Đền Đệ Nhất

 

Đền Đệ Nhất do nhân dân làng Đệ Nhất xây dựng tại xóm Tân Phong, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trải qua các thời kỳ lịch sử, địa danh đã thay đổi, nhưng di tích vẫn giữ được vị trí ban đầu.

Từ trung tâm thành phố Vinh, đi theo quốc lộ 1A khoảng 40m, đến Ngã Ba Diễn Châu, rẽ trái theo quốc lộ 7A khoảng 7km rẽ phải theo đường liên xã khoảng 3km đến đầu làng Tân phong, rẽ phải theo đường liên thôn 200m thì đến di tích.

...

Chi tiết  

Đền Đậu ( xã Thanh Hà, Thanh Chương)

 

Đền Đậu là công trình kiến trúc thời Nguyễn, được nhân dân xây dựng để thờ Quận công Đậu Bá Toàn, người có nhiều công lao trong việc bình định đất nước và khai cơ lập làng ở thế kỷ 18. Di tích có tên gọi khác là đền Báo Đức, nhằm chỉ ý nghĩa nhân dân báo đáp công đức của Quận công Đậu Bá Toàn.

Đền Đậu hiện nằm trên núi Động Truốc thuộc địa phận xóm 13, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Trải qua hàng trăm năm, địa danh nhiều lần thay đổi nhưng vị trí của di tích vẫn giữ nguyên như ban đầu. Năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798), đền thuộc thôn Bạch Thạch, xã Hoàng Xá, tổng Võ Liệt, huyện Thanh Chương, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An
...

Chi tiết  

Đền Hai Hầu (xã Xuân Tường, Thanh Chương, Nghệ An)

 

Đền Hai Hầu là công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Lê Trung Hưng (1533 – 1789). Đền được xây dựng để thờ hai nhân vật lịch sử có công với dân với nước, đồng thời cũng là hai cha con, đó là Tiến sĩ Nguyễn PhùngThời và Tiến sĩ Nguyễn Bá Quýnh. Hai ông được triều đình phong đến tước Hầu nên nhân dân thường gọi là đền Hai Hầu.

Di tích đền Hai Hầu thuộc xóm 8, xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trải qua hàng trăm năm, địa danh nhiều lần thay đổi nhưng vị trí của di tích vẫn giữ nguyên như ban đầu.

...

Chi tiết  

Đình Hoa Vân Hải

 

Đình Hoa Vân Hải thuộc làng Vân Hải xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh. Tên thường gọi: Đình làng Vân Hải. Đình được xây dựng vào năm 1639, thờ Thành hoàng của làng.

Làng Hoa Vân Hải xưa kia gọi là Phúc Hải. Đến thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), Vì chữ "Phúc" trùng với tên húy của Vua nhà Nguyễn nên mới đổi tên làng là Vân Hải. Làng Vân Hải thời Lê Trung Hưng thuộc xã Cổ Đạm gồm 4 làng: Kỳ Pha, Yên Phú, Mỹ Cầu, Vân Hải. Đến thời Minh Mạng, dân sở làng Vân Hải phát triển đông, mới tách ra từng thôn, có bộ máy hào lý riêng. Năm 1946, hợp nhất các làng cũ lấy chữ "Hoa" đặt đầu, nên Vân Hải gọi là Hoa Vân Hải.
...

Chi tiết  

Nhà thờ và mộ cụ Vương Thức

 

Nhà thờ và mộ cụ Vương Thức cách thành phố Vinh khoảng hơn 50km về phía Tây Bắc. Muốn đến thăm Mộ cụ Vương Thức, du khách đi theo Quốc lộ 1A đến ngã ba Cầu Bùng rẽ trái theo đường Tỉnh lộ 538, đi khoảng 7km đến xã Diễn Thái, rẽ trái đi khoảng 300m là đên khu mộ. Muốn đến thăm nhà thờ, du khách trở ra đường 638, tiếp tục đi đến ngã tư Hợp Thành, rẽ phải theo đường huyện 533 đi khoảng 4km là đến làng Xuân Đào, xã Hồng Thành. Từ đây, du khách rẽ phải theo đường liên hương đi khoảng 500m là đến Nhà thờ cụ Vương Thức.

Nhà thờ và mộ cụ Vương Thức thuộc loại hình di tích lịch sử, là nơi thờ phụng và lưu giữ hài cốt người có công với dân, với nước: cụ Vương Thức.
...

Chi tiết  

Nhà thờ và mộ cụ Vương Thức

 

Nhà thờ và mộ cụ Vương Thức cách thành phố Vinh khoảng hơn 50km về phía Tây Bắc. Muốn đến thăm Mộ cụ Vương Thức, du khách đi theo Quốc lộ 1A đến ngã ba Cầu Bùng rẽ trái theo đường Tỉnh lộ 538, đi khoảng 7km đến xã Diễn Thái, rẽ trái đi khoảng 300m là đên khu mộ. Muốn đến thăm nhà thờ, du khách trở ra đường 638, tiếp tục đi đến ngã tư Hợp Thành, rẽ phải theo đường huyện 533 đi khoảng 4km là đến làng Xuân Đào, xã Hồng Thành. Từ đây, du khách rẽ phải theo đường liên hương đi khoảng 500m là đến Nhà thờ cụ Vương Thức.

Nhà thờ và mộ cụ Vương Thức thuộc loại hình di tích lịch sử, là nơi thờ phụng và lưu giữ hài cốt người có công với dân, với nước: cụ Vương Thức.
...

Chi tiết  
Đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cuối