Công tác thư viện

Thư viện bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh gồm các loại ấn phẩm lịch sử, trong đó tập trung chủ yếu là các sách viết chuyên đề về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, lịch sử Đảng bộ các huyện, hồi ký cách mạng, kỷ yếu Hội thảo và toạ đàm khoa học...

਍ഀ

Tủ sách tuy không lớn, nhưng đã phục vụ cho nhiều độc giả, nhà khoa học, sinh viên, học sinh nghiên cứu, góp phần xây dựng các đề tài khoa học, xây dựng lịch sử Đảng bộ các địa phương hoặc chuyên đề về Xô Viết Nghệ Tĩnh. Thư viện nằm trong hệ thống kho bảo quản, là một bộ phận của kho; vì vây công tác thư viện là nhiệm vụ của cán bộ kiểm kê- bảo quản.

਍ഀ

Ngoài ra bảo tàng còn một nguồn tư liệu là những tư liệu bằng tiếng Pháp của chính quyền Pháp để lại như: các báo cáo về tình hình chính trị vùng Trung Kỳ và hoạt động của các tổ chức Đảng năm 1930-1931; thông tri bưu điện, bản án, biên bản hỏi cung tù nhân ... đây là nguồn sử liệu quý cho công tác nghiên cứu khoa học; giúp sinh viên và giáo viên một số trường đại học viết tham luận khoa học, tiểu luận, luận án ....về Xô Viết Nghệ Tĩnh.

਍ഀ

Hơn 5.000 hồ sơ tóm tắt và chân dung của những người hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp bắt giam trong các nhà tù (năm 1930-1945) là nguồn tư liệu giúp cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt Nghị định 28/CP của Chính phủ về việc truy tặng Huân - Huy chương các cấp, truy tặng liệt sỹ, người có công với cách mạng. Bên cạnh đó nguồn sử liệu như: báo chí cách mạng, truyền đơn, các nghị quyết của Đảng... là những thông tin quan trọng để khẳng định hơn nữa hoạt động của Đảng trong thời kỳ bấy giờ.

਍ഀ

Với nguồn tư liệu phong phú, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tạo điều kiện cho các hãng làm phim thời sự về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh như: hãng truyền hình Nhật Bản NHK, VTV 3.