Phòng trưng bày số 1 - Phòng khánh tiết

 

Năm 1930, sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, một phong trào cách mạng đã dâng lên trong toàn quốc mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá, lịch sử. Từ mái đình cổ kính tôn nghiêm, từ luỹ tre xanh của làng quê Nghệ Tĩnh, ngọn lửa yêu nước đã rực cháy khắp nơi làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng. Trong không khí của ngày hội cách mạng, tiếng trống Xô Viết đã ngân vang, thúc dục muôn người. Tiếng trống đã trở thành vũ khí độc đáo của nhân dân Nghệ Tĩnh trong phong trào Xô Viết... ...

Chi tiết  

Phòng trưng bày số 2 - Những điều kiện trực tiếp dẫn đến phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

 

Nghệ Tĩnh là mảnh đất giàu tài nguyên, nhân lực dồi dào và thuận lợi về giao thông. Vì vậy, khi đặt chân đến Việt Nam, thực dân Pháp đã nghĩ ngay đến việc đánh chiếm Nghệ Tĩnh. Năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Nghệ Tĩnh đã nối tiếp nhau đứng lên đấu tranh chống Pháp. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ( huyện Thanh Chương) với ngọn cờ “ Binh Tây sát tả ”. ...

Chi tiết  

Phòng trưng bày số 3 - Quá trình vận động, thành lập Tỉnh Đảng bộ Nghệ -Tĩnh

 

Tiếp nối với phong trào đấu tranh yêu nước trên dải đất Hồng Lam. Ngày 14/7/1925, tại núi Con Mèo (cạnh núi Quyết, Bến Thuỷ) Hội Phục Việt ra đời do các trí thức yêu nước sáng lập như: Lê Văn Huân, Trần Mộng Bạch, Ngô Dức Diễn, Tôn Quang Phiệt. Hội đã phân công cán bộ đi các địa phương trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để xây dựng các tổ chức cơ sở; đồng thời cử Lê Duy Điếm sang Trung Quốc liên lạc với những người Việt Nam yêu nước đang hoạt động tại đó. Hội tổ chức nhiểu hoạt động như: rải truyền đơn kêu gọi học sinh và trí thức yêu nước tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu ... Trong quá trình hoạt động, Hội đã nhiều lần đổi tên và cuối cùng ngày 14/7/1928, Hội đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng(gọi tắt là Đảng Tân Việt). ...

Chi tiết  
Đầu 1 2 3 Cuối