàng trăm năm, địa danh nhiều lần thay đổi nhưng vị trí của di tích vẫn giữ nguyên như ban đầu. Năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798), đền thuộc thôn Bạch Thạch, xã Hoàng Xá, tổng Võ Liệt, huyện Thanh Chương, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An
...

Chi tiết  
Đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cuối